Đề kiểm tra 15 phút Công nghệ trồng trọt 10 kết nối Bài 9: Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Công nghệ 10 - Công nghệ trồng trọt kết nối tri thức Bài 9: Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Công nghệ trồng trọt 10 kết nối tri thức (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 9: SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ VI SINH TRONG SẢN XUẤT PHÂN BÓN

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Có mấy loại phân bón vi sinh sử dụng trong trồng trọt?

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Câu 2: Phân bón vi sinh cố định đạm là

  1. Sản phẩm chứa một hay nhiều giống vi sinh vật cố định nitrogen phân tử.
  2. Sản phẩm chứa một hoặc một số giống vi sinh vật chuyển hóa lân.
  3. Sản phẩm chứa một hay nhiều giống vi sinh vật đã được tuyển chọn.
  4. Cả 3 đáp án trên

Câu 3: Quy trình sản xuất phân bón vi sinh cố định đạm gồm mấy bước?

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Câu 4: Phân bón vi sinh phân giải chất hữu cơ là

  1. Sản phẩm chứa một hay nhiều giống vi sinh vật cố định nitrogen phân tử.
  2. Sản phẩm chứa một hoặc một số giống vi sinh vật chuyển hóa lân.
  3. Sản phẩm chứa một hay nhiều giống vi sinh vật đã được tuyển chọn.
  4. Cả 3 đáp án trên

Câu 5: Bước 1 của quy trình sản xuất phân bón vi sinh chuyển hóa lân là

  1. Nhân giống vi sinh vật
  2. Chuẩn bị và kiểm tra chất mang
  3. Phối trộn với chất mang
  4. Kiểm tra chất lượng, đóng gói, bảo quản

Câu 6: Loại phân nào có tác dụng chuyển hóa lân hữu cơ thành lân vô cơ

  1. Phân lân hữu cơ vi sinh
  2. Nitragin
  3. Photphobacterin
  4. Azogin

Câu 7: Vi sinh vật phân giải lân khó hòa tan → lân dễ hòa tan dùng để sản xuất phân

  1. Azogin
  2. Nitragin
  3. Photphobacterin
  4. Lân hữu cơ vi sinh

Câu 8: Loại phân bón nào dưới đây chứa vi sinh vật cố định đạm sống cộng sinh với cây họ đậu

  1. Phân lân hữu cơ vi sinh
  2. Nitragin
  3. Photphobacterin
  4. Azogin

Câu 9: Thời hạn sử dụng phân vi sinh vật khoảng

  1. Từ 0 đến 1 năm
  2. Từ 0 đến 2 năm
  3. Từ 0 đến 3 năm
  4. Từ 0 đến 4 năm

Câu 10: Sản phẩm phân bón vi sinh chuyển hóa lân có

  1. Phân phosphor bacterial chuyển hóa lân.
  2. Phân lân hữu cơ vi sinh
  3. Cả A và B đều đúng
  4. Cả A và B đều sai

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

C

A

C

B

A

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

C

D

B

A

C

 

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Đâu là phân bón vi sinh sử dụng trong trồng trọt?

  1. Phân bón vi sinh chuyển hóa đạm
  2. Phân bón vi sinh cố định lân
  3. Phân bón vi sinh phân giải chất hữu cơ
  4. Cả 3 đáp án trên

Câu 2: Sản phẩm phân bón vi sinh chuyển hóa lân có mấy loại?

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Câu 3: Quy trình sản xuất phân bón vi sinh chuyển hóa lân gồm mấy bước?

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Câu 4: Bước 2 của quy trình sản xuất phân bón vi sinh chuyển hóa lân là

  1. Nhân giống vi sinh vật
  2. Chuẩn bị và kiểm tra chất mang
  3. Phối trộn với chất mang
  4. Kiểm tra chất lượng, đóng gói, bảo quản

Câu 5: Bước 3 của quy trình sản xuất phân bón vi sinh chuyển hóa lân là

  1. Nhân giống vi sinh vật
  2. Chuẩn bị và kiểm tra chất mang
  3. Phối trộn với chất mang
  4. kiểm tra chất lượng, đóng gói, bảo quản

Câu 6: Vi sinh vật phân giải lân hữu cơ → lân vô cơ dùng để sản xuất phân

  1. Azogin
  2. Nitragin
  3. Photphobacterin
  4. Lân hữu cơ vi sinh

Câu 7: Vi sinh vật cố định đạm hội sinh với cây lúa dùng để sản xuất phân

  1. Azogin
  2. Nitragin
  3. Photphobacterin
  4. Lân hữu cơ vi sinh

Câu 8: Kỹ thuật sử dụng phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ là

  1. Tẩm hạt và bón trực tiếp vào đất
  2. Tẩm rễ và bón trực tiếp vào đất
  3. Bón trực tiếp vào đất
  4. Làm chất độn khi ủ phân và bón trực tiếp vào đất

Câu 9: Bước 4 của quy trình sản xuất phân bón vi sinh chuyển hóa lân là

  1. Nhân giống vi sinh vật
  2. Chuẩn bị và kiểm tra chất mang
  3. Phối trộn với chất mang
  4. Kiểm tra chất lượng, đóng gói, bảo quản

Câu 10: Phân bón vi sinh chuyển hóa lân là

  1. Sản phẩm chứa một hay nhiều giống vi sinh vật cố định nitrogen phân tử.
  2. Sản phẩm chứa một hoặc một số giống vi sinh vật chuyển hóa lân.
  3. Sản phẩm chứa một hay nhiều giống vi sinh vật đã được tuyển chọn.
  4. Cả 3 đáp án trên

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

C

B

D

B

C

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

 C

A

D

D

B

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (6 điểm): Nêu khái niệm công nghệ vi sinh.

Câu 2 (4 điểm): Nêu các bước sản xuất phân bón vi sinh phân giải chất hữu cơ

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Công nghệ vi sinh là ngành công nghệ khai thác hoạt động sống của vi sinh vật để sản xuất các sản phẩm có giá trị, phục vụ đời sống và phát triển kinh tế xã hội

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Bước 1: Chuẩn bị và tập kết nguyên liệu hữu cơ, sơ chế

Bước 2: Ủ nguyên liệu đã sơ chế với vi sinh vật phân giải chất hữu cơ, Bổ sung chế phẩm vi sinh vật theo định lượng bổ sung NPK, nguyên tố vi lượng

Bước 3: Kiểm tra chất lượng phân bón theo tiêu chuẩn Việt Nam, đóng bao bảo quản và đưa ra sử dụng

4 điểm

 

ĐỀ 2

Câu 1 (6 điểm): Kể tên một số loại phân bón vi sinh sử dụng trong trồng trọt

Câu 2 (4 điểm): Nêu các bước sản xuất phân bón vi sinh cố định đạm.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

- Phân bón vi sinh cố định đạm

- Phân bón vi sinh chuyển hóa lân

- Phân bón vi sinh phân giải chất hữu cơ

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu, chuẩn bị giống vi sinh vật cố định đạm và hỗn hợp chất mang. Giống vi sinh vật cố định đạm được nhân trên máy lặc 150 vòng/phút trong 48 giờ hoặc sục khí trong nổi lên men và hỗn hợp chất mang. Xử lý và loại bỏ hợp chất qua rây 0,25mm, tiệt trùng. Kiểm tra chất lượng nguyên liệu trước khi thực hiện bước 2

Bước 2: Phối trộn, ủ sinh khoảng 1 tuần. Bổ sung nguyên tố đa lượng và vi lượng, chất giữ ẩm và phụ gia khác.

Bước 3: Kiểm tra chất lượng theo tiêu chuẩn Việt Nam, đóng tách bảo quản và đưa ra sử dụng

4 điểm

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Có mấy loại phân bón vi sinh sử dụng trong trồng trọt?

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Câu 2: Bước 1 của quy trình sản xuất phân bón vi sinh chuyển hóa lân là

  1. Nhân giống vi sinh vật
  2. Chuẩn bị và kiểm tra chất mang
  3. Phối trộn với chất mang
  4. Kiểm tra chất lượng, đóng gói, bảo quản

Câu 3: Loại phân nào có tác dụng chuyển hóa lân hữu cơ thành lân vô cơ

  1. Phân lân hữu cơ vi sinh
  2. Nitragin
  3. Photphobacterin
  4. Azogin

Câu 4: Phân bón vi sinh cố định đạm là

  1. Sản phẩm chứa một hay nhiều giống vi sinh vật cố định nitrogen phân tử.
  2. Sản phẩm chứa một hoặc một số giống vi sinh vật chuyển hóa lân.
  3. Sản phẩm chứa một hay nhiều giống vi sinh vật đã được tuyển chọn.
  4. Cả 3 đáp án trên
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Nêu thành phần của phân bón vi sinh chuyển hóa lân

Câu 2: Theo em làm thế nào để mở rộng việc sử dụng phân bón vi sinh cho mọi người?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

C

A

C

A

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Thành phần gồm: than bùn, bột photphorit hoặc apatit, các nguyên tố dinh dưỡng, chất phụ gia, vi sinh vật chuyển hóa lân

3 điểm

Câu 2

(3 điểm)

- Làm công tác tuyên truyền tới mọi người

- Có các chính sách hỗ trợ cho người sử dụng các loại phân bón vi sinh

- Có hướng dẫn chi tiết cụ thể khi người dân chọn sử dụng phân bón vi sinh

3 điểm

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Thời hạn sử dụng phân vi sinh vật khoảng

  1. Từ 0 đến 1 năm
  2. Từ 0 đến 2 năm
  3. Từ 0 đến 3 năm
  4. Từ 0 đến 4 năm

Câu 2: Loại phân bón nào dưới đây chứa vi sinh vật cố định đạm sống cộng sinh với cây họ đậu

  1. Phân lân hữu cơ vi sinh
  2. Nitragin
  3. Photphobacterin
  4. Azogin

Câu 3: Bước 1 của quy trình sản xuất phân bón vi sinh chuyển hóa lân là

  1. Nhân giống vi sinh vật
  2. Chuẩn bị và kiểm tra chất mang
  3. Phối trộn với chất mang
  4. Kiểm tra chất lượng, đóng gói, bảo quản

Câu 4: Có mấy loại phân bón vi sinh sử dụng trong trồng trọt?

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Nêu ưu điểm của phân bón vi sinh chuyển hóa lân.

Câu 2: Ở địa phương em đang sử dụng loại phân bón vi sinh nào? Vì sao

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

D

D

C

C

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

- Cho hiệu quả trên đồng ruộng

- Không gây độc hại đến sức khỏe con người

- Không làm ô nhiễm môi trường sinh tái

3 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Ở địa phương em là phần lớn sử dụng phân bón vi sinh hữu cơ vì nó có sẵn nguyên liệu, phương pháp dễ làm và tiết kiệm chi phí.

3 điểm

=> Giáo án công nghệ 10 - Công nghệ trồng trọt kết nối bài 9: Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Công nghệ trồng trọt 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay