Đề kiểm tra 15 phút Công nghệ trồng trọt 10 kết nối Bài 17: Một số bệnh hại cây trồng thường gặp và biện pháp phòng trừ

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Công nghệ 10 - Công nghệ trồng trọt kết nối tri thức Bài 17: Một số bệnh hại cây trồng thường gặp và biện pháp phòng trừ. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Công nghệ trồng trọt 10 kết nối tri thức (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 17: MỘT SỐ BỆNH HẠI CÂY TRỒNG THƯỜNG GẶP VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Bài 17 chương trình Công nghệ 10 giới thiệu mấy loại bệnh hại cây trồng?

  1. 1         
  2. 2
  3. 3         
  4. 4

Câu 2: Bệnh hại cây trồng đầu tiên được giới thiệu trong bài 17 Công nghệ 10 là gì?

  1. Bệnh thán thư
  2. Bệnh vàng lá greening
  3. Bệnh đạo ôn hại lúa
  4. Bệnh héo xanh vi khuẩn

Câu 3: Bệnh hại cây trồng thứ tư được giới thiệu trong bài 17 Công nghệ 10 là gì?

  1. Bệnh thán thư
  2. Bệnh vàng lá greening
  3. Bệnh đạo ôn hại lúa
  4. Bệnh héo xanh vi khuẩn

Câu 4: Tác nhân gây hại của bệnh thán thư là gì?

  1. Nấm Colletotrichum
  2. Vi khuẩn Candidatus Liberibacter asiaticus
  3. Nấm Pyricularia oryzae
  4. Vi khuẩn Xanthomonas oryzae

Câu 5: Đâu không phải bệnh hại cây trồng thường gặp là?

  1. Bệnh đạo ôn hại lúa
  2. Bệnh xoăn vàng lá cà chua
  3. Bệnh xoắn đỏ lá cà chua
  4. Bệnh vàng lá gân xanh hại cam

Câu 6: Xác định: Các sinh vật gây bệnh cho cây trồng?

  1. Nấm, vi khuẩn, virus, tuyến trùng.
  2. Nấm, vi khuẩn, virus, sâu
  3. Nấm, vi khuẩn
  4. Vi khuẩn, virus, tuyến trùng.

Câu 7: Cho biết: Biện pháp là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất?

  1. Biện pháp kỹ thuật
  2. Biện pháp hóa học
  3. Biện pháp cơ giới vật lý
  4. Biện pháp sinh học

Câu 8: Hình ảnh bệnh héo xanh vi khuẩn là:

A.

B.

C.

D.

Câu 9: Xác định vi khuẩn Candidatus Liberibacter asiatius gây ra bệnh gì?

  1. Bệnh thán thư
  2. Bệnh vàng lá greening
  3. Bệnh đạo ôn hại lúa
  4. Đáp án khác

Câu 10: “Viết bệnh trên lá lúa: chấm nhỏ màu xanh lục, mở, sau đó có hình thoi, màu nâu nhạt, có quảng màu vàng nhạt, phần giữa vết bệnh có màu tro xám” Đay là đặc điểm của bệnh nào?

  1. Bệnh đạo ôn hại lúa
  2. Bệnh vàng lá greening
  3. Bệnh thán thư
  4. Bệnh cháy rầy

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

D

A

D

A

C

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

A

A

D

B

A

 

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Bệnh hại cây trồng thứ hai được giới thiệu trong bài 17 Công nghệ 10 là gì?

  1. Bệnh thán thư
  2. Bệnh vàng lá greening
  3. Bệnh đạo ôn hại lúa
  4. Bệnh héo xanh vi khuẩn

Câu 2: Bệnh hại cây trồng thứ ba được giới thiệu trong bài 17 Công nghệ 10 là gì?

  1. Bệnh thán thư
  2. Bệnh vàng lá greening
  3. Bệnh đạo ôn hại lúa
  4. Bệnh héo xanh vi khuẩn

Câu 3: Tác nhân gây hại của bệnh vàng lá greening là gì?

  1. Nấm Colletotrichum
  2. Vi khuẩn Candidatus Liberibacter asiaticus
  3. Nấm Pyricularia oryzae
  4. Vi khuẩn Xanthomonas oryzae

Câu 4: Bệnh thán thư không phát sinh ở bộ phận nào của cây trồng?

  1. Chồi non
  2. Chùm hoa và quả
  3. Rễ

Câu 5: Xác định: Đâu không là yếu tố ngoại cảnh bất lợi của môi trường?

  1. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp
  2. Ngập úng hoặc khô hạn
  3. Chất độc, khí độc
  4. Vi khuẩn

Câu 6: Xác định: Các sinh vật gây bệnh cho cây trồng?

  1. Nấm, vi khuẩn, virus, tuyến trùng.
  2. Nấm, vi khuẩn, virus, sâu
  3. Nấm, vi khuẩn
  4. Vi khuẩn, virus, tuyến trùng.

Câu 7: Ổ dịch là gì?

  1. Nơi xuất phát của sâu, bệnh để phát triển rộng ra đồng ruộng.
  2. Nơi có nhiều sâu, bệnh hại.
  3. Nơi cư trú của sâu, bệnh hại.
  4. Có sẵn trên đồng ruộng.

Câu 8: Xác định khi nói về ảnh hưởng của độ ẩm, lượng mưa đến sâu hại ý nào sai?

  1. Lượng nước trong cơ thể côn trùng không thay đổi theo độ ẩm không khí và lượng mưa.
  2. Lượng nước trong cơ thể côn trùng thay đổi theo độ ẩm không khí và lượng mưa.
  3. Lượng nước trong cơ thể côn trùng giảm khi độ ẩm không khí và lượng mưa giảm.
  4. Lượng nước trong cơ thể côn trùng tăng khi độ ẩm không khí và lượng mưa tăng.

Câu 9: Những loại đất nào dễ phát sinh sâu bệnh?

  1. Đất thiếu dinh dưỡng
  2. Đất thừa dinh dưỡng
  3. Đất chua
  4. Đất thiếu hoặc thừa dinh dưỡng

Câu 10: Hình ảnh bệnh đạo ôn hại lúa là:

A.

B.

C.

D.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

B

C

B

D

D

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

 D

A

A

D

C

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (6 điểm): Trình bày đặc điểm nhận biết của bệnh thán thư?

Câu 2 (4 điểm): Làm thế nào để phòng trừ bệnh thán thư?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Đặc điểm nhận biết của bệnh thán thư:

Bệnh phát sinh và gây hại trên lá, chồi non, chùm hoa và quả.

+ Trên lá: Bệnh thường gây hại từ mép lá, lúc đầu vết bệnh là các đốm nhỏ, sau liên kết thành mảng lớn, xung quanh có đường viền nâu sẫm.

+ Trên chồi non: Lúc đầu vết bệnh dạng thấm nước, sau chuyền màu nâu tối, chồi bị chết khô khi trời nắng hoặc thối khi trời mưa.

+ Trên hoa và quả: Vết bệnh hơi lõm xuống kiểu chấm đen, làm hoa và quả chuyền màu đen và rụng.

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Để phòng trừ bệnh thán thư cần vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch cành, lá già, lá bệnh, bọc quả sau khi quả hình thành. Trong mùa mưa không đề vườn cây quá ẩm thấp, có biện pháp thoát nước nhanh sau khi mưa lớn. Chú ý bón phân đầy đủ và cân đối NPK. Khi cây bị bệnh cần phun thuốc kịp thời và theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. Các thuốc thường được sử dụng có chứa các hoạt chất như Difenoconazole, Tebuconazole, Azoxystrobin,...

4 điểm

 

ĐỀ 2

Câu 1 (6 điểm): Trình bày đặc điểm nhận biết của bệnh vàng lá greening?

Câu 2 (4 điểm): Làm thế nào để phòng trừ bệnh vàng lá greening?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Đặc điểm nhận biết bệnh vàng lá greening (trên cây ăn quả có múi):

Bệnh thường gây hại ở lá, quả. Lá bị bệnh thường lốm đốm vàng xanh, gân lá bị sưng, có màu xanh, lá bị rụng. Quả nhỏ, bị méo, vàng loang lổ.

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Biện pháp phòng trừ bệnh vàng lá greening:

Biện pháp phòng trừ quan trọng nhất là sử dụng nguồn cây giống sạch bệnh, tạo tán, tỉa cành để vườn thông thoáng, tránh giao tán cây. Bón phân hữu cơ đầy đủ, cân đối để giúp cây chống chịu tốt. Bên cạnh đó, cần quản lý tốt nguồn rầy chổng cánh, đây là vật trung gian truyền bệnh. Khi phát hiện cây bị bệnh, cần cắt bỏ phần bị bệnh hoặc nhỏ cây và đem huỷ. Hiện nay chưa có thuốc đặc trị bệnh này nên biện pháp phòng bệnh là chính.

4 điểm

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Tác nhân gây hại của bệnh héo xanh vi khuẩn là gì?

  1. Nấm Colletotrichum
  2. Vi khuẩn Candidatus Liberibacter asiaticus
  3. Nấm Pyricularia oryzae
  4. Vi khuẩn Xanthomonas oryzae

Câu 2: Đâu không phải bệnh hại cây trồng thường gặp là?

  1. Bệnh đạo ôn hại lúa
  2. Bệnh xoăn vàng lá cà chua
  3. Bệnh xoắn đỏ lá cà chua
  4. Bệnh vàng lá gân xanh hại cam

Câu 3: Cho biết: Biện pháp là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất?

  1. Biện pháp kỹ thuật
  2. Biện pháp hóa học
  3. Biện pháp cơ giới vật lý
  4. Biện pháp sinh học

Câu 4: “Viết bệnh trên lá lúa: chấm nhỏ màu xanh lục, mở, sau đó có hình thoi, màu nâu nhạt, có quảng màu vàng nhạt, phần giữa vết bệnh có màu tro xám” Đay là đặc điểm của bệnh nào?

  1. Bệnh đạo ôn hại lúa
  2. Bệnh vàng lá greening
  3. Bệnh thán thư
  4. Bệnh cháy rầy
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Trình bày đặc điểm nhận biết của bệnh héo xanh vi khuẩn?

Câu 2: Làm thế nào để phòng trừ bệnh đạo ôn?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

D

C

A

A

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Đặc điểm nhận biết của bệnh héo xanh vi khuẩn:

Khi cây bị bệnh, cành và lá héo rũ, vỏ thân phía gốc xù xì nhưng thân vẫn rắn đặc. Cắt ngang thân, cành thấy chứa dịch nhờn vi khuẩn. Ngâm đoạn cắt thân vào cốc nước có thể nhìn thấy dịch vi khuẩn ở trong chảy ra ngoài. Khi bệnh nặng, thân vỏ vẫn còn xanh, xuất hiện những sọc nâu.

3 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Biện pháp phòng trừ bệnh đạo ôn:

Bệnh đạo ôn là bệnh hại quan trọng trên lúa. Sử dụng giống chống chịu, xử lí hạt giống, dự tính dự báo bệnh, vệ sinh đồng ruộng, bón phân cân đối. Có thể chủ động phun thuốc phòng bệnh khi trời âm u, độ ẩm cao, sương mù.

3 điểm

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Tác nhân gây hại của bệnh đạo ôn hại lúa là gì?

  1. Nấm Colletotrichum
  2. Vi khuẩn Candidatus Liberibacter asiaticus
  3. Nấm Pyricularia oryzae
  4. Vi khuẩn Xanthomonas oryzae

Câu 2: Xác định: Đâu không là yếu tố ngoại cảnh bất lợi của môi trường?

  1. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp
  2. Ngập úng hoặc khô hạn
  3. Chất độc, khí độc
  4. Vi khuẩn

Câu 3: Bệnh hại cây trồng thứ ba được giới thiệu trong bài 17 Công nghệ 10 là gì?

  1. Bệnh thán thư
  2. Bệnh vàng lá greening
  3. Bệnh đạo ôn hại lúa
  4. Bệnh héo xanh vi khuẩn

Câu 4: Những loại đất nào dễ phát sinh sâu bệnh?

  1. Đất thiếu dinh dưỡng
  2. Đất thừa dinh dưỡng
  3. Đất chua
  4. Đất thiếu hoặc thừa dinh dưỡng
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Trình bày đặc điểm nhận biết của bệnh đạo ôn hại lúa?

Câu 2: Làm thế nào để phòng trừ bệnh héo xanh vi khuẩn?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

C

D

C

D

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Đặc điểm nhận biết của bệnh đạo ôn hại lúa:

+ Cành bào tử phân sinh hình trụ, đa bào không phân nhánh, đầu cành thon và hơi gấp khúc, cụm cành từ 3 đến 5 chiếc. Bào tử phân sinh hình quả lê, có từ 2 đến 3 ngăn ngang, không màu.

+ Vết bệnh trên lá lúa: chấm nhỏ màu xanh lục, mờ, sau đó có hình thoi, màu nâu nhạt, có quầng màu vàng nhạt, phần giữa vết bệnh có màu tro xám.

+ Vết bệnh ở cổ bông, cổ giẻ và trên hạt lúa: các vết màu nâu xám hơi teo thắt lại, dễ làm gãy cổ bông.

3 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Biện pháp phòng trừ bệnh héo xanh vi khuẩn:

Sử dụng giống chống bệnh, giống khoẻ và sạch bệnh. Vệ sinh đồng ruộng, ngâm nước trong ruộng từ 15 đến 30 ngày hoặc cày phơi đất, luân canh với cây lúa nước. Sử dụng các chế phẩm vi sinh vật đối kháng như Bacillus subtilis,... phòng trừ bệnh.

3 điểm

=> Giáo án công nghệ - Trồng trọt 10 kết nối bài 17: Một số bệnh hại cây trồng thường gặp và biện pháp phòng trừ

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Công nghệ trồng trọt 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay