Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 6 kết nối Bài 15: lớp vỏ khí của trái đất. khí áp và gió lí
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Địa lí 6 kết nối Bài 15: lớp vỏ khí của trái đất. khí áp và gió lí. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 6 kết nối tri thức (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 15: LỚP VỎ KHÍ CỦA TRÁI ĐẤT. KHÍ ÁP VÀ GIÓ
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Dựa vào tiêu chí nào sau đây để đặt tên cho các khối khí?
- A. Khí áp và độ ẩm khối khí.
- B. Nhiệt độ và bề mặt tiếp xúc.
- C. Độ ẩm và nhiệt độ khối khí.
- D. Đặc tính và bề mặt tiếp xúc
Câu 2: Khí áp là gì?
- A. Các loại gió hành tinh và hoàn lưu khí quyển.
- B. Sức nén của khí áp lên các bề mặt ở Trái Đất.
- C. Thành phần chiếm tỉ trọng cao trong khí quyển.
- D. Sức ép của khí quyển lên bề mặt của Trái Đất
Câu 3: Ở hai bên xích đạo, gió thổi một chiều quanh năm từ vĩ độ 30 độ Bắc và Nam về xích đạo là gió?
A. Gió Tây ôn đới.
B. Gió Tín Phong.
C. Gió mùa đông Bắc.
D. Gió mùa đông Nam.
Câu 4: Gió Tín phong và gió Tây ôn đới không thổi thẳng theo hướng kinh tuyến mà hơi lệch về phía tay phải ở nửa cầu Bắc và về bên trái ở nửa cầu Nam là do
- A. ảnh hưởng của hướng địa hình.
- B. sự xen kẽ nhay giữa lục địa và đại dương.
- C. nguồn gốc hình thành.
- D. sự tác động của lực Côriôlit
Câu 5: Trên Trái Đất không có khối khí nào sau đây?
- A. Khối khí lục địa.
- B. Khối khí đại dương.
- C. Khối khí nguội.
- D. Khối khí nóng
Câu 6: Các hiện tượng khí tượng tự nhiên như: mây, mưa, sấm, chớp... hầu hết xảy ra ở tầng nào sau đây?
- A. Tầng đối lưu.
- B. Tầng nhiệt.
- C. Trên tầng bình lưu.
- D. Tầng bình lưu
Câu 7: Nguyên nhân sinh ra gió là do:
- A. Sự hoạt động của hoàn lưu khí quyển
- B. Sự phân bố xem kẽn của các đai áp
- C. Sự tác động của con người
- D. Sức hút của trọng lực Trái Đất
Câu 8: Trên Trái Đất gồm tất cả 7 đai khí áp cao và thấp, trong đó có
- A. 3 đai áp cao và 4 đai áp thấp.
- B. 5 đai áp cao và 2 đai áp thấp.
- C. 4 đai áp cao và 3 đai áp thấp.
- D. 2 đai áp cao và 5 đai áp thấp
Câu 9: Loại gió thổi thường xuyên từ đai áp cao chí tuyến về các đai áp thấp khoảng vĩ độ 60 độ là
- A. Gió Đông cực
- B. Gió Tây ôn đới
- C. Gió Tín phong
- D. Cả ba đều sai
Câu 10: Ở miền Trung nước ta, vào mùa hè có gió khô nóng thổi vào, đó là gió:
- A. Gió Nam.
- B. Gió Đông Bắc.
- C. Gió Tây Nam.
- D. Cả 3 câu trên đều sai
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | B | D | B | D | C |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | A | B | C | B | C |
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Gió Tín Phong còn được gọi là gió gì?
A. Gió núi - thung lũng
B. Gió Phơn
C. Gió Mậu Dịch
D. Gió Đông cực
Câu 2: Vì sao gió không thổi thẳng từ khu vực khí áp cao tới khu vực khí áp thấp mà lại lệch hướng?
- A. Quãng thời gian dài
- B. Tác động của con người
- C. Vận động tự quay của Trái Đất
- D. Trái Đất quay quanh Mặt Trời
Câu 3: Vào cuối tuần lớp An tổ chức một buổi dã ngoại ngoài trời và hoạt động chủ đạo là leo núi. Theo lịch trình, các thành viên trong lớp sẽ cùng nhau leo lên một ngọn núi có độ cao khoảng 1000m. Thời tiết hôm đó không quá lạnh, nhiệt độ rơi vào khoảng 25oC nhưng mẹ An lại dặn An phải mang theo một chiếc áo khoác mỏng. Theo em, điều đó có cần thiết không? Vì sao?
- A. Không cần thiết vì leo núi sẽ rất mất sức và cơ thể sẽ phải tỏa ra nhiều nhiệt lượng.
- B. Cần thiết vì nhiệt độ ở trên núi sẽ thấp hơn nhiệt độ dưới mặt đất.
- C. Cần thiết vì trên núi nhận được ít nhiệt lượng từ mặt trời hơn nên sẽ lạnh hơn
- D. Không cần vì nhiệt độ sẽ không chênh lệch quá nhiều
Câu 4: Gió Tây ôn đới là loại gió thổi từ
- A. cao áp cận nhiệt đới về hạ áp ôn đới.
- B. hạ áp ôn đới về cao áp cận chí tuyến.
- C. cao áp cận nhiệt đới về hạ áp Xích đạo.
- D. hạ áp ôn đới về cao áp cực.
Câu 5: Ý nào sau đây không đúng?
- A. Khối khí nóng: hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao.
- B. Khối khí lạnh: hình thành trên các vùng vĩ độ trung bình, có nhiệt độ tương đối thấp.
- C. Khối khí đại dương: hình thành trên các biển và đại dương, có độ ẩm lớn.
- D. Khối khí lục địa: hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối khô
Câu 6: Giá trị khí áp được thể hiện trong hình là bao nhiêu?
- A. 1012 mb
- B. 1013 mb
- C. 1014 mb
- D. 1015 mb
Câu 7: Bằng kiến thức đã học và hiểu biết thực tế, em hãy cho biết ý nào sau đây không đúng?
- A. Oxy là chất khí giúp duy trì sự sống của con người và các loài sinh vật, là nguyên tố cấu tạo nên các tế bào và hợp chất quan trọng,...
- B. Hơi nước trong khí quyển có vai trò hết sức quan trọng, là cơ sở tạo ra lớp nước trên Trái Đất, hình thành nên sự sống của muôn loài,...
- C. Trong không khí, khí Nitơ chiếm tỉ lệ nhỏ nhất và nó hầu như không có vai trò gì đối với sự sống trên Trái Đất.
- D. Khí cacbonic là chất khí tham gia vào quá trình quang hợp của thực vật, đồng thời là chất khí giúp giữ lại lượng nhiệt cần thiết cho Trái Đất đủ độ ấm, điều hoà đối với sự sống,...
Câu 8: Tại sao có khí áp?
- A. Không khí có trọng lượng
- B. Khí quyển có sức nén
- C. Không khí luôn chuyển động.
- D. Các hoạt động con người tạo ra bụi, khí
Câu 9: Hoạt động nào sau đây không sử dụng năng lượng gió?
- A. Thuyền buồm di chuyển trên biển
- B. Các tuabin chuyển hóa gió thành điện
- C. Hoạt động của các đập thủy điện
- D. Phi công nhảy dù từ máy bay
Câu 10: Ở chân núi của dãy núi X có nhiệt độ là 29oC, biết là dãy núi X cao 4500m. Vậy, ở đỉnh núi của dãy núi X có nhiệt độ là
- A. 1,5oC.
- B. 2,0oC.
- C. 2,5oC.
- D. 3,0oC.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | C | C | B | A | B |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | B | C | A | C | B |
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 (6 điểm). Thành phần chủ yếu của không khí gần mặt đất là gì? Nêu vai trò của từng thành phần.
Câu 2 (4 điểm). Cho biết khí quyển gồm những tầng nào?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) | - Thành phần chủ yếu của không khí gần mặt đất bao gồm: khí nitơ (78%), oxy (21%), hơi nước và các khí khác (1%). - Vai trò của oxy, hơi nước và khí carbonic đối với tự nhiên và đời sống: + Oxy là chất khí giúp duy trì sự sống của con người và các loài sinh vật, là nguyên tố cấu tạo nên các tế bào và hợp chất quan trọng,... + Hơi nước trong khí quyển có vai trò hết sức quan trọng, là cơ sở tạo ra lớp nước trên Trái + Đất, hình thành nên sự sống của muôn loài,... + Khí carbonic là chất khí tham gia vào quá trình quang hợp của thực vật, đồng thời là chất khí giúp giữ lại lượng nhiệt cần thiết cho Trái Đất đủ độ ấm, điều hoà đối với sự sống,... | 6 điểm |
Câu 2 (4 điểm) | Khí quyển gồm 3 tầng: tầng đối lưu, tầng bình lưu, các tầng cao của khí quyển (tầng giữa, tầng nhiệt, tầng khuếch tán) | 4 điểm |
ĐỀ 2
Câu 1 (6 điểm). Nêu đặc điểm chính của tầng đối lưu và tầng bình lưu
Câu 2 (4 điểm). Kể tên các đai áp cao và đai áp thấp trên bề mặt Trái Đất. Nhận xét về sự phân bố các đai khí áp.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) | Đặc điểm chính của tầng đối lưu và tầng bình lưu: - Tầng đối lưu: nhiệt độ giảm theo độ cao (trung bình cử lên cao 100 m, nhiệt độ lại giảm 0,6 C), không khí luôn luôn chuyển động theo chiều thẳng đứng. Tầng đối lưu là nơi sinh ra các hiện tượng thời tiết như mây, mua, sấm sét,... - Tầng bình lưu: nhiệt độ tăng theo độ cao, không khí luôn luôn chuyển động ngang. Lớp ôzôn trong tầng này giúp hấp thụ phần lớn bức xạ cực tím, bảo vệ sự sống trên Trái Đất. - Các tầng cao khác: càng lên cao không khí càng loãng, nhiệt độ càng giảm | 6 điểm |
Câu 2 (4 điểm) | - Các đai áp cao: đai áp cao cực, hai áp cao chí tuyển - Các đai áp thấp trên bề mặt Trái Đất: áp thấp ôn đới và áp thấp xích đạo - Sự phân bố của các đai khí áp ở hai nửa cầu: 7 đai khí áp này xem kẽ nhau và đối xứng nhau qua đai áp thấp xích đạo. | 4 điểm |
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Tầng nào sau đây của khí quyển nằm sát mặt đất?
- A. Tầng bình lưu.
- B. Trên tầng bình lưu.
- C. Tầng đối lưu.
- D. Tầng ion nhiệt.
Câu 2. Loại gió hành tinh nào sau đây hoạt động quanh năm ở nước ta?
- A. Gió Mậu dịch.
- B. Gió Đông cực.
- C. Gió mùa.
- D. Gió Tây ôn đới.
Câu 3. Gió Tín Phong còn được gọi là gió gì?
A. Gió núi - thung lũng
B. Gió Phơn
C. Gió Mậu Dịch
D. Gió Đông cực
Câu 4. Khí áp là gì?
- A. Các loại gió hành tinh và hoàn lưu khí quyển.
- B. Sức nén của khí áp lên các bề mặt ở Trái Đất.
- C. Thành phần chiếm tỉ trọng cao trong khí quyển.
- D. Sức ép của khí quyển lên bề mặt của Trái Đất
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (4 điểm): Nước ta chịu ảnh hưởng của những loại gió nào?
Câu 2 (2 điểm): Dựa vào những yếu tố nào để phân chia các tầng khí quyển?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
Đáp án | C | A | C | D |
Tự luận:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (4 điểm) | - Vào mùa đông (ở iền Bắc) - Mùa hạ ở miền Nam, nước ta chịu sự hoạt động của gió Tín phong Đông Bắc (gió mậu dịch) từ áp cao Xi-bia (Nga) thổi về. - Về mùa Hạ ở miền Bắc - mùa mưa ở miền Nam, thì Nam bộ rõ nét chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam thổi từ Vịnh Ben-gan (do áp thấp I-ran) tạo thành. Khi vượt qua Lào và dãy Trường Sơn, gió mùa Tấy Nam biến tính thành gió Lào (mang tính khô nóng rõ rệt) và gió đi qua miền Trung nước ta | 4 điểm |
Câu 2 (2 điểm) | Dựa vào sự thay đổi của nhiệt độ theo độ cao và sự khuếch tán của không khí vào vũ trụ để phân chia các tầng khí quyển | 2 điểm |
ĐỀ 2
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Đơn vị đo khí áp là gì?
- A. mg
- B. m/s
- C. mb
- D. cm
Câu 2. Sức ép của không khí lên bề mặt trái đất gọi là
- A. Lớp vỏ khí
- B. Gió
- C. Khối khí
- D. Khí áp
Câu 3. Trong các thành phần của không khí chiếm tỉ trọng lớn nhất là
- A. Khí nitơ.
- B. Khí cacbonic.
- C. Oxi.
- D. Hơi nước.
Câu 4. Từ mặt đất trở lên, có các tầng khí quyển lần lượt nào dưới đây?
- A. bình lưu, tầng cao của khí quyển, đối lưu.
- B. đối lưu, bình lưu, tầng cao của khí quyển.
- C. bình lưu, đối lưu, tầng cao của khí quyển.
- D. đối lưu, tầng cao của khí quyển, bình lưu.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (4 điểm): Vì sao chúng ta cần bảo vệ tầng ozon?
Câu 2 (2 điểm): Nêu các thành phần không khí gần bề mặt Trái Đất?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
Đáp án | C | D | A | B |
Tự luận:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (4 điểm) | Ozon là tầng khí rất mỏng. Nó như một lớp áo giáp bảo vệ sự sống cho Trái Đất, có tác dụng ngăn tia tử ngoại từ Mặt Trời chiếu thẳng xuống Trái Đất. Do tia tử ngoại có thể giết chết tế bào, hủy hoại nghiêm trọng lớp da người, giết chết cá và các sinh vật dưới nước, hủy hoại môi trường sinh thái khiến các hoại sinh vật khó có thể tồn tại và phát triển được. Một khi tầng ozon bị phá hoại thì một lượng lớn tia tử ngoại sẽ chiếu thẳng xuống gây tác hại cho con người và các sinh vật sống trên Trái Đất Do đó, chúng ta cần bảo vệ tầng ozon. Bảo vệ tầng ôzôn cũng chính là bảo vệ sự sống của chúng ta | 4 điểm |
Câu 2 (2 điểm) | Thành phần của không khi gần bề mặt đất chủ yếu là các khi: nito (78%), oxy (21%), hơi nước, khi carbonic và các khí khác (1%) | 2 điểm |