Đề kiểm tra 15 phút Công nghệ trồng trọt 10 kết nối Bài 4: Sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất trồng

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Công nghệ 10 - Công nghệ trồng trọt kết nối tri thức Bài 4: Sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất trồng. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 4: SỬ DỤNG, CẢI TẠO VÀ BẢO VỆ ĐẤT TRỒNG

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Hãy chọn phát biểu không hợp lý.

  1. Mỗi loại cây trồng chỉ thích hợp với một loại đất nhất định.
  2. Cây họ Đậu thích hợp với đất mặn.
  3. Trong trồng trọt cần lựa chọn cây trồng phù hợp với từng loại đất để cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao.
  4. Trồng cây trên đất không phù hợp sẽ làm cây sinh trưởng, phát triển chậm, năng suất thấp, thậm chí không cho thu hoạch.

Câu 2: Đâu không phải là một kiểu canh tác bền vững?

  1. Luân canh
  2. Xen canh
  3. Trồng gối
  4. Độc canh

Câu 3: Cây chỉ thị đất chua ở vùng đồi, đất dốc là gì?

  1. Cỏ chít
  2. Cây sim
  3. Cỏ năn
  4. Cây lúa.

Câu 4: Đất mặn là gì?

  1. Đất mặn là đất chứa nhiều muối hoà tan (NaCl, Na2SO4, CaSO4, MgSO4,…) chiếm hơn 10%.
  2. Đất mặn là loại đất hình thành chủ yếu ở vùng núi, chứa nhiều muối hoà tan (NaCl, Na2SO4, CaSO4, MgSO4,…).
  3. Đất mặn là những loại đất có nồng độ muối hoà tan (NaCl, Na2SO4, CaSO4, MgSO4,…) trên 2,56‰.
  4. Đất mặn là loại đất bị mặn hóa do người dân làm muối vùng biển đổ cặn muối vào đất.

Câu 5: Gối vụ là gì?

  1. Dùng gối để hỗ trợ cây trồng sinh trưởng.
  2. Là hệ thống trồng xen hai hay nhiều loài cây trồng trên một đơn vị diện tích đồng ruộng.
  3. Là một phương thức trồng cây để cải tạo đất mặn.
  4. Là phương thức trồng tiếp ngày một vụ cây khác trên diện tích trồng, mà trên đó đang sẵn một vụ cây sắp sửa được thu hoạch.

Câu 6: Đâu là những biện pháp cải tạo đất chua hữu hiệu?

  1. Bón vôi, đắp đê (ở vùng nước mặn có thể tiếp xúc với đất trồng), hạn chế làm đất (vào mùa mưa ở vùng đồi núi), che phủ đất bằng tàn dư thực vật.
  2. Bón vôi, đắp đê (ở vùng nước mặn có thể tiếp xúc với đất trồng), hạn chế làm đất (vào mùa mưa ở vùng đồi núi), bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý.
  3. Bón phân hữu cơ, đắp đê (ở vùng nước mặn có thể tiếp xúc với đất trồng), hạn chế làm đất (vào mùa mưa ở vùng đồi núi), trồng cây có bộ rễ khoẻ.
  4. Bón phân hữu cơ, trồng cây có bộ rễ khoẻ, che phủ đất bằng nilon, trồng cây phân xanh.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây không đúng?

  1. Đất mặn được hình thành ở các vùng ven biển có địa hình thấp do thuỷ triều, vỡ đê hoặc do nước biển theo các cửa sông vào bên trong đất liền mang theo lượng muối hoà tan làm đất bị mặn.
  2. Nước ngầm chứa lượng muối hòa tan thấm lên tầng đất mặt làm đất bị mặn.
  3. Đất mặn có thành phần cơ giới nặng, dẻo, dính khi ướt và nứt nẻ, rắn chắc khi khô.
  4. Đất mặn nhiều mùn, đạm, lân tổng số và lân khó tiêu.

Câu 8: Trong quá trình trồng trọt, điều gì có thể làm cho đất trồng bị suy giảm và mất cân đối dinh dưỡng?

  1. Cây trồng sử dụng các chất dinh dưỡng trong đất.
  2. Con người bón phân cho cây trồng.
  3. Thời tiết.
  4. Hoạt động của các vi sinh vật trong đất.

Câu 9: Câu nào đúng khi nói về mô hình nông nghiệp công nghệ cao?

  1. Giúp nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng.
  2. Giúp tăng năng suất nhưng gây ô nhiễm môi trường nặng nề.
  3. Chỉ mang lại hiệu quả nhất thời.
  4. Chỉ thích hợp cho các khu vực lạnh giá.

Câu 10: Tại sao luân canh là giúp việc canh tác trở nên bền vững?

  1. Vì phương thức này đã được kiểm chứng qua hàng ngàn năm làm nông nghiệp của nhân loại.
  2. Vì phương thức này làm giảm sự phụ thuộc vào các loại chất dinh dưỡng, áp lực sâu bệnh và cỏ dại; cải thiện cấu trúc đất và chất hữu cơ, chống xói mòn và tăng khả năng phục hồi của hệ thống nông trại.
  3. Vì luân canh cho phép cây trồng được tuỳ ý hấp thụ chất dinh dưỡng tối ưu nhất từ trong đất.
  4. Vì luân canh cho phép cây trồng chia sẻ chất dinh dưỡng với nhau, phối hợp với nhau để giảm các tác nhân gây hại cho đất.

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

B

D

B

C

D

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

A

D

B

A

B

 

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Cần làm gì để bù đắp chất dinh dưỡng cho đất, cải tạo đất?

  1. Tăng cường sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
  2. Xen canh các loại cây không phù hợp với loại đất mà ta đang canh tác để làm cân đối các chất trong đất.
  3. Kết hợp việc trồng trọt và bón phân hữu cơ và phân vi sinh.
  4. Xúc đất thiếu dinh dưỡng đổ đi nơi khác và lấy đất có nhiều dinh dưỡng bù vào.

Câu 2: Câu nào đúng về biện pháp bón phân trong cải tạo đất mặn?

  1. Hạn chế sử dụng phân hữu cơ.
  2. Hạn chế sử dụng phân vô cơ chứa clo hoặc sulfate.
  3. Bón vôi và rửa mặn có tác dụng cải tạo đất nhanh chóng.
  4. Cần bón phân liên tục để đạt hiệu quả cao.

Câu 3: Ý nào sau đây không đúng về đặc điểm của đất xám bạc màu?

  1. Tầng đất mặt dày, lớp đất mặt có thành phần cơ giới ở mức trung bình.
  2. Đất có màu xám trắng và thường bị khô hạn.
  3. Hầu hết có tính chua (pH < 4,5)
  4. Nghèo chất dinh dưỡng, nghèo mùn.

Câu 4: Đâu là một biện pháp cải tạo đất xám bạc màu?

  1. Cày nông để hạn chế đưa sét tầng dưới lên tầng mặt.
  2. Tăng lượng phân bón hoá học.
  3. Tập trung vào trồng một loại cây qua thời gian dài.
  4. Trồng cây cải tạo đất như cây họ đậu, cây phân xanh,…

Câu 5: Phát biểu nào sau đây chưa đúng?

  1. Đất chua là đất trong dung dịch có nồng độ H+ lớn hơn OH-, nhiều Al3+, Fe3+ tự do.
  2. Cây trồng lấy đi một lượng cation kiềm trong đất mà không hoàn trả lại.
  3. Quá trình canh tác bón phân hóa học chua sinh lí vào đất, các cation SO42+, K+ được keo đất hấp phụ để lại gốc SO42-, Cl- khiến cho đất bị chua.
  4. Sự phân giải chất hữu cơ trong điều kiện kị khí đã sinh ra nhiều loại acid hữu cơ làm cho đất bị chua.

Câu 6: Biện pháp nào sau đây không giúp ích nhiều / vô ích trong cải tạo đất mặn?

  1. Cày không lật, xới nhiều lần để cắt đứt mao quản làm cho muối không thấm lên tầng đất mặt.
  2. Xây dựng chế độ luân canh hợp lý, bố trí thời vụ để tránh mặn.
  3. Trồng cây chịu mặn để hấp thụ bớt Na+ trong đất trước khi trồng các loại cây khác.
  4. Dẫn nước ngọt vào ruộng, cày bừa, sục bùn để các muối hòa tan, ngâm ruộng.

Câu 7: : Đâu không phải nguyên nhân hình thành đất xám bạc màu?

  1. Địa hình: dốc thoải nên dễ bị xói mòn và rửa trôi các hạt sét, keo và chất dinh dưỡng.
  2. Đá mẹ: đất hình thành trên các loại đá mẹ có tính chua, rời, không có kết cấu nên không giữ được chất dinh dưỡng.
  3. Khí hậu: mưa nhiều, nhiệt độ cao gây ra phong hoá, phân huỷ các chất nhanh
  4. Con người: cách thức canh tác hiện đại nên đất bị thoái hoá mạnh.

Câu 8: Một trong những nguyên nhân chính khiến cho đất bị chua là gì?

  1. Do nước tưới làm rửa trôi các anion kiềm (Ca2-, Mg2-, K-) trong đất.
  2. Do lạm dụng thuốc trừ sâu làm chua hóa đất.
  3. Do nước mưa làm rửa trôi các cation kiềm (Ca2+, Mg2+, K+) trong đất.
  4. Do phương thức canh tác không thích hợp làm cho các ion ở keo đất mất khả năng tạo ra dinh dưỡng.

Câu 9: Hiện tượng xâm nhập mặn chủ yếu xảy ra ở đâu Việt Nam?

  1. Các tỉnh ven biển vùng đồng bằng sông Cửu Long.
  2. Các tỉnh ven biển vùng đồng bằng Bắc Bộ.
  3. Các tỉnh đồng bằng duyên hải miền Trung.
  4. Tây Nguyên.

Câu 10: Vì sao bón vôi lại cải tạo được đất mặn?

  1. Bón vôi hút Na+ vào keo đất.
  2. Bón vôi hút NaSO4 vào keo đất.
  3. Bón vôi đẩy Na+ ra khỏi keo đất.
  4. Bón vôi thúc đẩy các quá trình oxy hoá-khử trong đất, giảm hiệu lực của các muối.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

C

B

A

D

C

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

 D

D

C

A

C

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (6 điểm): Trình bày khái niệm về đất mặn và nguyên nhân gây ra đất mặn.

Câu 2 (4 điểm): Vì sao cần phải lựa chọn cây trồng phù hợp với đất?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

- Khái niệm: Đất mặn là những loại đất có nồng độ muối hòa tan (NaCl, Na2SO4, CaSO4,…) trên 2,56%.

- Nguyên nhân:

+  Các vùng ven biển có địa hình thấp do thủy triều

+ Nước biển theo các cửa sông vào bên trong đất liền mang theo lượng muối

+ Nguồn nước ngầm có hàm lượng muối cao thẩm thấu lên bề mặt.

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Vì trong trồng trọt mỗi loại cây sẽ thích hợp riêng với mỗi loại đất khác nhau để sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao. Nếu trồng cây không thích hợp, cây sẽ mang lại hiệu quả kém.

4 điểm

 

ĐỀ 2

Câu 1 (6 điểm): Trình bày lợi ích của việc bón vôi trong việc khử chua cho đất.

Câu 2 (4 điểm): Giải thích vì sao ở các vùng trung du Bắc Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên đất thường dễ bị bạc màu.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Bón vôi khử chua làm mất khả năng gây độc cho cây và cố định lân trong đất, làm tăng cường khả năng hoạt động của vi sinh vật trong đất, xúc tiến hình thành kết cấu đất giúp cho đất tơi xốp và điều chỉnh pH phù hợp với yêu cầu của cây trồng.

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Ở các vùng trung du Bắc Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên đất thường dễ bị bạc màu vì ở những nơi đó thường có địa hình dốc, khi trời mưa đất sẽ dễ bị rửa trôi các chất dinh dưỡng; và ở những khu vực này người dân vẫn duy trì tập quán canh tác lạc hậu, chưa có biện pháp cải tạo đất phù hợp nên đất dễ bị bạc màu.

4 điểm

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Cải tạo đất xám bạc màu bằng cách củng cố bờ vùng, bờ thửa, xây dựng hệ thống tưới tiêu hợp lí là để làm gì?

  1. Để hệ thống thuỷ lợi trơn tru hơn.
  2. Để tránh rửa trôi các dinh dưỡng trong đất.
  3. Nâng cao độ pH đất và cải tạo tính chất vật lí của đất.
  4. Tạo điều kiện cho các tác nhân khác tham gia cải tạo đất xám bạc màu.

Câu 2: Trong các biện pháp cải tạo đất mặn, biện pháp nào quan trọng nhất?

  1. Biện pháp bón phân
  2. Biện pháp thuỷ lợi
  3. Biện pháp canh tác
  4. Chế độ làm đất thích hợp

Câu 3: Gối vụ là gì?

  1. Dùng gối để hỗ trợ cây trồng sinh trưởng.
  2. Là hệ thống trồng xen hai hay nhiều loài cây trồng trên một đơn vị diện tích đồng ruộng.
  3. Là một phương thức trồng cây để cải tạo đất mặn.
  4. Là phương thức trồng tiếp ngày một vụ cây khác trên diện tích trồng, mà trên đó đang sẵn một vụ cây sắp sửa được thu hoạch.

Câu 4: Cây chỉ thị đất chua ở vùng đồi, đất dốc là gì?

  1. Cỏ chít
  2. Cây sim
  3. Cỏ năn
  4. Cây lúa.
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Trình bày biện pháp thủy lợi trong cải tạo đất mặn.

Câu 2: Xâm nhập là một vấn đề gây ra rất nhiều cho người dân. Em hãy nêu một số biện pháp để phòng chống xâm nhập mặn.

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

B

B

D

B

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

- Xây dựng, củng cố hệ thống đê biển

- Trồng cây chắn sóng để ngăn nước xâm nhập

- Xây dựng kênh mương để thay rửa, tiêu mặn

- Làm mương hạ mực nước ngầm để nước mặn không thẩm thấu lên vùng đất trồng

3 điểm

Câu 2

(3 điểm)

- Liên tục theo dõi và xây dựng công trình thủy lợi chống mặn

- Thực hiện lưu trữ nước ngọt và tiết kiệm nước

- Lắp đặt hệ thống lọc nước nhiễm mặn

3 điểm

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Đâu là một biện pháp cải tạo đất xám bạc màu?

  1. Cày nông để hạn chế đưa sét tầng dưới lên tầng mặt.
  2. Tăng lượng phân bón hoá học.
  3. Tập trung vào trồng một loại cây qua thời gian dài.
  4. Trồng cây cải tạo đất như cây họ đậu, cây phân xanh,…

Câu 2: Câu nào đúng về biện pháp bón phân trong cải tạo đất mặn?

  1. Hạn chế sử dụng phân hữu cơ.
  2. Hạn chế sử dụng phân vô cơ chứa clo hoặc sulfate.
  3. Bón vôi và rửa mặn có tác dụng cải tạo đất nhanh chóng.
  4. Cần bón phân liên tục để đạt hiệu quả cao.

Câu 3: Ý nào sau đây không đúng về đặc điểm của đất xám bạc màu?

  1. Tầng đất mặt dày, lớp đất mặt có thành phần cơ giới ở mức trung bình.
  2. Đất có màu xám trắng và thường bị khô hạn.
  3. Hầu hết có tính chua (pH < 4,5)
  4. Nghèo chất dinh dưỡng, nghèo mùn.

Câu 4: Biện pháp nào sau đây không giúp ích nhiều / vô ích trong cải tạo đất mặn?

  1. Cày không lật, xới nhiều lần để cắt đứt mao quản làm cho muối không thấm lên tầng đất mặt.
  2. Xây dựng chế độ luân canh hợp lý, bố trí thời vụ để tránh mặn.
  3. Trồng cây chịu mặn để hấp thụ bớt Na+ trong đất trước khi trồng các loại cây khác.
  4. Dẫn nước ngọt vào ruộng, cày bừa, sục bùn để các muối hòa tan, ngâm ruộng.
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Trình bày lợi ích của áp dụng canh tác bền vững.  

Câu 2: Nêu nguyên nhân đất bị bạc màu?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

D

B

A

D

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

- Tránh điều kiện bất lợi do biến đổi khí hậu

- Tăng năng suất cây trồng, tạo việc làm, nâng cao hiệu quả kinh tế

- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng

3 điểm

Câu 2

(3 điểm)

- Do địa hình dốc, thoải nên quá trình rửa trôi chất dinh dưỡng trong đất diễn ra mạnh mẽ

- Do tập quán canh tác lạc hậu như: Trồng một loại cây liên tục trong nhiều năm, làm đất không đúng cách, bố trí thời vụ không hợp lý,…

3 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Công nghệ trồng trọt 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay