Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 6 kết nối Bài 10: cấu tạo trái đất. các mảng kiến tạo

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Địa lí 6 kết nối Bài 10: cấu tạo trái đất. các mảng kiến tạo. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 6 kết nối tri thức (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 10: CẤU TẠO TRÁI ĐẤT. CÁC MẢNG KIẾN TẠO

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Các địa mảng trong lớp vỏ Trái đất có đặc điểm:

  A. Di chuyển và tập trung ở nửa cầu Bắc.

  B. Di chuyển rất chậm theo hướng xô vào nhau hay tách xa nhau.

  C. Cố định vị trí tại một chỗ.

  D. Mảng lục địa di chuyển, mảng đại dương cố định.

Câu 2: Lục địa là gì?

  • A. Phần đất liền nổi lên trên bề mặt Trái Đất và các đảo, quần đảo.
  • B. Phần đất liền nổi lên trên bề mặt Trái Đất, có các đại dương bao bọc, không bao gồm các đảo và quần đảo.
  • C. Phần đất liền rộng lớn, gồm các đảo, quần đảo và bộ phận thềm lục địa bị chìm dưới nước biển.
  • D. Gồm các quần đảo và hòn đảo lớn nhỏ trên bề mặt Trái Đất

Câu 3: Các loại đá được hình thành do sự lắng đọng vật chất được gọi là đá

  • A. cẩm thạch.
  • B. ba dan.
  • C. mác-ma.
  • D. trầm tích.

Câu 4: Theo em đâu là tên một vành đai lửa lớn, tiêu biểu nhất trên thế giới

  • A. Đại Tây Dương
  • B. Thái Bình Dương
  • C. Ấn Độ Dương
  • D. Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a.

Câu 5: Lõi Trái Đất có độ dày bao nhiêu?

  • A. Trên 3000km
  • B. 1000 km
  • C. 1500 km
  • D. 2000 km

Câu 6: Đặc điểm nào dưới đây không phải của lớp lõi Trái Đất

  • A. Là lớp trong cùng của Trái Đất.
  • B. Có độ dày lớn nhất.
  • C. Nhiệt độ cao nhất.
  • D. Vật chất ở trạng thái rắn.

Câu 7: Cấu tạo của Trái Đất không bao gồm lớp nào sau đây?

  • A. Man-ti
  • B. Vỏ Trái Đất
  • C. Nhân (lõi)
  • D. Vỏ lục địa

Câu 8: Đâu là mảng đại dương của lớp vỏ Trái Đất:

  • A. Mảng Bắc Mĩ.
  • B. Mảng Phi.
  • C. Mảng Á – Âu.
  • D. Mảng Thái Bình Dương.

Câu 9: Ở bờ Tây Thái Bình Dương, vành đai động đất và núi lửa hình thanh do sự tiếp xúc của các địa mảng nào dưới đây?

  • A. Mảng Âu – Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Philippin, mảng Ấn Độ - Australia.
  • B. Mảng Phi, mảng Âu – Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Philippin.
  • C. Mảng Âu – Á mảng Thái Bình Dương, mảng Phi, mảng Ấn Độ - Australia.
  • D. Mảng Âu – Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Nazca, mảng Ấn Độ - Australia

Câu 10: Những vùng bất ổn của trái đất thường nằm ở

  • A. trên các lục địa.
  • B. giữa các đại dương.
  • C. các vùng gần cực.
  • D. vùng tiếp xúc các mảng kiến tạo.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánBBDBA
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánDDDAD



 

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Vật chất ở nhân trái đất có đặc điểm

  • A. Là những chất khí có tinh phóng xạ cao.
  • B. Là những phi kim loại có tính cơ động cao.
  • C. là những kim loại nhẹ, vật chất ở trạng thái hạt.
  • D. là những kim loại nặng nhân ngoài vật chất ở trạng thái lỏng, nhân trong vật chất ở trạng thái rắn.

Câu 2: Quan sát hình ảnh và cho biếy ý nào sau đây không đúng.

  • A. Các địa mảng xô vào nhau là mảng Thái Bình Dương và mảng Nam Cực
  • B. Các địa mảng tách xa nhau là mảng Bắc Mỹ và mảng Phi
  • C. Địa mảng Phi có xu hướng trượt lên mảng Ấn Độ-Ỗtrâylia
  • D. A và B đúng

Câu 3: Lớp vỏ Trái Đất không có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Rất dày và chiếm khoảng 1/4 khối lượng của Trái Đất.
  • B. Vật chất ở trạng thái rắn chắc.
  • C. Cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau.
  • D. Nơi tồn tại các thành phần khác của Trái Đất như không khí, nước, các sinh vật… và cả xã hội loài người.

Câu 4: Quan sát hình và cho biết, địa mảng nào tách xa địa mảng Á – Âu ở phía Tây?

  • A. Mảng Bắc Mĩ.
  • B. Mảng Nam Mĩ.
  • C. Mảng Thái Bình Dương.
  • D. Mảng Phi.

Câu 5: Ý nào sau đây không đúng khi nói về vành đai lửa Thái Bình Dương?

  • A. Có dạng tương tự vành móng ngựa và trải dài trong khoảng 40000km.
  • B. là cách gọi một khu vực rộng lớn bao gồm một chuỗi các núi lửa, các điểm thường xảy ra động đất và các mảng kiến tạo bao quanh khu vực Thái Bình Dương.
  • C. Không phải hệ quả trực tiếp của các hoạt động kiến tạo địa tầng.
  • D. Khoảng 90% tổng số cơn địa chấn toàn thế giới xảy ra dọc theo khu vực này.

Câu 6: Vật chất nóng chảy trong lớp man-ti gọi là

  • A. mac-ma
  • B. dung nham
  • C. badan
  • D. núi lửa

Câu 7: Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về quá trình di chuyển các mảng kiến tạo?

  • A. Tách rời nhau.
  • B. Xô vào nhau.
  • C. Hút chờm lên nhau.
  • D. Gắn kết với nhau.

Câu 8: Nhật Bản là một trong những quốc gia chịu nhiều tác động của động đất và núi lửa nhất trên thế giới. Cho biết Nhật Bản nằm ở nơi tiếp xúc với những mảng nào?

  • A. Mảng Âu – Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Ấn Độ - Australia.
  • B. Mảng Âu – Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Phi.
  • C. Mảng Âu – Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Philippin.
  • D. Mảng Âu – Á, mảng Phi, mảng Philippin.

Câu 9: Lớp có vai trò quan trọng đối với đời sống các loài sinh vật trên trái đất là:

  • A. Lớp vỏ
  • B. Lớp trung gian
  • C. Lớp lõi
  • D. Tất cả đều đúng

Câu 10: Dựa vào bản đồ, cho biết đại dương lớn nhất là đại dương nào?

  • A. Đại Tây Dương
  • B. Thái Bình Dương
  • C. Bắc Băng Dương
  • D. Ấn Độ Dương

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánDCAAC
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánADCAB



 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (6 điểm). Phân tích cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất?

Câu 2 (4 điểm). Trình bày hệ quả của hai mảng chuyển động xô vào nhau?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

 + Dày từ 5 - 70 km, rắn chắc; càng xuống sâu, nhiệt độ càng cao, nhưng tối đa chi đến 1000°C.  + Vỏ Trái Đất gồm 2 loại: Lớp vỏ lục địa dày trung bình khoảng 50 km và bao phủ khoảng 40% hành Đất. Vò đại dương mỏng, độ dày dưới 20 km.

tỉnh. Vỏ đại dương bao phủ khoảng 60% bề mặt Trái

 + Vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi các đá rắn. Các loại đá được hình thành bởi đá nóng chảy từ dưới sâu trong lòng đất phun lên và đông cứng lại, gọi là đá mắc-ma (ví dụ: đá granit, đá ba-dan...). Các loại đá được hình thành do sự lắng đọng vật chất được gọi là đá trầm tích (ví dụ: đá sét, đá vôi, đá cát...).

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Khi các mảng chuyển động xô vào nhau, ở nơi tiếp giáp giữa hai mảng có nhiều núi lửa, thường xảy ra động đất và có thể có cả sóng thần; một số nơi hình thành các vực biển sâu

4 điểm



 

ĐỀ 2

Câu 1 (6 điểm). Phân tích cấu tạo của lõi Trái Đất?

Câu 2 (4 điểm). Vỏ Trái Đất có vai trò như thế nào đối với đời sống và hoạt động của con người?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

 - Lõi Trái Đất: Dày gần 3400 km; lỏng ở ngoài, rắn ở trong, nhiệt độ cao nhất khoảng 5000°C.  + Lõi bên ngoài, dày khoảng 2.200 km, chủ yếu gồm sắt lòng và niken. Hợp kim Nife của lõi bên ngoài rất nóng, từ 4.500°C đến 5.500°C.  + Lõi bên trong là một khối cầu nóng, dày đặc, chủ yếu là sắt, dày khoảng 1.220 km. Nhiệt độ lõi bên trong khoảng 5.200°C.

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Vai trò của vỏ Trái Đất đối với đời sống và hoạt động của con người:

Vỏ Trái Đất là nơi tồn tại các thành phần khác của Trái Đất như không khí, nước, sinh vật... và là nơi sinh sống, hoạt động của xã hội loài người

4 điểm



 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Ý nào sau đây không đúng khi nói về vành đai lửa Thái Bình Dương?

  • A. Có dạng tương tự vành móng ngựa và trải dài trong khoảng 40000km.
  • B. là cách gọi một khu vực rộng lớn bao gồm một chuỗi các núi lửa, các điểm thường xảy ra động đất và các mảng kiến tạo bao quanh khu vực Thái Bình Dương.
  • C. Không phải hệ quả trực tiếp của các hoạt động kiến tạo địa tầng.
  • D. Khoảng 90% tổng số cơn địa chấn toàn thế giới xảy ra dọc theo khu vực này 

Câu 2. Cấu tạo của Trái Đất không bao gồm lớp nào sau đây?

  • A. Man-ti
  • B. Vỏ Trái Đất
  • C. Nhân (lõi)
  • D. Vỏ lục địa

Câu 3.  Quan sát hình và cho biết, địa mảng nào tách xa địa mảng Á – Âu ở phía Tây?

  • A. Mảng Bắc Mĩ.
  • B. Mảng Nam Mĩ.
  • C. Mảng Thái Bình Dương.
  • D. Mảng Phi

Câu 4. Vật chất ở nhân trái đất có đặc điểm

  • A. Là những chất khí có tinh phóng xạ cao.
  • B. Là những phi kim loại có tính cơ động cao.
  • C. là những kim loại nhẹ, vật chất ở trạng thái hạt.
  • D. là những kim loại nặng nhân ngoài vật chất ở trạng thái lỏng, nhân trong vật chất ở trạng thái rắn.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Hiện nay, quốc gia nào trên thế giới đang phải chịu hậu quả nặng nề nhất của các hiện tượng động đất, sóng thần? Vì sao?

Câu 2 (2 điểm): Trong 3 lớp câu tạo của Trái Đất, lớp nào được coi là quan trọng nhất? Vì sao?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánCDAD

Tự luận:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

Quốc gia hiện đang phải hứng chịu hậu quả nặng nề nhất từ các trận động đất, sóng thần là Nhật Bản. Vì Nhật Bản là quốc gia nằm trên 'vành đai lửa' Thái Bình Dương – một khu vực bất ổn của lớp vỏ Trái Đất. Vành đai lửa Thái Bình Dương là hệ quả trực tiếp của các hoạt động kiến tạo địa tầng và của sự chuyển động, va chạm giữa các mảng kiến tạo trên bề mặt Trái Đất4 điểm

Câu 2

(2 điểm)

Lớp vỏ là quan trọng nhất vì nó là nới chứa các thành phần tự nhiên, và là nơi tồn tại hoạt động của xã hội loài người.

2 điểm



 

 

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Lớp man-ti tồn tại ở trạng thái nào sau đây?

  • A. Rắn.
  • B. Lỏng.
  • C. Quánh dẻo.
  • D. Khí. 

Câu 2. Nhiệt độ cao nhất của Trái Đất tập trung ở đâu?

  • A. vỏ Trái Đất.
  • B. lớp trung gian.
  • C. thạch quyển.
  • D. lõi Trái Đất.

Câu 3. Trái đất gồm 3 lớp, từ ngoài vào trong bao gồm

  • A. Lớp vỏ trái đất, lớp Manti trên, lớp nhân trong.
  • B. Lớp vỏ trái đất, lớp Manti, lớp nhân trong.
  • C. Lớp nhân trong . lớp Manti, lớp vỏ lục địa.
  • D. Lớp Manti, lớp vỏ lục địa, lớp nhân

Câu 4. Lớp vỏ Trái Đất không có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Rất dày và chiếm khoảng 1/4 khối lượng của Trái Đất.
  • B. Vật chất ở trạng thái rắn chắc.
  • C. Cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau.
  • D. Nơi tồn tại các thành phần khác của Trái Đất như không khí, nước, các sinh vật… và cả xã hội loài người.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Kể tên các địa mảng lớn của Trái Đất. Việt Nam nằm ở địa mảng nào?

Câu 2 (2 điểm): Dãy núi trẻ An-đét ở Nam Mỹ được hình thành do sự va chạm giữa các mảng kiến tạo nào?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánADBA

Tự luận:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

 - Bảy địa mảng chính cấu tạo nên lớp vỏ Trái đất:

  • Mảng Thái Bình Dương
  • Mảng Âu - Á
  • Mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a
  • Mảng châu Phi
  • Mảng Bắc Mỹ
  • Mảng Nam Mỹ
  • Mảng Nam Cực

 - Việt Nam nằm ở mảng Âu – Á

4 điểm

Câu 2

(2 điểm)

Do sự xô vào nhau giữa mảng Nam Mỹ và mảng Phi

2 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay