Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 6 kết nối Bài 3: tỉ lệ bản đồ. tính khoảng cách thực tế dựa vào tỉ lệ bản đồ

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Địa lí 6 kết nối Bài 3: tỉ lệ bản đồ. tính khoảng cách thực tế dựa vào tỉ lệ bản đồ. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 6 kết nối tri thức (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 3: TỈ LỆ BẢN ĐỒ. TÍNH KHOẢNG CÁCH THỰC TẾ DỰA VÀO TỈ LỆ BẢN ĐỒ

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Tỉ lệ bản đồ càng lớn thì mức độ chi tiết của bản đồ càng

  • A. nhỏ.
  • B. thấp.
  • C. cao.
  • D. vừa.

Câu 2: Dựa vào số ghi tỉ lệ đối với bản đồ 1:200.000, 6cm trên bản đồ tương ứng trên thực địa là:

  • A. 10km
  • B. 12km
  • C. 16km
  • D. 20km

Câu 3: Tỉ lệ bản đồ chỉ rõ

  • A. độ lớn của bản đồ so với ngoài thực địa.
  • B. khoảng cách thu nhỏ nhiều hay ít so với quả Địa cầu.
  • C. mức độ thu nhỏ khoảng cách được vẽ trên bản đồ so với thực địa.
  • D. độ chính xác của bản đồ so với thực địa.

Câu 4: Tỉ lệ bản đồ 1 : 6.000.000 có nghĩa là:

  • A. 1 cm trên bản đồ bằng 60 km trên thực địa.
  • B. 1 cm Irên bản đồ bằng 6.000 m trên thực địa.
  • C. 1 cm trên bản đồ hằng 600 m trên thực địa.
  • D. 1 cm trên hản đồ bằng 6 km trên thực địa.

Câu 5: Mẫu số càng nhỏ thì tỉ lệ bản đồ càng

  • A. rất nhỏ.
  • B. nhỏ.
  • C. trung bình.
  • D. lớn.

Câu 6: Trong các cách ghi sau, cách ghi đúng để ghi tỉ lệ bản đồ là:

  • A. 1/1000
  • B. 1-1000
  • C. 1x1000
  • D. 1:1000

Câu 7: Đâu là bản đồ có tỉ lệ trung bình?

  • A. 1 : 500.000
  • B. 1 : 150.000
  • C. 1 : 100.000
  • D. 1 : 2000.000

Câu 8: Bản đồ có thước tỉ lệ như sau:

Cho biết 5cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực địa?

  • A. 2 km
  • B. 5 km.
  • C. 10 km.
  • D. 8 km.

Câu 9: Trong các tỉ lệ bản đồ sau đây, tờ bản đồ nào có mức độ chi tiết cao nhất?

  • A. 1: 7.500
  • B. 1: 15.000
  • C. 1: 200.000
  • D. 1: 1.000.000

Câu 10: Bản đồ có tỉ lệ nhỏ nhất là

  • A. 1 : 900.000
  • B. 1 : 100.000
  • C. 1 : 3000.000
  • D. 1 : 1000.000

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánCBCAD
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánDABAC



 

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Ý nào sau đây không đúng?

  • A. Tỉ lệ số là một phân số luôn có tử là 1. Mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ và ngược lại.
  • B. Tỉ lệ số là một phân số luôn có tử là 1. Mẫu số càng nhỏ thì tỉ lệ càng nhỏ và ngược lại.
  • C. Tỉ lệ thước là tỉ lệ được vẽ dưới dạng thước đo tính sẵn, mỗi đoạn đều ghi số đo độ dài tương ứng trên thực tế.
  • D. Bản đồ dùng tỉ lệ số hay tỉ lệ thước đều không làm sai lệch tỉ lệ chung của bản đồ.

Câu 2: Một mảnh đất được vẽ trên bản đồ tỉ lệ 1: 2000 có chiều dài là 5cm, chiều rộng là 3cm. Diện tích thực tế của mảnh đất đó là:

  • A. 30000cm²
  • B. 6000000cm²
  • C. 3000m²
  • D. 6000m2

Câu 3: Bản đồ nào thể hiện các đối tượng địa lí có độ chi tiết cao, có độ chính xác và đầy đủ nhất trong các bản đồ sau?

  • A. Bản đồ có tỉ lệ 1: 250.000
  • B. Bản đồ có tỉ lệ 1: 50.000
  • C. Bản đồ có tỉ lệ 1: 150.000
  • D. Bản đồ có tỉ lệ 1: 5.000.000

Câu 4: Dùng tỉ lệ cho biết đối với bản đồ có tỉ lệ 1:5.000.000, 8cm trên bản đồ tương ứng với bao nhiêu kilomet trên thực địa:

 A. 200km

  • B. 300km
  • C. 400km
  • D. 500kam

Câu 5: Quan sát bản đồ hình 1, SGK (trang 107), dựa vào tỉ lệ thước hoặc tỉ lệ số, tìm quãng đường ngắn nhất để đi từ Hội trường Thống Nhât đến Chợ Bến Thành?

 



 

  • A. Đi thẳng theo đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, sau đó rẽ vào đại lộ Lê Lợi. Chợ Bến Thành ở phía bên phải, ngã ba giao giữa Đại lộ Lê Lợi và đường Lê Lai.
  • B. Đi theo đường Huyền Trân Công chúa, sau đó rẽ vào đường Nguyễn Du, sau đó rẽ trái sang đường Trương Định, đến ngã ba Lê Lai – Phạm Hồng Thái thì rẽ trái, chợ Bến Thành nằm ở phía bên trái, ngã ba giao giữa Đại lộ Lê Lợi và đường Lê Lai.
  • C. Hai cách đi trên đều nhanh như nhau
  • D. Hai cách đi trên chưa phải cách đi nhanh nhất

Câu 6: Bản đồ có tỉ lệ 1:5.000.000, cho biết 4 cm trên bản đồ ứng với:

  • A.150 km trên thực địa.
  • B. 200 km trên thực địa.
  • C. 250 km trên thực địa.
  • D. 300 km trên thực địa.

Câu 7: Các dạng biểu hiện của tỉ lệ bản đồ gồm

  • A. Tỉ lệ số và tỉ lệ thức.
  • B. Tỉ lệ khoảng cách và tỉ lệ thước.
  • C. Tỉ lệ thức và tỉ lệ khoảng cách.
  • D. Tỉ lệ số và tỉ lệ thước.

Câu 8: Quãng đường từ Hà Nội đến thành phố Nam Định là 90km. Trên bản đồ tỉ lệ 1:1000000 quãng đường đó dài bao nhiêu xăng-ti-mét?

  • A. 9cm
  • B. 90cm
  • C. 900cm
  • D. 9000cm

Câu 9: Cho biết bản đồ A có tỉ lệ: 1 : 500.000, bản đồ B có tỉ lệ 1 : 20.000.000. So sánh tỉ lệ và mức độ thể hiện các đối tượng địa lí giữa bản đồ A với bản đồ B ?

  • A. Bản đồ A có tỉ lệ bé hơn và các đối tượng địa lí được biểu hiện ít hơn.
  • B. Bản đồ A có tỉ lệ lớn hơn và các đối tượng địa lí được biểu hiện ít hơn.
  • C. Bản đồ A có tỉ lệ bé hơn và các đối tượng địa lí được biểu hiện chi tiết hơn.
  • D. Bản đồ A có tỉ lệ lớn hơn và các đối tượng địa lí được biểu hiện chi tiết hơn.

Câu 10: Trong các tỉ lệ bản đồ sau đây, tờ bản đồ nào có mức độ chi tiết thấp nhất?

  • A. 1: 7.500
  • B. 1: 15.000
  • C. 1: 200.000
  • D. 1: 1.000.000

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánBDBCA
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánBDADD



 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (6 điểm). So sánh sự khác nhau giữa tỉ lệ số và tỉ lệ thước. Để biết khoảng cách thực tế của hai điểm A và B, ta làm như thế nào?

Câu 2 (4 điểm). Khoảng cách từ Hà Nội đến Hải Phòng là 105 km. Trên một bản đồ Việt Nam, khoảng cách giữa hai thành phố đo được 15 cm. Vậy bản đồ đó có tỉ lệ bao nhiêu?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Tỉ lệ sốTỉ lệ thước
Là một phân số luôn có tử là 1. Mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ và ngược lại.Là tỉ lệ được vẽ dưới dạng thước đo tính sẵn, mỗi đoạn đều ghi số đo độ dài tương ứng trên thực địa.

Muốn biết khoảng cách thực tế của hai điểm A và B, ta dùng thước đo khoảng cách từ A đến B trên bản đồ rồi dựa vào tỉ lệ bản đồ đề tinh.

Nếu trên bản đồ có tỉ lệ thước, ta đem khoảng cách AB trên bản đồ áp vào thước tỉ lệ sẽ biết được khoảng cách AB trên thực tế

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

105 km 10.500.000 cm.

10.500.000 cm: 15 cm = 700.000.

Tỉ lệ bản đồ là 1 : 700.000 (nghĩa là 1 em trên bản đồ ứng với 7 km).

 - Khoảng cách giữa Hà Nội và Hải Phòng đo được 15 cm, nên khoảng cách từ Hà Nội đến Hải Phòng là 15 cm x 7 km = 105 km

4 điểm



 

ĐỀ 2

Câu 1 (6 điểm). Nêu cách tính khoảng cách trên thực địa dựa vào tỉ lệ thước.

Câu 2 (4 điểm). Tính khoảng cách thực tế giữa Hà Nội và thành phố Hải Phòng biết rằng trên bản đồ hành chính có tỉ lệ 1 : 6 000 000, khoảng cách giữa 2 địa điểm là 1,5 cm?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

 - Đánh dấu khoảng cách giữa hai điểm vào cạnh một tờ giấy hoặc thước kẻ   - Đặt cạnh tờ giấy hoặc thước kẻ đã đánh dấu dọc theo thước tỉ lệ và đọc trị số khoảng cách thước trên tỉ lệ .  - Nếu đo khoảng cách bằng compa thì đổi chiều khoảng cách đó với khoảng cách trên thước tỉ lệ, rồi đọc trị số.

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Ta có tỉ lệ 1 : 6 000 000 nghĩa là cứ 1 cm trên bản đồ tương ứng với 6 000 000 cm trên thực tế

Vậy khoảng cách giữa Thủ đô Hà Nội và thành phố Hải Phòng là 5 cm thì trên thực tế hai địa điểm đó cách nhau là:

5 x 1 500 000 = 7 500 000 (cm) = 150 km

4 điểm



 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Khoảng cách từ Huế đến Đà Nẵng là 105km, trên bản đồ Việt Nam, khoảng cách giữa hai thành phố đo được 15cm, vậy bản đồ có tỉ lệ:

   A. 1:600.000

   B. 1:700.000

   C. 1:500.000

   D. 1:400.000

Câu 2. Tỉ lệ bản đồ càng lớn thì mức độ chi tiết của bản đồ càng

   A. nhỏ.

   B. thấp.

   C. cao.

   D. vừa.

Câu 3. Khoảng cách được mô tả trên bản đồ có mối quan hệ như thế nào với khoảng cách ngoài thực tế:

  • A. Luôn nhỏ hơn
  • B. Có thể giống hoặc khác khoảng cách ngoài thực tế
  • C. Được thu nhỏ theo một tỉ lệ nhất định
  • D. Không có mối liên hệ gì

Câu 4. Sân trường của trường tiểu học Kim Đồng dạng hình chữ nhật có chiều dài 75m, chiều rộng 45m được vẽ trên bản đồ tỷ lệ 1∶1500. Vậy trên bản đồ, chu vi của sân trường đó là:

  • A. 16cm
  • B. 17cm
  • C. 18cm
  • D. 19cm

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Dựa vào tỉ lệ bản đồ, chúng ta có thể biết được thông tin gì?

Câu 2 (2 điểm): Tính khoảng cách thực tế giữa Hà Nội và thành phố Vinh (Nghệ An) biết rằng trên bản đồ hành chính có tỉ lệ 1 : 6 000 000, khoảng cách giữa 2 địa điểm là 5 cm?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánBCCA

Tự luận:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

Dựa vào tỉ lệ bản đồ, chúng ta có thể biết được vị trí, sự phân bố các đối tượng, các hiện tượng tự nhiên cũng như kinh tế - xã hội ở các vùng khác nhau trên Trái Đất.

Tỉ lệ bản đồ có tử số luôn là 1:

– Mẫu số càng lớn thì tỉ lệ của bản đồ càng nhỏ.

– Mẫu số càng nhỏ thì tỉ lệ bản đồ càng lớn.

4 điểm

Câu 2

(2 điểm)

Ta có tỉ lệ 1 : 6 000 000 nghĩa là cứ 1 cm trên bản đồ tương ứng với 6 000 000 cm trên thực tế

Vậy khoảng cách giữa Thủ đô Hà Nội và thành phố Vinh (tỉnh Nghệ An) là 5 cm thì trên thực tế hai địa điểm đó cách nhau là:

5 x 6 000 000 = 30 000 000 (cm) = 300 km

2 điểm



 

 

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Ý nào sau đây không đúng?

  • A. Tỉ lệ số là một phân số luôn có tử là 1. Mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ và ngược lại.
  • B. Tỉ lệ số là một phân số luôn có tử là 1. Mẫu số càng nhỏ thì tỉ lệ càng nhỏ và ngược lại.
  • C. Tỉ lệ thước là tỉ lệ được vẽ dưới dạng thước đo tính sẵn, mỗi đoạn đều ghi số đo độ dài tương ứng trên thực tế.
  • D. Bản đồ dùng tỉ lệ số hay tỉ lệ thước đều không làm sai lệch tỉ lệ chung của bản đồ. 

Câu 2. Trong các cách ghi sau, cách ghi đúng để ghi tỉ lệ bản đồ là:

  • A. 1/1000
  • B. 1-1000
  • C. 1x1000
  • D. 1:1000

Câu 3. Cho biết bản đồ A có tỉ lệ: 1 : 500.000, bản đồ B có tỉ lệ 1 : 20.000.000. So sánh tỉ lệ và mức độ thể hiện các đối tượng địa lí giữa bản đồ A với bản đồ B?

  • A. Bản đồ A có tỉ lệ bé hơn và các đối tượng địa lí được biểu hiện ít hơn.
  • B. Bản đồ A có tỉ lệ lớn hơn và các đối tượng địa lí được biểu hiện ít hơn.
  • C. Bản đồ A có tỉ lệ bé hơn và các đối tượng địa lí được biểu hiện chi tiết hơn.
  • D. Bản đồ A có tỉ lệ lớn hơn và các đối tượng địa lí được biểu hiện chi tiết hơn.

Câu 4. Bản đồ nào thể hiện các đối tượng địa lí có độ chi tiết cao, có độ chính xác và đầy đủ nhất trong các bản đồ sau?

   A. Bản đồ có tỉ lệ 1: 250.000

   B. Bản đồ có tỉ lệ 1: 50.000

   C. Bản đồ có tỉ lệ 1: 150.000

   D. Bản đồ có tỉ lệ 1: 5.000.000

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Tỉ lệ bản đồ được biểu hiện ở những dạng nào?

Câu 2 (2 điểm): Để biết khoảng cách thực tế của hai điểm A và B, ta làm như thế nào?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánBDDB

Tự luận:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

Tỉ lệ bản đồ được biểu hiện ở hai dạng.

 - Tỉ lệ số là một phân số luôn có tử số là 1. Mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ và ngược lại,

Ví dụ, tỉ lệ 1 : 1 000 000 có nghĩa là 1 em trên bản đồ bằng 1.000.000 cm hay 10 km trên thực tế.

 - Tỉ lệ thước được vẽ dưới dạng một thước đo đã tính sẵn, mỗi đoạn đều ghi số đo độ dài tương ủng trên thực tế.

4 điểm

Câu 2

(2 điểm)

Muốn biết khoảng cách thực tế của hai điểm A và B, ta dùng thước đo khoảng cách từ A đến B trên bản đồ rồi dựa vào tỉ lệ bản đồ đề tinh.

Nếu trên bản đồ có tỉ lệ thước, ta đem khoảng cách AB trên bản đồ áp vào thước tỉ lệ sẽ biết được khoảng cách AB trên thực tế.

2 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay