Đề kiểm tra 15 phút Công nghệ trồng trọt 10 kết nối Bài 15: Sâu, bệnh hại cây trồng và ý nghĩa của việc phòng trừ

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Công nghệ 10 - Công nghệ trồng trọt kết nối tri thức Bài 15: Sâu, bệnh hại cây trồng và ý nghĩa của việc phòng trừ. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Công nghệ trồng trọt 10 kết nối tri thức (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 15: SÂU, BỆNH HẠI CÂY TRỒNG VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC PHÒNG TRỪ

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Thế nào là sâu hại cây trồng?

  1. Là các loài côn trùng gây hại các bộ phận của cây trồng như thân, lá, hoa, quả, rễ.
  2. Là các loài nấm, vi khuẩn, vi rút, ... gây hại đến chức năng sinh kí, cấu tạo mô của cây trồng, làm cây phát triển không bình thường.
  3. Cả A và B đều đúng.
  4. Cả A và B đều sai.

Câu 2: Có mấy biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng?

  1. 2
  2. 3
  3. 4
  4. 5

Câu 3: Biện pháp cơ giới, vật lí là gì?

  1. Là áp dụng các kĩ thuật trồng trọt như vệ sinh đồng ruộng, làm đất, bón phân, tưới nước, luân canh, xen canh cây trồng nhằm loại bỏ sâu, bệnh.
  2. Là dùng sức người, dụng cụ, máy móc, bẫy để ngăn chặn, bắt, tiêu diệt, loại bỏ sâu, bệnh hại.
  3. Là sử dụng sinh vật có ích hoặc sản phẩm của chúng để tiêu diệt sâu, bệnh hại cây trồng.
  4. Là sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ sâu, bệnh hại.

Câu 4: Nhược điểm của biện pháp quản lí dịch hại tổng hợp là:

  1. Chi phí bảo vệ thực vật tăng.
  2. Giảm năng suất cây trồng.
  3. Đòi hỏi nông dân có kiến thức về hệ sinh thái cây trồng.
  4. Giảm chất lượng cây trồng.

Câu 5: Phát biểu sai về ý nghĩa của phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng là:

  1. Hạn chế ảnh hưởng xấu của sâu, bệnh đối với cây trồng.
  2. Tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng, phát triển.
  3. Giảm năng suất cây trồng.
  4. Đảm bảo cây trồng chất lượng tốt.

Câu 6: Sâu hại cây trồng biểu hiện như thế nào trên lá?

  1. Lá xanh.
  2. Lá thủng.
  3. Lá mượt.
  4. Cả 3 đáp án trên.

Câu 7: Phòng trừ sâu, bệnh hại giúp cây trồng cho năng suất cao, chất lượng tốt vì:

  1. Sâu, bệnh hại sẽ khiến cây sinh trưởng, phát triển kém.
  2. Làm cho năng suất và chất lượng nông sản giảm.
  3. Cả 2 đáp án A và B đều đúng.
  4. Cả 2 đáp án A và B đều sai.

Câu 8: Chọn ý đúng: Bệnh khô vằn lúa do loại nào sau đây gây nên?

  1. Nấm
  2. Vi khuẩn.
  3. Tuyến trùng.
  4. Đáp án khác.

Câu 9: Xác định: Điều kiện thời tiết như thế nào thích nghi cho loại bệnh bạc lá lúa phát sinh phát triển?

  1. Trời mát, có nhiều sương muối.
  2. Thời tiết nóng ẩm, nhiều mưa bão trong mùa hè.
  3. Trời âm u.
  4. Thời tiết mát mẻ, khô ráo.

Câu 10: Câu nào sau đây không nói đúng về ảnh hưởng của độ ẩm, lượng mưa đến sâu hại?

  1. Lượng nước trong cơ thể côn trùng không thay đổi theo độ ẩm không khí và lượng mưa.
  2. Lượng nước trong cơ thể côn trùng thay đổi theo độ ẩm không khí và lượng mưa.
  3. Lượng nước trong cơ thể côn trùng giảm khi độ ẩm không khí và lượng mưa giảm.
  4. Lượng nước trong cơ thể côn trùng tăng khi độ ẩm không khí và lượng mưa tăng.

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

A

D

B

C

C

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

B

C

A

B

A

 

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Thế nào là bệnh hại cây trồng?

  1. Là các loài côn trùng gây hại các bộ phận của cây trồng như thân, lá, hoa, quả, rễ.
  2. Là các loài nấm, vi khuẩn, vi rút, ... gây hại đến chức năng sinh kí, cấu tạo mô của cây trồng, làm cây phát triển không bình thường.
  3. Cả A và B đều đúng.
  4. Cả A và B đều sai.

Câu 2: Biện pháp canh tác là gì?

  1. Là áp dụng các kĩ thuật trồng trọt như vệ sinh đồng ruộng, làm đất, bón phân, tưới nước, luân canh, xen canh cây trồng nhằm loại bỏ mầm sâu, bệnh.
  2. Là dùng sức người, dụng cụ, máy móc, bẫy để ngăn chặn, bắt, tiêu diệt, loại bỏ sâu, bệnh hại.
  3. Là sử dụng sinh vật có ích hoặc sản phẩm của chúng để tiêu diệt sâu, bệnh hại cây trồng.
  4. Là sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ sâu, bệnh hại.

Câu 3: Biện pháp hóa học là gì?

  1. Là áp dụng các kĩ thuật trồng trọt như vệ sinh đồng ruộng, làm đất, bón phân, tưới nước, luân canh, xen canh cây trồng nhằm loại bỏ sâu, bệnh.
  2. Là dùng sức người, dụng cụ, máy móc, bẫy để ngăn chặn, bắt, tiêu diệt, loại bỏ sâu, bệnh hại.
  3. Là sử dụng sinh vật có ích hoặc sản phẩm của chúng để tiêu diệt sâu, bệnh hại cây trồng.
  4. Là sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ sâu, bệnh hại.

Câu 4: Ưu điểm của biện pháp hóa học là:

  1. Dễ sử dụng.
  2. Hiệu quả nhanh.
  3. Đáp án A và B đều đúng.
  4. Đáp án A và B đều sai.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về việc sử dụng biện pháp sinh học để phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng?

  1. Có tác dụng trong thời gian ngắn.
  2. Nguy hiểm với con người.
  3. Thân thiện với môi trường.
  4. Gây hại cho cây trồng

Câu 6: Sâu hại cây trồng không biểu hiện như thế nào trên quả?

  1. Gãy.
  2. Thối.
  3. Đẹp
  4. Cả A và B đều đúng.

Câu 7: Biện pháp quản lí dịch hại tổng hợp đối với môi trường?

  1. Bảo vệ hệ sinh thái sinh học.
  2. Bảo vệ môi trường nếu thực hiện đúng cách.
  3. An toàn cho con người.
  4. Gây hại cho cây trồng.

Câu 8: Em hãy xác định: Những loại đất nào dễ phát sinh sâu bệnh?

  1. Đất thừa dinh dưỡng.
  2. Đất thiếu sinh dưỡng.
  3. Đất thiếu hoặc thừa dinh dưỡng.
  4. Đất chua.

Câu 9: Đâu là dấu hiệu khi cây trồng bị sâu, bệnh phá hại? Chọn đáp án đúng nhất.

  1. Bị thủng, sần sùi, quả tròn đẹp, cây, củ khỏe mạnh.
  2. Lá, quả bị đốm đen, nâu, cành chắc khỏe, lá xanh.
  3. Cành bị sần sùi, rễ bị thối.
  4. Cả 3 đáp án trên.

Câu 10: Biện pháp sinh học là gì?

  1. Là áp dụng các kĩ thuật trồng trọt như vệ sinh đồng ruộng, làm đất, bón phân, tưới nước, luân canh, xen canh cây trồng nhằm loại bỏ sâu, bệnh.
  2. Là dùng sức người, dụng cụ, máy móc, bẫy để ngăn chặn, bắt, tiêu diệt, loại bỏ sâu, bệnh hại.
  3. Là sử dụng sinh vật có ích hoặc sản phẩm của chúng để tiêu diệt sâu, bệnh hại cây trồng.
  4. Là sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ sâu, bệnh hại.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

B

A

D

C

C

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

 C

B

C

C

C

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (6 điểm): Thế nào là sâu hại?

Câu 2 (4 điểm): Việc phòng, trừ sâu bệnh hại có ý nghĩa như thế nào đối với cây trồng?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Sâu hại là các loài côn trùng gây hại các bộ phận của cây trồng như thân, lá, hoa, quả, rễ,... Chúng làm lá bị khuyết, thủng, cuốn; quả, thân, cành bị gãy, thối, rụng,...

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Phòng trừ sâu, bệnh hại giúp bảo vệ cây trồng, hạn chế ảnh hưởng xấu của sâu, bệnh đối với cây trồng. tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất cao, chất lượng tốt. Ngoài ra, việc áp dụng các biện pháp sinh học và biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp trong phòng trừ sâu, bệnh hại còn có tác dụng bảo vệ môi trường, bảo vệ hệ sinh thái và sức khỏe con người.

4 điểm

 

ĐỀ 2

Câu 1 (6 điểm): Thế nào là bệnh hại?

Câu 2 (4 điểm): Nêu ưu và nhược điểm của biện pháp canh tác và biện pháp cơ giới, vật lý.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Bệnh hại là trạng thái không bình thường về hình thái, cấu tạo, chức năng, sinh lí,... của cây trồng, do các loài vi sinh vật (nấm, vi khuẩn, virus,...) hoặc điều kiện bất lợi gây ra.

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

+ Biện pháp canh tác

Ưu điểm: Đơn giản, dễ thực hiện, dễ áp dụng rộng rãi và thân thiện với môi trường.

Nhược điểm: Mang tính ngăn ngừa là chính.

+ Biện pháp cơ giới, vật lí

Ưu điểm: Dễ thực hiện, mang lại hiệu quả ngay và không gây ô nhiễm môi trường.

Nhược điểm: Tốn nhiều công lao động, tốn kém khi áp dụng trên diện rộng.

4 điểm

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Có mấy biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng?

  1. 2
  2. 3
  3. 4
  4. 5

Câu 2: Biện pháp cơ giới, vật lí là gì?

  1. Là áp dụng các kĩ thuật trồng trọt như vệ sinh đồng ruộng, làm đất, bón phân, tưới nước, luân canh, xen canh cây trồng nhằm loại bỏ sâu, bệnh.
  2. Là dùng sức người, dụng cụ, máy móc, bẫy để ngăn chặn, bắt, tiêu diệt, loại bỏ sâu, bệnh hại.
  3. Là sử dụng sinh vật có ích hoặc sản phẩm của chúng để tiêu diệt sâu, bệnh hại cây trồng.
  4. Là sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ sâu, bệnh hại.

Câu 3: Phát biểu sai về ý nghĩa của phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng là:

  1. Hạn chế ảnh hưởng xấu của sâu, bệnh đối với cây trồng.
  2. Tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng, phát triển.
  3. Giảm năng suất cây trồng.
  4. Đảm bảo cây trồng chất lượng tốt.

Câu 4: Sâu hại cây trồng biểu hiện như thế nào trên lá?

  1. Lá xanh.
  2. Lá thủng.
  3. Lá mượt.
  4. Cả 3 đáp án trên.
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Sâu, bệnh hại có ảnh hưởng như thế nào đến cây trồng?

Câu 2: Có loài sâu bệnh nào có ích đối với trồng trọt và đời sống con người không?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

D

B

C

B

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Sâu, bệnh hại có ảnh hưởng xấu đến cây trồng. Khi bị sâu, bệnh phá hại, cây trồng sinh trưởng, phát triển kém; năng suất và chất lượng nông sản giảm, thậm chí không cho thu hoạch hoặc cây trồng bị chết.

3 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Ngoài các loài sâu, bệnh hại thì còn rất nhiều loài có ích đối với trồng trọt và đời sống con người. Chúng là kẻ thù tự nhiên của các loại sâu, bệnh; giữ vai trò bắt mồi, ăn thịt và gây bệnh cho các loài sâu, bệnh hại. Chúng có thể là côn trùng bắt mồi, nhện bắt mồi, ong kí sinh bên trong và các loại vi khuẩn, virus, nấm. Đây là những loài có ích và cần được bảo vệ.

3 điểm

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Biện pháp hóa học là gì?

  1. Là áp dụng các kĩ thuật trồng trọt như vệ sinh đồng ruộng, làm đất, bón phân, tưới nước, luân canh, xen canh cây trồng nhằm loại bỏ sâu, bệnh.
  2. Là dùng sức người, dụng cụ, máy móc, bẫy để ngăn chặn, bắt, tiêu diệt, loại bỏ sâu, bệnh hại.
  3. Là sử dụng sinh vật có ích hoặc sản phẩm của chúng để tiêu diệt sâu, bệnh hại cây trồng.
  4. Là sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ sâu, bệnh hại.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về việc sử dụng biện pháp sinh học để phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng?

  1. Có tác dụng trong thời gian ngắn.
  2. Nguy hiểm với con người.
  3. Thân thiện với môi trường.
  4. Gây hại cho cây trồng

Câu 3: Biện pháp quản lí dịch hại tổng hợp đối với môi trường?

  1. Bảo vệ hệ sinh thái sinh học.
  2. Bảo vệ môi trường nếu thực hiện đúng cách.
  3. An toàn cho con người.
  4. Gây hại cho cây trồng.

Câu 4: Sâu hại cây trồng không biểu hiện như thế nào trên quả?

  1. Gãy.
  2. Thối.
  3. Đẹp
  4. Cả A và B đều đúng.
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Liệt kê một số bệnh hại thường gặp ở cây trồng?

Câu 2: Tại sao việc thăm đồng phải diễn ra thường xuyên?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

D

C

B

C

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Một số bệnh hại thường gặp như bệnh bạc lá, bệnh đạo ôn trên lúa; bệnh thán thư, bệnh vàng lá greening trên cây có múi; bệnh héo xanh vi khuẩn, bệnh virus xoăn vàng lá đậu đũa; bệnh lở cổ rễ cà chua....

3 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Thăm đồng thường xuyên là một biện pháp quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, giúp bà con nông dân phát hiện sớm các dấu hiệu sâu bệnh hại cây trồng, từ đó có biện pháp phòng trừ kịp thời, hiệu quả, hạn chế thiệt hại.

3 điểm

=> Giáo án công nghệ - Trồng trọt 10 kết nối bài 15: Sâu, bệnh hại cây trồng và ý nghĩa của việc phòng trừ

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Công nghệ trồng trọt 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay