Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 6 kết nối Bài 6: trái đất trong hệ mặt trời

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Địa lí 6 kết nối Bài 6: trái đất trong hệ mặt trời. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 6 kết nối tri thức (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 6: TRÁI ĐẤT TRONG HỆ MẶT TRỜI

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Trong hệ Mặt Trời, Trái Đất ở vị trí nào theo thứ tự xa dần Mặt Trời?

  • A. Vị trí thứ 3.
  • B. Vị trí thứ 5.
  • C. Vị trí thứ 9.
  • D. Vị trí thứ 7

Câu 2: Cho bảng số liệu sau:

Hãy nhận xét nào sau đây không đúng về Trái Đất so với các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời.

  • A. Trái Đất có diện tích bề mặt lớn hơn Thùy Tinh, Kim Tinh và Hỏa Tinh.
  • B. Trái đất đứng thứ 6 cả về bán kính xích đạo và diện tích bề mặt trong hệ Mặt Trời.
  • C. Diện tích bề mặt Trái Đất lớn hơn rất nhiều so với Kim tinh.
  • D. Mộc tinh có diện tích bề mặt và bán kính Xích Đạo lớn nhất, chỉ sau Mặt Trời

Câu 3: Trái Đất có bán kính ở Xích đạo là

  • A. 6356 km.
  • B. 6387 km.
  • C. 6378 km.
  • D. 6365 km.

Câu 4: Nguyên nhân chủ yếu trên Trái Đất lại tồn tại sự sống là do

  • A. dạng hình cầu và thực hiện nhiều chuyển động.
  • B. khoảng cách phù hợp từ Trái Đất đến Mặt Trời.
  • C. kích thước rất lớn để nhận ánh sáng từ Mặt Trời.
  • D. sự phân bố xen kẽ nhau của lục địa và đại dương

Câu 5: Hành tinh đứng đầu tiên trong Hệ Mặt Trời là

  • A. Sao Kim.
  • B. Sao Thủy.
  • C. Trái Đất.
  • D. Sao Hỏa.

Câu 6: Ở vị trí A hay B sẽ nhìn thấy con thuyền ở vị trí xa nhất? Vì sao? 

  • A. Ở vị trí A có thể nhìn thấy con thuyền xa nhất vì theo quan sát, góc nhìn ở vị trí A là khá rộng.
  • B. Ở vị trí B sẽ có thể nhìn được con thuyền xa nhất vì vị trí B cao hơn vị trí A.
  • C. Ở vị trí B sẽ nhìn thấy con thuyền xa nhất vì Trái Đất là hình cầu chứ ko phải mặt phẳng, ở vị trí càng cao thì sẽ càng nhìn được xa hơn. 
  • D. Đứng ở cả 2 vị trí đều có thể quan sát được vì tầm bao quát ở vị trí A và B chênh lệch nhau không đáng kể.

Câu 7: Dựa vào hình sau, có thể tính được chu vi Xích đạo của Trái Đất là:

  • A. 2354,75 km
  • B. 40053,84 km
  • C. 5670,57 km
  • D. 6081 km

Câu 8: Vị trí thứ 4 trong Hệ Mặt Trời là hành tinh nào dưới đây?

  • A. Trái Đất.
  • B. Sao Mộc.
  • C. Sao Hỏa.
  • D. Sao Thổ.

Câu 9: Trái Đất có dạng hình cầu nên xuất hiện hiện tượng nào dưới đây?

  • A. Luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng và một nửa không được chiếu sáng.
  • B. Bất kì thời điểm nào trong ngày cũng nhận được Mặt Trời chiếu sáng suốt 24h.
  • C. Trên Trái Đất khu vực nào cũng có 4 mùa điển hình với ngày đêm dài bằng nhau.
  • D. Trái Đất thực hiện nhiều chuyển động trong một năm nên gây ra nhiều thiên tai.

Câu 10: Để thuyết phục người khác rằng: Trái Đất có dạng hình khối cầu, em có thể sử dụng các dẫn chứng nào sau đây:

  • A. Ảnh chụp Trái Đất tự vệ tinh.
  • B. Bóng Trái Đất che Mặt Trăng vào đêm nguyệt thực.
  • C. A và B sai
  • D. A và B đúng

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánABBBB
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánCBCAD



 

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Trái Đất có dạng hình gì?

  • A. Hình tròn.
  • B. Hình vuông.
  • C. Hình cầu.
  • D. Hình bầu dục.

Câu 2: Nếu xếp theo thứ tự khoảng cách gần dần Mặt Trời ta sẽ có

  • A. Hỏa Tinh, Trái Đất, Thuỷ Tinh, Hoả Tinh.
  • B. Hỏa Tinh, Trái Đất, Kim Tinh, Thuỷ Tinh.
  • C. Thuỷ Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hoả Tinh.
  • D. Hỏa Tinh, Thuỷ Tinh, Hoả Tinh, Trái Đất.

Câu 3: Các hành tinh trong hệ Mặt Trời được sắp xếp như thế nào trong hệ Mặt Trời từ gần đến xa?

  • A. Hải Vương - Sao Thủy - Sao Kim - Trái Đất - Sao Hỏa - Sao Mộc - Sao Thổ - Thiên Vương.
  • B. Thiên Vương - Hải Vương - Trái Đất - Sao Kim - Sao Thủy - Sao Hỏa - Sao Mộc - Sao Thổ.
  • C. Sao Mộc - Sao Kim - Trái Đất - Sao Hỏa - Sao Thủy - Sao Thổ - Thiên Vương - Hải Vương.
  • D. Sao Thủy - Sao Kim - Trái Đất - Sao Hỏa - Sao Mộc - Sao Thổ - Thiên Vương - Hải Vương.

Câu 4: Mặt Trời và các hành tinh chuyển động xung quanh nó tạo thành:

  • A. Thiên hà.
  • B. Hệ Mặt Trời.
  • C. Trái Đất.
  • D. Dải ngân hà.

Câu 5: Khi đứng ở bờ quan sát một con tàu từ xa vào bờ, đầu tiên ta chỉ nhìn thấy ống khói, sau đó là một phần thân tàu, cuối cùng ta mới nhìn thấy toàn bộ con tàu. Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết lí giải nào sau đây là đúng

  • A. Vì Trái Đất quay quanh Mặt Trời
  • B. Vì Trái Đất vừa quay quanh Mặt Trời vừa tự quay quanh trục nên hướng di chuyển của các vật thể trên bề mặt Trái Đất có những đặc tính riêng.
  • C. Vì bề mặt Trái Đất có hình cầu thuyền đang di chuyển trên bề mặt hình cầu, không phải một mặt phẳng
  • D. Do những yếu tố chi phối tầm nhìn trên biển.

Câu 6: Trái Đất có dạng hình cầu nên xuất hiện hiện tượng nào dưới đây?

  • A. Luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng và một nửa không được chiếu sáng.
  • B. Bất kì thời điểm nào trong ngày cũng nhận được Mặt Trời chiếu sáng suốt 24h.
  • C. Trên Trái Đất khu vực nào cũng có 4 mùa điển hình với ngày đêm dài bằng nhau.
  • D. Trái Đất thực hiện nhiều chuyển động trong một năm nên gây ra nhiều thiên tai.

Câu 7: Người ta xây dựng các đài quan sát ở ven biển không phải vì lí do nào sau đây?

  • A. Các đài quan sát giúp tăng tầm nhìn xa, có thể quan sát và kiểm tra một cách bao quát hơn.
  • B. Khi tàu thuyền bị mất phương hướng trên biển có thể dựa vào vị trí các đài quan sát để di chuyển.
  • C. Các đài quan sát có vai trò quan trọng trong việc cứu hộ tàu thuyền ra khơi gặp nạn.
  • D. Là nơi tránh trú mưa bão khẩn cấp cho các thủy thủ.

Câu 8: Hệ Mặt Trời gồm có Mặt Trời và bao nhiêu hành tinh khác nhau?

  • A. 8.
  • B. 9.
  • C. 7.
  • D. 10.

Câu 9: Hành tinh nào sau đây trong hệ Mặt Trời có sự sống?

  • A. Trái Đất.
  • B. Sao Kim.
  • C. Mặt Trăng.
  • D. Sao Thủy.

Câu 10: Nguyên nhân chủ yếu trên Trái Đất lại tồn tại sự sống là do

  • A. dạng hình cầu và thực hiện nhiều chuyển động.
  • B. khoảng cách phù hợp từ Trái Đất đến Mặt Trời.
  • C. kích thước rất lớn để nhận ánh sáng từ Mặt Trời.
  • D. sự phân bố xen kẽ nhau của lục địa và đại dương.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánCBDBC
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánADAAB



 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (6 điểm). Bằng hiểu biết và các thông tin, hình ảnh trong bài, em hãy nêu một số ví dụ để thuyết phục bạn đó rằng Trái Đất có dạng khối cầu

Câu 2 (4 điểm). Dựa vào hình sau, em hãy tính chu vi Xích đạo của Trái Đất.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Một số sự kiện và hiện tượng chứng tỏ Trái Đất hình cầu: 

 - Trái đất có hình cầu vì Trái Đất có bán kinh Xích đạo là 6 378 km, diện tích bề mặt là 510 triệu    - Có hiện tượng ngày đêm và độ dài của nó.   - 20/09/1519: Magellan bắt đầu hành trình vòng quanh thế giới  - Dạng khối cầu của Trái Đất chụp từ vệ tinh  - Khi nguyệt thực xảy ra (Trái đất từ từ di chuyển vào giữa, thẳng hàng với Mặt trăng và Mặt trời), phần tối trên bề mặt Mặt trăng có hình tròn. Đây chính là bóng của Trái đất, cũng chính là đầu mối tuyệt vời chứng minh hành tinh của chúng ta có dạng hình cầu.

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Chu vi xích đạo của Trái đất là: 2 x 3.14,x 6378 = 40053.84 km

4 điểm



 

ĐỀ 2

Câu 1 (6 điểm). Hình dạng và kích thước của Trái đất có mối quan hệ như thế nào với sự phân bố các dạng địa hình trên bề mặt Trái đất?

Câu 2 (4 điểm). Khi đứng ở bờ quan sát một con tàu từ xa vào bờ, đầu tiên ta chỉ nhìn thấy ống khói, sau đó là một phần thân tàu, cuối cùng ta mới nhìn thấy toàn bộ con tàu. Dựa vào kiến thức đã học về hình dạng Trái Đất để giải thích cho hiện tượng đó.

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Hình dạng và kích thước của Trái đất có ảnh hưởng lớn đến sự phân bố các dạng địa hình trên bề mặt Trái đất.

 - Hình dạng của Trái đất: Trái đất có hình cầu dẹt ở hai cực, nên các dạng địa hình ở hai cực thường thấp hơn các dạng địa hình ở xích đạo.  - Kích thước của Trái đất: Trái đất có kích thước lớn, nên lực hấp dẫn của Trái đất mạnh, gây ra hiện tượng nén chặt các vật chất ở bên trong Trái đất, dẫn đến sự hình thành các dạng địa hình cao, lồi ở trung tâm Trái đất và các dạng địa hình thấp, lõm ở xung quanh.

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Vào thời cổ đại, hầu hết con người đều nghĩ Trái Đất là một mặt phằng, tuy nhiên sau này triết gia người Hy Lạp đã chứng minh rằng Trái Đất hình cầu. Điều này lí giải tại sao chúng ta lại nhìn thấy ống khói của con thuyền trước, vì thuyền đang di chuyển trên bề mặt hình cầu, không phải một mặt phẳng

4 điểm



 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Nguyên nhân chủ yếu trên Trái Đất lại tồn tại sự sống là do

  • A. dạng hình cầu và thực hiện nhiều chuyển động.
  • B. khoảng cách phù hợp từ Trái Đất đến Mặt Trời.
  • C. kích thước rất lớn để nhận ánh sáng từ Mặt Trời.
  • D. sự phân bố xen kẽ nhau của lục địa và đại dương. 

Câu 2. Các hành tinh trong hệ Mặt Trời được sắp xếp như thế nào trong hệ Mặt Trời từ gần đến xa?

  • A. Hải Vương - Sao Thủy - Sao Kim - Trái Đất - Sao Hỏa - Sao Mộc - Sao Thổ - Thiên Vương.
  • B. Thiên Vương - Hải Vương - Trái Đất - Sao Kim - Sao Thủy - Sao Hỏa - Sao Mộc - Sao Thổ.
  • C. Sao Mộc - Sao Kim - Trái Đất - Sao Hỏa - Sao Thủy - Sao Thổ - Thiên Vương - Hải Vương.
  • D. Sao Thủy - Sao Kim - Trái Đất - Sao Hỏa - Sao Mộc - Sao Thổ - Thiên Vương - Hải Vương

Câu 3. Vị trí thứ 4 trong Hệ Mặt Trời là hành tinh nào dưới đây?

  • A. Trái Đất.
  • B. Sao Mộc.
  • C. Sao Hỏa.
  • D. Sao Thổ.

Câu 4. Hành tinh đứng đầu tiên trong Hệ Mặt Trời là

  • A. Sao Kim.
  • B. Sao Thủy.
  • C. Trái Đất.
  • D. Sao Hỏa.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Hình dạng và kích thước của Trái đất có mối quan hệ như thế nào với sự phân bố các dạng địa hình trên bề mặt Trái đất?

Câu 2 (2 điểm): Khi vẽ 360 kinh tuyến trên đường xích đạo của quả Địa Cầu thì mỗi kinh tuyến cách nhau bao nhiêu km?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánBDCB

Tự luận:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

Hình dạng và kích thước của Trái đất có ảnh hưởng lớn đến sự phân bố các dạng địa hình trên bề mặt Trái đất.

 - Hình dạng của Trái đất: Trái đất có hình cầu dẹt ở hai cực, nên các dạng địa hình ở hai cực thường thấp hơn các dạng địa hình ở xích đạo.  - Kích thước của Trái đất: Trái đất có kích thước lớn, nên lực hấp dẫn của Trái đất mạnh, gây ra hiện tượng nén chặt các vật chất ở bên trong Trái đất, dẫn đến sự hình thành các dạng địa hình cao, lồi ở trung tâm Trái đất và các dạng địa hình thấp, lõm ở xung quanh

4 điểm

Câu 2

(2 điểm)

Độ dài của đường xích đạo là 40076 km.

Khoảng cách giữa mỗi kinh tuyến bằng 40076 : 360 = 111 km

2 điểm



 

 

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Mặt Trời và các hành tinh chuyển động xung quanh nó tạo thành:

  • A. Thiên hà.
  • B. Hệ Mặt Trời.
  • C. Trái Đất.
  • D. Dải ngân hà.

Câu 2. Trong hệ Mặt Trời, Trái Đất ở vị trí nào theo thứ tự xa dần Mặt Trời?

  • A. Vị trí thứ 3.
  • B. Vị trí thứ 5.
  • C. Vị trí thứ 9.
  • D. Vị trí thứ 7

Câu 3. Dựa vào hình sau, có thể tính được chu vi Xích đạo của Trái Đất là:

  • A. 2354,75 km
  • B. 40053,84 km
  • C. 5670,57 km 
  • D. 6081 km

Câu 4. Trái Đất có dạng hình cầu nên xuất hiện hiện tượng nào dưới đây?

  • A. Luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng và một nửa không được chiếu sáng.
  • B. Bất kì thời điểm nào trong ngày cũng nhận được Mặt Trời chiếu sáng suốt 24h.
  • C. Trên Trái Đất khu vực nào cũng có 4 mùa điển hình với ngày đêm dài bằng nhau.
  • D. Trái Đất thực hiện nhiều chuyển động trong một năm nên gây ra nhiều thiên tai.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Phân biệt thiên thể, sao, hành tinh và vệ tinh?

Câu 2 (2 điểm): Nêu quỹ đạo chuyển động quanh Mặt Trời của các hành tinh?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánBABA

Tự luận:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

 - Thiên thể là nhũng khối vật chất trong vũ trụ có hình dạng, kích thước khác nhau.  - Các thiên thể mà tự mình có ánh sáng thì được gọi là các ngôi sao. Ví du: Mặt Trời là môt ngôi sao.   - Tám thiên thể chuyển động quanh Mặt Trời được gọi là tám hành tinh. Các hành tinh không có ánh sáng, mà chỉ phản chiếu ánh sáng Mặt Trời.  - Vệ tinh là các thiên thế chuyên động xung quanh các hành tinh.4 điểm

Câu 2

(2 điểm)

Các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời với quỹ đạo có dạng gần tròn và quay theo chiều ngược kim đồng hồ (từ tây sang đông).

2 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay