Đáp án Tiếng Việt 5 chân trời Chủ điểm 5 Bài 3: Mùa xuân em đi trồng cây

File đáp án Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo Chủ điểm 5 Bài 3: Mùa xuân em đi trồng cây. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.

Xem: => Giáo án tiếng việt 5 chân trời sáng tạo

BÀI 37. MÙA XUÂN EM ĐI TRỒNG CÂY

KHỞI ĐỘNG                   

Câu hỏi: Bày tỏ suy nghĩ của em khi đọc câu thơ sau:

Mùa xuân là Tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.

Hồ Chí Minh

Hướng dẫn chi tiết:

Câu thơ "Mùa xuân là Tết trồng cây / Làm cho đất nước càng ngày càng xuân" của Hồ Chí Minh mang đậm tinh thần yêu thiên nhiên và quê hương. Câu thơ thể hiện sự quan trọng của việc trồng cây trong mùa xuân. Mùa xuân không chỉ là thời gian của những bông hoa nở rộ và những cành cây xanh tươi mọc, mà còn là thời điểm lý tưởng để chúng ta góp phần làm cho đất nước thêm phồn thịnh, tươi mới và phát triển. Việc trồng cây không chỉ là việc của người nông dân, mà còn là trách nhiệm của tất cả chúng ta. Chúng ta cần chung tay bảo vệ môi trường, gìn giữ tài nguyên thiên nhiên và tạo ra một môi trường sống tốt đẹp hơn cho tương lai. 

ĐỌC: MÙA XUÂN EM ĐI TRỒNG CÂY

Câu hỏi, bài tập:

Câu 1: Ở khổ thơ đầu, bạn nhỏ thể hiện mong ước gì khi trồng cây?

Hướng dẫn chi tiết:

Ở khổ thơ đầu, bạn nhỏ thể hiện mong ước việc trồng cây sẽ mang lại màu xanh phủ kín các đồi hoang, đồi trọc.

Câu 2: Những từ ngữ, hình ảnh nào cho thấy hoạt động trồng cây rất vui?

Hướng dẫn chi tiết:

Những từ ngữ, hình ảnh cho thấy hoạt động trồng cây rất vui:

Này em, này chị, này anh

Người vun gốc, kẻ nâng cành non tơ

Dốc nghiêng, mũ nón nhắp nhô

Đàn chim vui, hót líu lo quanh đồi.

Câu 3: Mỗi sự vật sau được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào? Cách tả đó có gì thú vị?

Hướng dẫn chi tiết:

Đàn chim vui, hót líu lo quanh đồi.

Gió ngoan chạm giọt mồ hôi - Để gương mặt nở nụ cười hồn nhiên

Nắng xuân lấp lánh mọi miền - Niềm vui háo hức trải trên núi đồi.

=> Tác giả đã nhân hóa chim, nắng, gió; biến chúng thành những con người đang tham gia trồng cây cùng các bạn nhỏ; giúp lan tỏa niềm vui của việc trồng cây tới khắp mọi nơi.

Câu 4: Theo em, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì qua bài thơ?

Hướng dẫn chi tiết:

Bài thơ đưa chúng ta vào không gian mùa xuân, nơi những hình ảnh tươi mới và ý nghĩa đang chờ đợi. Tác giả muốn chúng ta nhớ về tình yêu và trách nhiệm với thiên nhiên. Trồng cây không chỉ là việc đơn thuần đặt hạt giống vào đất, mà còn là việc chăm sóc, nuôi dưỡng và xem cây lớn lên. Chúng ta cùng nhau tạo nên một mùa xuân xanh biếc, nối liền quá khứ và tương lai. 

ĐỌC MỞ RỘNG: SINH HOẠT CÂU LẠC BỘ ĐỌC SÁCH - CHỦ ĐIỂM GIỮ MÃI MÀU XANH

(a) Tìm đọc truyện hoặc đoạn kịch:

(b) Ghi chép và trang trí Nhật kí đọc sách.

c. Cùng bạn chia sẻ:

- Truyện hoặc đoạn kịch đã đọc.

- Nhật kí đọc sách.

- ?

d. Thi “Tuyên truyền viên nhí”: Kể và nêu bài học rút ra từ câu chuyện hoặc đoạn kịch.

(e) Ghi chép tóm tắt về một truyện hoặc đoạn kịch được nghe bạn kể bảng 4 - 5 câu.

Hướng dẫn chi tiết:

  • Người đi săn và con nai là một câu chuyện cảm động của tác giả Tô Hoài

  • Ghi chép nhật kí

  • Tác giả Tô Hoài

  • Tô Hoài (1920-2014) là một nhà văn nổi tiếng của văn học Việt Nam

  • Ông đã viết nhiều tác phẩm ngắn, tiểu thuyết và truyện dài với phong cách sáng tạo và ý nghĩa sâu sắc

  • Nhân vật: 

  • Người đi săn: nhân vật chính, chuẩn bị săn nai trong rừng

  • Con nai: nhân vật tượng trưng cho thiên nhiên hoang dã

  • Các sự việc chính:

  • Chuẩn bị săn nai: Người đưi săn lôi súng và đèn chuẩn bị vào rừng săn nai

  • Lời khuyên của suối và cây tram: Suối và cây tram cảnh báo người đi săn không nên bắn con nai

  • Cuộc gặp gỡ với con nai: Người đi săn thấy con nai tuyệt đẹp, quên mất thịt con nai ngon

  • Ý nghĩa: 

  • Câu chuyện muốn gió dục ý thức bảo vệ thiên nhiên, không giết hại thú rừng

  • Qua câu chuyện chúng ta nhớ lại lời suối và cây tram “Muông thú và cây cỏ trong rừng là bạn ta, sao ta lại thèm ăn thịt bạn”.

  • Ý nghĩa sâu sắc về tình yêu và sự tôn trọng đối với thiên nhiên.

  • Tóm tắt: Người đi săn chuẩn bị săn nai, nhưng suối và cây trám cảnh báo không nên bắn con nai. Khi thấy con nai tuyệt đẹp, người đi săn quên mất thịt nai ngon và nhớ lại lời suối, cây trám. Cuối cùng, người đi săn nhìn thấy con nai trong ánh trăng và chẳng kịp trở tay. Vầng trăng đã nhìn thấy tất cả, mỉm cười

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: CÁCH NỐI CÁC VẾ TRONG CÂU GHÉP

Câu 1: Các về trong mỗi câu ghép sau được nối với nhau bằng cách nào?

a. Sóng chồm dữ dội, bọt tung trắng xoá.

b. Mặt trời lặn hẳn và những ngôi sao xuất hiện.

c. Vì sương dày đặc nên chúng tôi không nhìn rõ đường.

d. Những đám khoai lang, khoai môn xanh mướt; mấy vạt rau, vạt đậu xanh non mỡ màng.

e. Nước dâng lên cao bao nhiêu, Sơn Tỉnh lại làm cho đồi núi cao lên bấy nhiêu.

Hướng dẫn chi tiết:

a. Các vế câu được nối bằng dấu phẩy.

b. Các vế câu được nối bằng kết từ “và”.

c. Các vế câu được nối bằng cặp kết từ “Vì…nên”.

d. Các vế câu được nối bằng dấu chấm phẩy.

e. Các vế câu được nối bằng cặp từ hô ứng “bao nhiêu … bấy nhiêu”.

Câu 2: Đọc các đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu:

a. Trước nhà, mấy cây hoa giấy nở hoa tưng bừng. Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ.

Trần Hoài Dương

b. Nắng ấm, sân rộng và sạch. Mèo con chạy giỡn hết góc này đến góc khác, hai tai dựng đứng lên, cái đuôi ngoe nguẩy.

Theo Nguyễn Đình Thi

c. Tuy gió chưa mạnh lắm nhưng cây trong vườn đã xạc xào rụng lá. Lũ chim líu ríu gọi nhau. Mưa đến. Lúc đầu, mưa chỉ lác đác rồi mưa ào ào trút xuống. Chẳng bao lâu, cả khu vườn tắm sũng trong mưa.

Lê Ngọc Thạch

- Tìm các câu ghép trong mỗi đoạn văn.

- Các vế câu trong mỗi câu ghép tìm được được nối với nhau bằng cách nào?

Hướng dẫn chi tiết:

a. Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ.

=> Các vế câu được nối bằng dấu phẩy.

b. 

- Nắng ấm, sân rộng và sạch. 

- Mèo con chạy giỡn hết góc này đến góc khác, hai tai dựng đứng lên, cái đuôi ngoe nguẩy.

=> Các vế câu được nối bằng dấu phẩy.

c. - Tuy gió chưa mạnh lắm nhưng cây trong vườn đã xạc xào rụng lá. 

=> Các vế câu được nối bằng cặp kết từ “Tuy…nhưng”.

Lúc đầu, mưa chỉ lác đác rồi mưa ào ào trút xuống.

Các vế câu được nối bằng kết từ “rồi”.

Câu 3: Tìm kết từ phù hợp thay cho mỗi để nối các vế câu ghép có trong đoạn văn sau:

=> Giáo án Tiếng Việt 5 chân trời bài 3: Mùa xuân em đi trồng cây

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay