Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 6 kết nối Bài 12: núi lửa và động đất
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Địa lí 6 kết nối Bài 12 núi lửa và động đất. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 6 kết nối tri thức (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 12: NÚI LỬA VÀ ĐỘNG ĐẤT
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Tên vành đai lửa lớn, tiêu biểu nhất trên thế giới với gần 300 núi lửa còn hoạt động là:
- A. Đại Tây Dương
- B. Ấn Độ Dương
- C. Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a
- D. Thái Bình Dương
Câu 2: Sự di chuyển của các địa mảng là nguyên nhân gây ra loại thiên tai nào sau đây?
- A. bão, dông lốc.
- B. lũ lụt, hạn hán.
- C. núi lửa, động đất.
- D. lũ quét, sạt lở đất.
Câu 3: Ở nước ta, hiện tượng động đất xảy ra mạnh nhất tại khu vực nào sau đây?
- A. Tây Nguyên.
- B. Tây Bắc.
- C. Đông Bắc.
- D. Nam Bộ.
Câu 4: Nơi tiếp xúc của mảng Thái Bình Dương với các mảng xung quanh đã xảy ra hiện tượng nào dưới đây?
- A. Hình thành các dãy núi cao đồ sộ.
- B. Xuất hiện các vực thảm, hố sâu khủng lồ.
- C. Xảy ra nhiều động đất, núi lửa.
- D. Có khí hậu khắc nghiệt với nhiều hoang mạc rộng lớn
Câu 5: Đâu không phải là biện pháp phù hợp để hạn chế những thiệt hại do động đất gây ra?
- A. lập trạm dự báo động đất.
- B. xây dựng nhà cửa có khả năng chống chịu cao.
- C. sơ tán dân cư ra khỏi vùng nguy hiểm.
- D. xây dựng các hệ thống đê điều.
Câu 6: Khi núi lửa có dấu hiệu phun trào, người dân sống ở khu vực gần núi lửa cần:
- A. gia cố nhà cửa thật vững chắc
- B. nhanh chóng sơ tán khỏi khu vực
- C. chuẩn bị gấp các dụng cụ để dập lửa
- D. đóng cửa ở yên trong nhà, tuyệt đối không ra ngoài.
Câu 7: Dấu hiệu trước khi động đất xảy ra không phải là
- A. mực nước giếng thay đổi.
- B. cây cối nghiêng hướng Tây.
- C. động vật tìm chỗ trú ẩn.
- D. mặt nước có nổi bong bóng
Câu 8: Biện pháp nào sau đây không phải để hạn chế thiệt hại do động đất gây ra?
- A. Xây nhà chịu chấn động lớn.
- B. Lập trạm dự báo
- C. Nghiên cứu dự báo sơ tán dân.
- D. Chuyển đến vùng có nguy cơ động đất
Câu 9: Nhận xét nào sau đây không phải là điểm giống nhau giữa núi lửa và động đất?
- A. Núi lửa và động đất do nội lực sinh ra.
- B. Núi lửa và động đất do ngoại lực sinh ra.
- C. Núi lửa và động đất khó dự báo trước.
- D. Núi lửa và động đất gây thiệt hại lớn cho đời sống và sản xuất
Câu 10: Phần lớn lớp Manti cung cấp nguồn năng lượng cho hoạt động nào sau đây?
- A. Sóng thần, biển tiến.
- B. Động đất, núi lửa.
- C. Núi lửa, sóng thần.
- D. Động đất, hẻm vực
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | D | C | B | C | D |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | B | B | D | B | B |
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: nước ta, vùng nào từng có hoạt động của núi lửa?
- A. Đông Nam Bộ.
- B. Tây Nguyên.
- C. Bắc Trung Bộ.
- D. Tây Bắc.
Câu 2: Tại sao các loại cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su, hồ tiêu,… lại được trồng nhiều ở khu vực Tây Nguyên?
- A. Do địa hình ở Tây Nguyên chủ yếu là đồi núi và cao nguyên, thuận lợi để trồng cây công nghiệp.
- B. Do ở khu vực Tây Nguyên từng có núi lửa hoạt động, loại đất chủ yếu ở khu vực này là đất đỏ ba dan, thích hợp trồng cây công nghiệp.
- C. Khu vực miền Trung, Tây Nguyên thường mưa nhiều, khí hậu quanh năm mát mẻ nên phù hợp cho các loại cây công nghiệp phát triển.
- D. Cả A, B, C
Câu 3: Các trận động đất ở Việt Nam thường xảy ra với cường độ như thế nào?
- A. Cao trên 9 độ richter và gây ra những hậu quả nghiêm trọng
- B. Ở mức độ nhẹ, từ 3-4 độ richter, phải để ý kỹ mới cảm nhận được sự rung lắc.
- C. Thường rơi vào khoảng 5-6,5 độ richter nhưng không gây hậu quả quá nghiêm trọng
- D. Không xảy ra động đất
Câu 4: Hiện tượng nào sau đây không phải là một trong những nguyên nhân chủ yếu sinh ra động đất?
- A. Sự va chạm của các núi băng trôi trên đại dương
- B. Sự hoạt động của núi lửa
- C. Sự đứt gãy trong vỏ Trái Đất
- D. Sự di chuyển của các mảng kiến tạo
Câu 5: Các vận động kiến tạo, các hoạt động động đất, núi lửa,… là biểu hiện của
- A. vận động kiến tạo theo phương nằm ngang.
- B. tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất.
- C. vận động kiến tạo theo phương thẳng đứng.
- D. tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất
Câu 6: Động Phong Nha thuộc tỉnh Quảng Bình nước ta là dạng địa hình cácxtơ. Em hãy cho biết địa hình cácxtơ hình thành ở vùng núi nào?
- A. Núi đá vôi.
- B. Núi đá biến chất.
- C. Núi đá mắc ma.
- D. Núi đá trầm tích.
Câu 7: Nhật Bản nằm ở vành đai lửa nào sau đây?
- A. Đại Tây Dương.
- B. Thái Bình Dương.
- C. Ấn Độ Dương.
- D. Bắc Băng Dương.
Câu 8: Các dạng núi lửa chính trên Trái Đất là?
- A. núi lửa lớn và núi lửa nhỏ.
- B. núi lửa tắt và núi lửa hoạt động.
- C. núi lửa tắt và núi lửa gần tắt.
- D. núi lửa đang hoạt động và núi lửa sắp hoạt động.
Câu 9: Khi đang trong lớp học mà có động đất xảy ra, em không nên làm gì?
- A. Chui xuống gầm bàn hoặc tìm góc phòng để đứng
- B. Tránh xa cửa kính và những vật có thể rơi
- C. Sử dụng sách, vở để che đầu và mắt.
- D. Chạy nhanh ra khỏi lớp học
Câu 10: Dựa vào các kiến thức đã biết, theo em, nhận định nào sau đây không đúng?
- A. Núi lửa cao nhất trong đất liền nằm trên dãy Andes vùng Nam Mỹ, tuy nhiên, núi lửa lớn nhất lại nằm trong lòng Thái Bình Dương, tạo thành quần đảo Hawaii.
- B. Khi tâm chấn của một trận động đất lớn nằm ngoài khơi, đáy biển có thể bị dịch chuyển đủ để gây ra sóng thần.
- C. Động đất cũng có thể kích hoạt lở đất và hoạt động núi lửa.
- D. Tại các khu vực có núi lửa hoạt động, sự sống không thể tồn tại
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | B | B | C | A | D |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | A | B | B | D | D |
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 (6 điểm). Em hãy cho biết thang đo cường độ động đất và mức độ nguy hiểm của từng cấp độ?
Câu 2 (4 điểm). Em hãy nêu hậu quả do các trận động đất gây ra.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) | Cường độ động đất được tính bằng thang Rich-te: - Nhẹ (4 – 4,9 độ): các vật treo lúc lắc. - Trung bình (5 – 5,9 độ): nứt đất, nút công trình xây dựng, mực nước giếng thay đổi. - Mạnh (6 – 6,9 độ): công trình xây dựng thông thường bị sụp đổ. - Rất mạnh (7 – 7,9 độ): tàn phá nghiêm trọng, đê sụt lở, đường sá bị phá huỷ. - Cục mạnh (8 – 8,9 độ): tàn phá vô cùng nghiêm trọng trên diện tích rộng. - Phá huỷ (≥ 9 độ): môi trường bị biến đổi hoàn toàn. Rất hiếm khi xảy ra | 6 điểm |
Câu 2 (4 điểm) | - Hậu quả của các trận động đất: + Đổ nhà cửa, các công trình xây dựng, gây thiệt hại lớn về người và tài sản. + Có thể gây nên lở đất, làm phát sinh sóng thần khi xảy ra ở biển | 4 điểm |
ĐỀ 2
Câu 1 (6 điểm). Em hãy mô tả hiện tượng núi lửa và nguyên nhân hình thành núi lửa
Câu 2 (4 điểm). Động đất là gì? Nguyên nhân xảy ra động đất?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) | - Mô tả hiện tượng núi lửa: Núi lửa là núi có miệng ở đỉnh, qua đó, từng thời kỳ, các chất khoáng nóng chảy với nhiệt độ và áp suất cao bị phun ra ngoài. Núi lửa phun là một hiện tượng tự nhiên trên Trái Đất hoặc các hành tinh vẫn còn hoạt động địa chấn khác, với các vỏ thạch quyển di chuyển trên lõi khoáng chất nóng chảy. Khi núi lửa phun, một phần năng lượng ẩn sâu trong lòng hành tinh sẽ được giải phóng - Nguyên nhân hình thành núi lửa:do mác ma từ trong lòng Trái Đất theo các khe nứt của vỏ Trái Đất phun trào lên bề mặt | 6 điểm |
Câu 2 (4 điểm) | - Khái niệm: Động đất là những rung chuyển đột ngột mạnh mẽ của vỏ Trái Đất. - Nguyên nhân: Do hoạt động của núi lửa, sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo, đứt gãy trong vỏ Trái Đất. Động đất thường lan truyền trên một diện tích rộng lớn. | 4 điểm |
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Các vận động kiến tạo, các hoạt động động đất, núi lửa,… là biểu hiện của
- A. vận động kiến tạo theo phương nằm ngang.
- B. tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất.
- C. vận động kiến tạo theo phương thẳng đứng.
- D. tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất.
Câu 2. Đâu không phải là biện pháp phù hợp để hạn chế những thiệt hại do động đất gây ra?
- A. lập trạm dự báo động đất.
- B. xây dựng nhà cửa có khả năng chống chịu cao.
- C. sơ tán dân cư ra khỏi vùng nguy hiểm.
- D. xây dựng các hệ thống đê điều
Câu 3. Dấu hiệu trước khi động đất xảy ra không phải là
- A. mực nước giếng thay đổi.
- B. cây cối nghiêng hướng Tây.
- C. động vật tìm chỗ trú ẩn.
- D. mặt nước có nổi bong bóng.
Câu 4. Hiện tượng nào sau đây không phải là một trong những nguyên nhân chủ yếu sinh ra động đất?
- A. Sự va chạm của các núi băng trôi trên đại dương
- B. Sự hoạt động của núi lửa
- C. Sự đứt gãy trong vỏ Trái Đất
- D. Sự di chuyển của các mảng kiến tạo
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (4 điểm): Động đất xảy ra dưới đáy biển thường kéo theo hiện tượng thiên tai nào? Vì sao?
Câu 2 (2 điểm): Nếu đang trong lớp học mà có động đất xảy ra, em sẽ làm gì để bảo vệ mình?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
Đáp án | D | D | B | A |
Tự luận:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (4 điểm) | Động đất dưới đáy biển thường là nguyên nhân dẫn đến sóng thần, vì khi động đất xảy ra dưới đáy biển sẽ khiến một thể tích lớn nước đại dương bị chuyển dịch nhanh chóng, từ đó tạo ra những đợt sóng cao và mạnh, gây ra nhiều thiệt hại cho người dân sống ở các khu vực ven biển | 4 điểm |
Câu 2 (2 điểm) | Em sẽ tìm vị trí trú ẩn như gầm bàn, gầm ghế hoặc góc tường, nhà để tránh đồ vật rơi xuống đầu. Nên ngồi theo tư thế khom lưng, một tay ôm đầu gối, tay còn lại có thể che gáy, ôm đầu để bảo vệ vùng quan trọng này. Sử dụng ba lô để che lên gáy | 2 điểm |
ĐỀ 2
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Bộ phận nào sau đây không phải của núi lửa?
- A. Cửa núi.
- B. Miệng.
- C. Dung nham.
- D. Mắc-ma.
Câu 2. Hiện nay, trên Trái Đất có khoảng trên bao nhiêu núi lửa hoạt động?
- A. 200.
- B. 300.
- C. 400.
- D. 500.
Câu 3. Tên vành đai lửa lớn, tiêu biểu nhất trên thế giới với gần 300 núi lửa còn hoạt động là:
- A. Đại Tây Dương
- B. Ấn Độ Dương
- C. Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a
- D. Thái Bình Dương
Câu 4. Quốc gia nào thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của các trận động đất, núi lửa?
- A. Thái Lan.
- B. Việt Nam.
- C. Nhật Bản.
- D. Anh.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (4 điểm): Con người đã có những biện pháp gì để hạn chế bớt những thiệt hại do động đất gây ra?
Câu 2 (2 điểm): Núi lửa gây nhiều tác hại cho con người nhưng vì sao quanh các núi lửa vẫn có dân cư sinh sống?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
Đáp án | A | D | D | C |
Tự luận:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (4 điểm) | Để hạn chế những thiệt hại do động đất gây ra, ở những vùng thường xảy ra động đất, người ta đã: - Xây nhà chịu được các chấn động lớn. - Lập các trạm nghiên cứu dự báo động đất. - Khi dự báo trước được động đất, kịp thời so thán dân cư ra khỏi vùng nguy hiểm | 4 điểm |
Câu 2 (2 điểm) | Vì quanh các núi lửa, dung nham núi lửa bị phân hủy, tạo nên đất đỏ phì nhiêu, có sức hấp dẫn lớn về nông nghiệp đối với dân cư | 2 điểm |