Đề kiểm tra 15 phút Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 1: Cạnh tranh trong kinh tế thị trường

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 1. Cạnh tranh trong kinh tế thị trường. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 1: CẠNH TRANH TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh chúng ta cần có thái độ như thế nào?

  • A. Cần phê pháp, lên án và ngăn chặn
  • B. Không cần để ý đến các hành động kinh doanh không chín chắn
  • C. Khuyến khích
  • D. Tích cực học hỏi

Câu 2: Cạnh tranh kinh tế là gì?

  • A. Là hình thức mua bán trao đổi hàng hóa giữa các chủ thể kinh tế
  • B. Là sự tranh đua giữa các chủ thể kinh tế nhằm có được những ưu thế trong sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, qua đó thu được lợi ích tối đa
  • C. Là các hành vi kinh doanh tiêu cực trên thị trường
  • D. Là hành động không được khuyến khích khi tham gia kinh doanh trong nền kinh tế thị trường

Câu 3: Trong nền kinh tế thị, hoạt động doanh của các chủ thể kinh tế được quy định như thế nào?

  • A. Phải xây dựng mô hình kinh doanh của mình theo như các quy ước đã được thiết lập sẵn
  • B. Các chủ thể kinh tế được tự do sản xuất kinh doanh, mua bán hàng hóa trên thị trường
  • C. Các chủ thể kinh tế chỉ được mua các mặt hàng được cấp phép bởi các hiệp hội kinh doanh
  • D. Các hoạt động mua bán phải được cấp phép thực hiện thông qua một bên trung gian

Câu 4: Theo em, khái niệm cạnh tranh được định nghĩa như thế nào?

  • A. Các hành động giúp đỡ nhau cùng đạt được mục tiêu chung
  • B. Là hành động ganh đua, đấu tranh chống lại các cá nhân hay các nhóm, các loài vì mục đích giành được mục đích mà mình muốn có được
  • C. Là hành vi thực hiện tất cả vì mục tiêu chung của cả tập thể không quan tâm đến bản thân mình
  • D. Là hành vi dùng địa vị của mình để uy hiếp một thế lực nhỏ bé để nhằm mục đích chiếm đoạt đi các nguồn lợi về kinh tế

Câu 5: Cạnh tranh diễn ra do các nguyên nhân nào?

  • A. Nền kinh tế tồn tại nhiều chủ sở hữu, là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất, kinh doanh > nguồn cung trên thị trường tăng lên > cạnh tranh để tìm cho mình những lợi thế để có chỗ đứng trên thị trường
  • B. Các chủ thể kinh doanh buộc phải sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực của mình, mỗi chủ thể lại có điều kiện sản xuất khác nhau, tạo ra năng suất là chất lượng sản phẩm khác nhau > sự cạnh tranh cả về giá cả và chất lượng sản phẩm
  • C. Cả đáp án A và B đều đúng
  • D. Cả đáp án A và B đều sai

Câu 6: Vì sao các hành vi cạnh tranh không lành mạnh lại cần bị phê phán và lên án?

  • A. Vì các hành vi cạnh tranh không lành mạnh mang lại những ảnh hưởng tích cực cho đời sống xã hội
  • B. Vì có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng, tổn hại đến thị trường kinh doanh và tác động xấu đến đời sống xã hội
  • C. Mang lại những chuyển biến tích cực đế thị trường kinh doanh
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 7: Ý kiến nào sau đây là đúng?

  • A. Cạnh tranh chỉ diễn ra giữa những người cùng bán một loại hàng hóa nào đó
  • B. Cạnh tranh lành mạnh là tìm được cách làm cho đối thủ của mình không có chỗ đứng trên thị trường
  • C. Muốn cạnh tranh lành mạnh trước hết, cần phải tôn trọng đối thủ
  • D. Cạnh tranh chỉ diễn ra ở nơi có nền kinh tế thị trường phát triển

Câu 8: Nếu thị trường kinh tế thiếu đi sự cạnh tranh sẽ như thế nào?

  • A. Các chủ thể kinh tế sẽ có được nguồn lợi nhuận thích đáng thuộc về mình
  • B. Sẽ không có hành vi cạnh tranh không lành mạnh
  • C. Nền kinh tế thị trường sẽ không có động lực để phát triển
  • D. Các đối thủ của nhau trên nền kinh tế thị trường sẽ không có cơ hội để chạm trán với nhau

Câu 9: Cạnh tranh mang lại những vai trò nào trong trường hợp sau đây “Hãng bánh H mới tung ra thị truòng một loại bánh mới chất lượng được cải tiến vượt bậc cùng giá thành vô cùng cạnh tranh”?

  • A. Giúp cho người tiêu dùng được tiếp cận với các nguồn hàng đắt đỏ
  • B. Giúp cho người tiêu dùng được tiếp cận với nguồn sản phẩm có chất lượng tốt và giá thành phải chăng
  • C. Người tiêu chịu tác động tiêu cực do các hãng bánh cạnh tranh khốc liệt với nhau
  • D. Người tiêu dùng không được hưởng lợi từ sự cạnh tranh của các chủ thể kinh tế

Câu 10: Từ khi xác định được định hướng hình thức kinh doanh của mình ông T luôn nghiên cứu rất nghiêm túc hình thức kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh, để có hướng cạnh tranh phù hợp. Theo em, hình thức cạnh tranh của ông T đã được coi là cạnh tranh lành mạnh chưa, vì sao?

  • A. Ông T có các hình thức cạnh tranh trong kinh doanh lành mạnh vì ông T không làm gì trái với luật pháp hiện hành quy định, không làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh của đối thủ
  • B. Việc kinh doanh của ông T chưa có hình thức cạnh tranh phù hợp để mang lại hiệu quả cao trong việc kinh doanh
  • C. Ông T có hình thức cạnh tranh phù hợp trong kinh doanh
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánABBBC
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánBCCBA



 

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Cạnh tranh không lành mạnh là như thế nào?

  • A. Là những hành vi cạnh tranh trái với quy định của pháp luật, không thiện chí, có tác động xấu đến đời sống xã hội
  • B. Là các hành vi cạnh tranh có chuẩn mực, không ảnh hưởng tới các doanh nghiệp trong thị trường kinh tế
  • C. Là hình thức cạnh tranh tạo được sự cọ xát giữ a các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế thị trường
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 2: Đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh chúng ta cần có thái độ như thế nào?

  • A. Cần phê pháp, lên án và ngăn chặn
  • B. Không cần để ý đến các hành động kinh doanh không chín chắn
  • C. Khuyến khích
  • D. Tích cực học hỏi

Câu 3: Cạnh tranh kinh tế là gì?

  • A. Là hình thức mua bán trao đổi hàng hóa giữa các chủ thể kinh tế
  • B. Là sự tranh đua giữa các chủ thể kinh tế nhằm có được những ưu thế trong sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, qua đó thu được lợi ích tối đa
  • C. Là các hành vi kinh doanh tiêu cực trên thị trường
  • D. Là hành động không được khuyến khích khi tham gia kinh doanh trong nền kinh tế thị trường

Câu 4: Trong nền kinh tế thị, hoạt động doanh của các chủ thể kinh tế được quy định như thế nào?

  • A. Phải xây dựng mô hình kinh doanh của mình theo như các quy ước đã được thiết lập sẵn
  • B. Các chủ thể kinh tế được tự do sản xuất kinh doanh, mua bán hàng hóa trên thị trường
  • C. Các chủ thể kinh tế chỉ được mua các mặt hàng được cấp phép bởi các hiệp hội kinh doanh
  • D. Các hoạt động mua bán phải được cấp phép thực hiện thông qua một bên trung gian

Câu 5: Cạnh tranh lành mạnh là như thế nào?

  • A. Là sự cạnh tranh ngầm nhằm phá hoại đối thủ kinh doanh của mình bằng các cách bỉ ổi
  • B. Là sự ganh đua một cách hợp pháp, trong sạch, đàng hoàng giữa các nhà kinh doanh
  • C. Sử dụng các thủ đoạn mờ ám, bất chính nhằmg loại bỏ đối thủ, tranh giành thị trường
  • D. Là thực hiện các chiêu trò không chính đáng để cạnh tranh với đối thủ kinh doanh

Câu 6: Vì sao các hành vi cạnh tranh không lành mạnh lại cần bị phê phán và lên án?

  • A. Vì các hành vi cạnh tranh không lành mạnh mang lại những ảnh hưởng tích cực cho đời sống xã hội
  • B. Vì có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng, tổn hại đến thị trường kinh doanh và tác động xấu đến đời sống xã hội
  • C. Mang lại những chuyển biến tích cực đế thị trường kinh doanh
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 7: Vì sao các chủ thể kinh tế cần phải cạnh tranh với nhau trong nền kinh tế trị trường?

  • A. Để loại bỏ bớt một số đối thủ
  • B. Để có được những ưu thế trong sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, thu được các lợi ích tối đa
  • C. Để triệt phá việc kinh doanh của đối thủ
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 8: Nếu thị trường kinh tế thiếu đi sự cạnh tranh sẽ như thế nào?

  • A. Các chủ thể kinh tế sẽ có được nguồn lợi nhuận thích đáng thuộc về mình
  • B. Sẽ không có hành vi cạnh tranh không lành mạnh
  • C. Nền kinh tế thị trường sẽ không có động lực để phát triển
  • D. Các đối thủ của nhau trên nền kinh tế thị trường sẽ không có cơ hội để chạm trán với nhau

Câu 9: Hộ ông T có một chuỗi kinh doanh hải sản tươi sống, đối thủ của ông T là ông K cũng có hình thức kinh doanh tương tự. Để có thể vượt qua được hộ ông K, ông T thuê người tung tin đồn thất thiệt về chất lượng nguồn hải sản nhà ông K, khiến hộ nhà ông K mất khách trong một thời gian dài. Cách thức cạnh tranh của ông T đã được coi là cạnh tranh lành mạnh hay chưa?

  • A. Cách cạnh tranh của ông T đã mang lại hiệu quả kinh doanh đáng kể
  • B. Hình thức cạnh tranh của hộ ông T không được coi là hình thức cạnh tranh lành mạnh vì đã làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của nhà ông K
  • C. Hình thức cạnh tranh của hộ ông T đã giúp ông K có được thêm bài học quan trọng trong việc làm ăn và kinh doanh
  • D. Hình thức cạnh tranh của ông T làm cho thị trường kinh tế thị trường ngày một phát triển rộng mở

Câu 10: Từ khi xác định được định hướng hình thức kinh doanh của mình ông T luôn nghiên cứu rất nghiêm túc hình thức kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh, để có hướng cạnh tranh phù hợp. Theo em, hình thức cạnh tranh của ông T đã được coi là cạnh tranh lành mạnh chưa, vì sao?

  • A. Ông T có các hình thức cạnh tranh trong kinh doanh lành mạnh vì ông T không làm gì trái với luật pháp hiện hành quy định, không làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh của đối thủ
  • B. Việc kinh doanh của ông T chưa có hình thức cạnh tranh phù hợp để mang lại hiệu quả cao trong việc kinh doanh
  • C. Ông T có hình thức cạnh tranh phù hợp trong kinh doanh
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánAABBB
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánBBCBA



 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1: Vì sao sự tồn tại của của nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do trong sản xuất, kinh doanh, có điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau là nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh?

Câu 2: Trong khu phố nhà chị M có rất nhiều các quán hàng bán bánh mỳ vào buổi sáng, vì có nhiều sự lựa chọn nên các quán rất chú tâm vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể đem đến cho người tiêu dùng sản phẩm tốt nhất, giữ chân được khách hàng vào những lần sau. Theo em, lợi ích của việc cạnh tranh trong trường hợp này là gì?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Vì các nguồn lực có hạn, các điều kiện sản xuất, mua bán và tiêu dùng khác nhau nên để thực hiện được lợi ích của mình, các chủ thể kinh tế phải cạnh tranh với nhau. Bên cạnh đó, các chủ thể sản xuất luôn phải giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nhằm thu được lợi nhuận cao nhất cho mình.

Mặt khác, người tiêu dúng cũng luôn ganh đua với nhau để mua được hàng hóa rẻ hơn với chất lượng tốt hơn. Người sản xuất và người tiêu dùng cũng thường xuyên cạnh tranh với nhau để đạt được lợi ích nhiều nhất cho mình từ hoạt động trai đổi trên thị trường.

3 điểm

3 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Lợi ích của kinh doanh trong trường hợp này là: có nhiều hộ cùng buôn bán một mặt hàng dẫn tới tình trạng cung vượt cầu, khách hàng có nhiều sự lựa chọn trong việc mua bán của mình; nên nếu quán hàng muốn khách hàng đến với mình trong các lần sau thì tất yếu phải cạnh nhau về giá thành và chất lượng sản phẩm. Vì thế cạnh tranh trong trường hợp này mang lại chất lượng sản phẩm cho người tiêu dùng.

4 điểm


 

ĐỀ 2

Câu 1: Vì sao sự tồn tại của của nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do trong sản xuất, kinh doanh, có điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau là nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh?

Câu 2: Tại một chợ đầu mối chuyên kinh doanh nông sản, thực phẩm, khu vực nông sản chế biến luôn tấp nập khách mua hàng. Đây là nơi tập trung nhiều nhà sản xuất khác nhau, từ những hộ gia đình chế biến nông sản thủ công theo phương pháp truyền thống đến các chủ trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp chế biến với công nghệ hiện đại. Mỗi nhà sản xuất đều tích cực giới thiệu những sản phẩm tốt nhất của mình cho khách hàng. Người tiêu dùng thực sự bị thu hút bởi sự đa dạng về chủng loại sản phẩm, chất lượng, mẫu mã, giá cả,... Một số sản phẩm đặc sắc có lúc khan hiếm hàng do nhiều người tìm mua.

Em hãy cho biết vì sao các chủ thể đó luôn phải nỗ lực chinh phục người tiêu dùng? Những yếu tố nào giúp sản phẩm thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Vì các nguồn lực có hạn, các điều kiện sản xuất, mua bán và tiêu dùng khác nhau nên để thực hiện được lợi ích của mình, các chủ thể kinh tế phải cạnh tranh với nhau. Bên cạnh đó, các chủ thể sản xuất luôn phải giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nhằm thu được lợi nhuận cao nhất cho mình.

Mặt khác, người tiêu dúng cũng luôn ganh đua với nhau để mua được hàng hóa rẻ hơn với chất lượng tốt hơn. Người sản xuất và người tiêu dùng cũng thường xuyên cạnh tranh với nhau để đạt được lợi ích nhiều nhất cho mình từ hoạt động trai đổi trên thị trường.

3 điểm

3 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Các chủ thể luôn phải nỗ lực chinh phục người tiêu dùng bởi có nhiều nhà sản xuất khác nhau, nhiều đối thủ cạnh tranh cùng tập trung tại một chợ đầu mối chuyên kinh doanh cùng một mặt hàng là nông sản, thực phẩm.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng giúp sản phẩm thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng, chẳng hạn như: sự đa dạng về chủng loại sản phẩm, chất lượng, mẫu mã, giá cả, dịch vụ, ....

2 điểm

2 điểm


 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Cạnh tranh lành mạnh là như thế nào?

  • A. Là sự cạnh tranh ngầm nhằm phá hoại đối thủ kinh doanh của mình bằng các cách bỉ ổi
  • B. Là sự ganh đua một cách hợp pháp, trong sạch, đàng hoàng giữa các nhà kinh doanh
  • C. Sử dụng các thủ đoạn mờ ám, bất chính nhằmg loại bỏ đối thủ, tranh giành thị trường
  • D. Là thực hiện các chiêu trò không chính đáng để cạnh tranh với đối thủ kinh doanh

Câu 2: Việc cạnh tranh lành mạnh đem lại những lợi ích gì?

  • A. Tạo động lực cho sự phát triển
  • B. Tạo môi trường kinh doanh luôn nhộn nhịp 
  • C. Có điều kiện để ứng dụng được các khoa học kĩ thuật, nâng cao trình độ của người lao động
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 3: Vì sao các hành vi cạnh tranh không lành mạnh lại cần bị phê phán và lên án?

  • A. Vì các hành vi cạnh tranh không lành mạnh mang lại những ảnh hưởng tích cực cho đời sống xã hội
  • B. Vì có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng, tổn hại đến thị trường kinh doanh và tác động xấu đến đời sống xã hội
  • C. Mang lại những chuyển biến tích cực đế thị trường kinh doanh
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 4: Công ty may mặc P tham khảo nhập các thiết bị may mặc hiện đại với công suất làm việc đáng kinh ngạc để áp dụng cho nhân viên trong công xưởng sử dụng. Việc cạnh tranh đã tạo ra điều gì trong tình huống vừa nêu?

  • A. Để cạnh tranh được với các đối thủ, chủ thể kinh tế không cần thay đổi bất cứ điều gì trong quá trình làm việc
  • B. Cạnh tranh khiến các doanh nghiệp phải thay đổi cách thức sản xuất, áp dụng các máy móc hiện đại để có thể tạo ra năng suất cao hơn
  • C. Việc cạnh tranh đã khiến công ty P thay đổi hình thức kinh doanh mới
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Em hãy nêu khái niệm của cạnh tranh

Câu 2: Em hãy nêu ví dụ về một hàng hóa được cung cấp bởi nhiều chủ thể sản xuất và cho biết sự khác biệt giữa các sản phẩm đó. Theo em, vì sao các chủ thể sản xuất luôn tạo ra sự khác biệt như vậy.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánBDBB

Tự luận:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể tham gia thị trường nhằm giành điều kiện thuận lợi trong sản xuất, mua bán, tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ để có thể thu về lợi ích kinh tế cao nhất.

3 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Ví dụ về sản phẩm quần áo được cung cấp bởi nhiều chủ thể sản xuất nhưng có sự khác biệt giữa chất lượng, giá thành của các sản phẩm do các chủ thể sản xuất khác nhau.

Việc tạo ra sự khác biệt như vậy nhằm mục đích cạnh tranh trên thị trường, thu hút khách hàng trong cùng ngành hàng sản phẩm may mặc.

1,5 điểm

1,5 điểm

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Cạnh tranh diễn ra do các nguyên nhân nào?

  • A. Nền kinh tế tồn tại nhiều chủ sở hữu, là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất, kinh doanh > nguồn cung trên thị trường tăng lên > cạnh tranh để tìm cho mình những lợi thế để có chỗ đứng trên thị trường
  • B. Các chủ thể kinh doanh buộc phải sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực của mình, mỗi chủ thể lại có điều kiện sản xuất khác nhau, tạo ra năng suất là chất lượng sản phẩm khác nhau > sự cạnh tranh cả về giá cả và chất lượng sản phẩm
  • C. Cả đáp án A và B đều đúng
  • D. Cả đáp án A và B đều sai

Câu 2: Đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh chúng ta cần có thái độ như thế nào?

  • A. Cần phê pháp, lên án và ngăn chặn
  • B. Không cần để ý đến các hành động kinh doanh không chín chắn
  • C. Khuyến khích
  • D. Tích cực học hỏi

Câu 3: Vì sao các các chủ thể có cùng một mặt hàng trên thị trường lại có xu thế cạnh tranh quyết liệt hơn?

  • A. Vì họ phải chia sẻ với nhau nguồn nguyên liệu, khách hàng, đầu ra sản phẩm
  • B. Vì họ có chung mục tiêu kinh doanh
  • C. Vì họ không muốn có các rủi ro trong quá trình kinh doanh
  • D. Vì cùng ngành nên các hình thức cạnh tranh lại vô cùng đa dạng

Câu 4: “Doanh nghiệp của anh H tổ chức các đợt tập huấn nâng cao tay nghề cho nhân viên định kì”, theo em cạnh tranh có vai trò như thế nào trong trường hợp trên?

  • A. Cạnh tranh giúp nâng cao trình độ người lao động
  • B. Cạnh tranh giúp phân bổ linh hoạt các nguồn lực của chủ thể kinh tế 
  • C. Cạnh tranh giúp nâng cao chất lượng sản phẩm
  • D. Cạnh tranh khiến doanh nghiệp phải bổ sung các trang thiết bị hiện đại để có thể đạt được tiến độ sản xuất

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Em hãy nêu khái niệm của cạnh tranh không lành mạnh.

Câu 2: Đọc trường hợp sau đây và cho biết:

“Thị trường thời trang ở nước ta hiện nay có nhiều chủ thể sản xuất kinh doanh với điều kiện sản xuất khác nhau. Sự xuất hiện các doanh nghiệp thời trang nước ngoài với thế mạnh về vốn, công nghệ, mức độ chuyên nghiệm,...bên cạnh các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ đáp ứng nhu cầu mua sắm ngày càng cao của người tiêu dùng, mà còn tạo ra cuộc cạnh tranh sôi động trên thị trường thời trang ở nước ta”

Em hãy cho biết những chủ thể sản xuất kinh doanh nào được nhắc đến trong trường hợp trên. Các chủ thể đó có sự khác biệt gì với nhau?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánCAAA

Tự luận:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực trong sản xuất, kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác.

3 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Chủ thể sản xuất kinh doanh được nhắc đến là các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp thời trang nước ngoài.

Sự khác biệt chủ yếu của các chủ thể trên là về nguồn vốn, công nghệ, mức độ chuyên nghiệp, đối tượng khách hàng khác nhau và nhu cầu đáp ứng cũng khác nhau.

1,5 điểm

1,5 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Kinh tế pháp luật 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay