Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 6 kết nối Bài 17: thời tiết và khí hậu

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Địa lí 6 kết nối Bài 17_thời tiết và khí hậu. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 6 kết nối tri thức (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 17: THỜI TIẾT VÀ KHÍ HẬU

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào trên Trái Đất?

  • A. Cận nhiệt.
  • B. Nhiệt đới.
  • C. Cận nhiệt đới.
  • D. Hàn đới.

Câu 2: Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu đới nóng?

  • A. Góc chiếu của ánh sáng Mặt Trời rất nhỏ.
  • B. Lượng mưa trung bình từ 1000 - 2000 mm.
  • C. Gió Tín phong thổi thường xuyên quanh năm.
  • D. Nắng nóng quanh năm và nền nhiệt độ cao.

Câu 3: Hiện tượng nồm ẩm thường xảy ra ở miền Bắc nước ta vào thời gian cuối đông, đầu xuân chủ yếu là do nguyên nhân nào?

  • A. Nhiệt độ không khí cao
  • B. Những biến động ở tầng đối lưu
  • C. Độ ẩm trong không khí cao
  • D. Nhiệt độ cao kết hợp với mưa phùn

Câu 4: Đâu là nguyên nhân khi về mùa hạ, những miền gần biển có không khí mát hơn trong đất liền, ngược lại, về mùa đông, những miền gần biển lại có không khí ấm hơn trong đất liền?

  • A. Do mùa hạ, miền gần biển có ngày ngắn hơn đêm, mùa đông ngày dài hơn đêm.
  • B. Do mùa hạ, miền gần biển có ngày dài hơn đêm, mùa đông ngày ngắn hơn đêm.
  • C. Do đặc tính hấp thụ và tỏa nhiệt của nước và đất là khác nhau: Mặt đất nóng lên chậm và nguội đi chậm hơn nước.
  • D. Do đặc tính hấp thụ và tỏa nhiệt của nước và đất là khác nhau: Mặt đất nóng lên nhanh và nguội đi nhanh hơn nước.

Câu 5: Ý nào sau đây không mô tả đúng trạng thái thời tiết ngày 07/03/2018

  • A. Trời nhiều mây, có lúc có mưa.
  • B. Nhiệt độ thấp nhất là 23 độ C, cao nhất là 29 độ C
  • C. Độ ẩm tương đối thấp
  • D. Gió thổi theo hướng Đông Bắc

Câu 6: Cho biết câu nào sau đây không nói về khí hậu.

  • A.  Hôm qua, ở Nam Bộ có mưa rất to, gió mạnh.
  • B.  Mùa hạ ở khu vực Bắc Trung Bộ có gió phơn khô nóng.
  • C. Tháng 6 ở Bắc bán cầu là mùa hè, trong khi Nam bán cầu là mùa đông.
  • D. Loại gió chính hoạt động ở phía Bắc nước ta vào mùa Đông là gió mùa Đông Bắc

Câu 7: Dựa vào hiểu biết của mình và quan sát thực tế, theo em, đâu không phải là một phương pháp phòng chống bão hiệu quả?

  • A. Theo dõi liên tục tình hình và hướng di chuyển của bão
  • B. Bịt kín cửa và các khe cửa
  • C. Không ra ngoài khi trời mưa to, gió mạnh và sấm sét
  • D. Dự trữ thức ăn thật nhiều trong tủ lạnh

Câu 8: Biên độ nhiệt năm cao nhất thường ở đới khí hậu nào?

  • A. Ôn đới.
  • B. Xích đạo.
  • C. Hàn đới.
  • D. Nhiệt đới.

Câu 9: Biểu hiện chủ yếu của biến đổi khí hậu là

  • A. nhiệt độ Trái Đất tăng.
  • B. số lượng sinh vật tăng.
  • C. mực nước ở sông tăng.
  • D. dân số ngày càng tăng.

Câu 10: Loại gió nào sau đây thổi thường xuyên ở khu vực đới lạnh?

  • A. Tín phong.
  • B. Đông cực.
  • C. Tây ôn đới.
  • D. Gió mùa.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánBACDC
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánADCAB



 

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Sự nóng lên của Trái Đất không làm cho

  • A. băng hai cực tăng.
  • B. mực nước biển dâng.
  • C. sinh vật phong phú.
  • D. thiên tai bất thường

Câu 2: Ở nước ta, vùng nào sau đây chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu?

  • A. Đồng bằng sông Cửu Long.
  • B. Đồng bằng sông Hồng.
  • C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
  • D. Bắc Trung Bộ.

Câu 3: Nguyên nhân ranh giới các đới khí hậu rất phức tạp, không hoàn toàn trùng khớp với ranh giới của các vành đai nhiệt là do:

  • A. Sự phân bố lục địa và đại dương, dòng biển.
  • B. Hoạt động của hoàn lưu khí quyển.
  • C. Ảnh hưởng của bề mặt đệm và dòng biển.
  • D. Phân bố lục địa, đại dương và hoàn lưu khí quyển

Câu 4: Quan sát biểu đồ và cho biết, nhận định nào sau đây không đúng.

 

  • A. Từ năm 1900 đến năm 2020 nhiệt độ trung bình năm trên Trái Đất tăng 1,3 độ C.
  • B. Nhiệt độ Trái Đất tăng giảm xen kẽ qua từng năm
  • C. Trái Đất nóng lên khiến mực nước biển ngày càng dâng cao.
  • D. Nhiệt độ Trái Đất đang không ngừng tăng lên và dự báo sẽ tiếp tục tăng trong các năm tiếp theo.

Câu 5: Đâu không phải là biểu hiện của biến đổi khí hậu?

  • A. sự nóng lên toàn cầu, mực nước biển dâng, gia tăng các hiện tượng khí tượng thuỷ văn cực đoan.
  • B. sự nóng lên toàn cầu, khí áp tăng, mực nước biến dâng.
  • C. khí áp tăng, độ ẩm tăng, gia tăng các hiện tượng khí tượng thuỷ văn cực đoan.
  • D. Bùng nổ dân số tại các đô thị lớn

Câu 6: Biện pháp nào sau đây thường không sử dụng để ứng phó trước khi xảy ra thiên tai?

  • A. Gia cố nhà cửa.
  • B. Bảo quản đồ đạc.
  • C. Sơ tán người.
  • D. Phòng dịch bệnh.

Câu 7: Hãy cho biết sự phân hóa khí hậu trên bề mặt Trái Đất phụ thuộc vào nhiều nhân tố trong đó quan trọng nhất là?

  • A. Dòng biển
  • B. Địa hình
  • C. Vĩ độ
  • D. Vị trí gần hay xa biển

Câu 8: Đâu không phải là một biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu?

  • A. Trồng nhiều cây xanh
  • B. Tăng cường sử dụng các phương tiện công cộng
  • C. Tăng cường khai thác khoáng sản
  • D. Giảm thiểu các chất thải độc hại ra môi trường

Câu 9: Biến đổi khí hậu là do tác động của

  • A. các thiên thạch rơi xuống.
  • B. các vụ nổ hạt nhân, thử vũ khí.
  • C. các thiên tai trong tự nhiên.
  • D. các hoạt động của con người.

Câu 10: Dựa vào hiểu biết của mình, theo em, đâu là ảnh hưởng trực tiếp của biến đổi khí hậu với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long?

  • A. Động đất, sóng thần, sạt lở đất
  • B. sạt lở bờ biển, hạn hán, nước biển dâng
  • C. hiện tượng triều cường và xâm nhập mặn
  • D. Cả 3 phương án trên

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánCADBD
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánDCCDB



 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (6 điểm). Khái niệm thời tiết và khí hậu được hiểu như thế nào? Cho ví dụ

Câu 2 (4 điểm). Các đường Chí tuyến và Vòng Cực là ranh giới của các vành đai nhiệt nào?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

 - Thời tiết là trạng thái của khí quyển tại một thời điểm và khu vực cụ thể, được xác định bằng nhiệt độ, độ ẩm, mưa, mây, gió,… Thời tiết luôn thay đổi.

Ví dụ: Thời tiết khu vực miền núi phía Bắc ngày 06/01: trời âm u, nhiều mây, không mưa, độ ẩm 70%, nhiệt độ dao động từ 14-18 độ C,…

 - Khí hậu ở một nơi là tổng hợ các yếu tố thời tiết (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, gió,…) của nơi đó, trong một thời gian dài và đã trở thành quy luật.

Ví dụ: Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, có đặc điểm nóng, ẩm, mưa nhiều. Một số nơi gần chí tuyến hoặc vùng núi có tính chất khí hậu ôn đới. Nhiệt độ trung bình năm từ 22 – 27 độ C,…

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

 - Các Chí tuyến là những ranh giới của vành đai nóng và các vành đai ôn hòa.  - Các vòng Cực là những ranh giới của các vành đai ôn hòa và các vành đai lạnh.

4 điểm



 

ĐỀ 2

Câu 1 (6 điểm). Kể tên và nêu đặc điểm của các đới khí hậu trên Trái Đất

Câu 2 (4 điểm). Thời tiết và khí hậu khác nhau như thế nào?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Trên Trái Đất có năm đới khí hậu:

 - Đới nóng (nhiệt đới) quanh năm nóng, nhiệt độ trung bình năm không thấp hơn 20°C. Lượng mưa trung bình năm từ 1 000 mm đến trên 2.000 mm. Gió thổi thường xuyên là gió Mậu dịch.  - Hai đới ôn hoà (ôn đới) có nhiệt độ không khí trung bình năm dưới 20°C, tháng nóng nhất không thấp hơn 10°C. Các mùa trong năm rất rõ rệt. Lượng mưa trung bình năm dao động từ 500 mm đến 1000 mm. Gió thổi thường xuyên là gió Tây ôn đới.  - Hai đới lạnh (hàn đới) là khu vực có băng tuyết hầu như quanh năm, nhiệt độ trung bình của tất cả các tháng trong năm đều dưới 10°C. Lượng mưa trung bình năm dưới 500 mm. Gió thổi thường xuyên là gió Đông cực.

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

 - Thời tiết là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng (nắng, mưa, gió,...) ở một địa phương, trong thời gian ngắn. Thời tiết luôn luôn thay đổi.  - Khí hậu là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết, ở một địa phương, - trong nhiều năm. 005 uh môn nhệc

4 điểm



 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. "Khí hậu của một nơi là sự......... tình hình thời tiết ở nơi nào đó, trong một thời gian dài, từ năm nay này qua năm khác và đã trở thành quy luật". Chọn từ thích hợp điền vào chỗ chấm?

  • A. Lặp đi lặp lại
  • B. Thay đổi
  • C. Biến chuyển
  • D. Chuyển đổi 

Câu 2. Đâu là nguyên nhân khi về mùa hạ, những miền gần biển có không khí mát hơn trong đất liền, ngược lại, về mùa đông, những miền gần biển lại có không khí ấm hơn trong đất liền?

  • A. Do mùa hạ, miền gần biển có ngày ngắn hơn đêm, mùa đông ngày dài hơn đêm.
  • B. Do mùa hạ, miền gần biển có ngày dài hơn đêm, mùa đông ngày ngắn hơn đêm.
  • C. Do đặc tính hấp thụ và tỏa nhiệt của nước và đất là khác nhau: Mặt đất nóng lên chậm và nguội đi chậm hơn nước.
  • D. Do đặc tính hấp thụ và tỏa nhiệt của nước và đất là khác nhau: Mặt đất nóng lên nhanh và nguội đi nhanh hơn nước

Câu 3. Nguyên nhân ranh giới các đới khí hậu rất phức tạp, không hoàn toàn trùng khớp với ranh giới của các vành đai nhiệt là do:

  • A. Sự phân bố lục địa và đại dương, dòng biển.
  • B. Hoạt động của hoàn lưu khí quyển.
  • C. Ảnh hưởng của bề mặt đệm và dòng biển.
  • D. Phân bố lục địa, đại dương và hoàn lưu khí quyển 

Câu 4. Biểu hiện chủ yếu của biến đổi khí hậu là

  • A. nhiệt độ Trái Đất tăng.
  • B. số lượng sinh vật tăng.
  • C. mực nước ở sông tăng.
  • D. dân số ngày càng tăng

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Tại sao có sự khác nhau giữa khí hậu đại dương và khí hậu lục địa?

Câu 2 (2 điểm): Kể tên một số quốc gia nằm ở khu vực Nhiệt đới và Ôn đới

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánADDA

Tự luận:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

 - Do đặc tính hấp thụ nhiệt của đất và nước khác nhau, dẫn đến sự khác nhau về nhiệt độ giữa đất và nước, làm cho nhiệt độ không khí ở những miền nằm gần biển và những miền nằm sâu trong lục địa khác nhau. Từ đó, dẫn đến sự khác nhau giữa khí hậu đại dương và lục địa.  - Nước biển cùng chậm nóng nhưng cũng mau nguội. Vì vậy, khí hậu đại dương có mùa hè mát mẻ và mùa đông ấm áp. Mức độ chênh nhau về nhiệt độ giữa ngày và đêm, giữa các mùa không đáng kể.4 điểm

Câu 2

(2 điểm)

 - Một số quốc gia nằm ở khu vực nhiệt đới: Công gô, Myanmar, Philippines, Việt Nam,…  - Một số quốc gia nằm ở khu vực ôn đới: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức, Pháp, Hoa Kỳ, Canada,…

2 điểm



 

 

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Biên độ nhiệt năm cao nhất thường ở đới khí hậu nào?

  • A. Ôn đới.
  • B. Xích đạo.
  • C. Hàn đới.
  • D. Nhiệt đới. 

Câu 2. Trên Trái Đất, các đới khí hậu bao gồm:

  • A. một đới nóng, hai đới ôn hoà, một đới lạnh.
  • B. hai đới nóng, hai đới ôn hoà, một đới lạnh.
  • C. một đới nóng, hai đới ôn hoà, hai đới lạnh.
  • D. hai đới nóng, một đới ôn hoà, hai đới lạnh

Câu 3. Loại gió nào sau đây thổi thường xuyên ở khu vực đới lạnh?

  • A. Tín phong.
  • B. Đông cực.
  • C. Tây ôn đới.
  • D. Gió mùa

Câu 4. "Thời tiết là sự biểu hiện .......... ở một địa phương trong một thời gian ngắn nhất định". Điền vào chỗ chấm?

  • A. Phản ánh sự thay đổi
  • B. Hiện tượng khí tượng
  • C. Sự thay đổi
  • D. Hiện tượng không khí

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Nêu một số biện pháp để giảm nhẹ biến đổi khí hậu

Câu 2 (2 điểm): Đặc điểm khí hậu của một khu vực sẽ quyết định những yếu tố tự nhiên nào trong khu vực đó?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánCCBB

Tự luận:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

Một số biện pháp để giảm nhẹ biến đổi khí hậu: sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng; Khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên, khoáng sản; sử dụng phương tiện giao thông công cộng, đi bộ, xe đạp; hạn chế dùng núi nilon và đồ nhựa sử dụng một lần; tích cực trồng cây xanh, bảo vệ rừng; tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân,…4 điểm

Câu 2

(2 điểm)

Đặc điểm khí hậu của một khu vực sẽ quyết định các yếu tố như nhiệt độ, lượng mưa, thảm thực vật, động vật, tác động trực tiếp đến các hoạt động nông nghiệp, chăn nuôi của khu vực đó

2 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay