Đề kiểm tra 15 phút Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 8: Đạo đức kinh doanh

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 8. Đạo đức kinh doanh. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Kinh tế pháp luật 11 cánh diều (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 8: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Đạo đức kinh doanh đem lại được các tác dụng gì cho người hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh?

  • A. Có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn hành vi của các chủ thể trong kinh doanh
  • B. Giúp việc kinh doanh đem lại được nhiều lợi nhuận hơn
  • C. Giúp chủ thể kinh doanh có thể dẫn dắt được hoạt động kinh doanh của mình phát triển
  • D. Giúp chủ thể kinh doanh có được các giải pháp tối ưu hơn cho các hoạt động kinh doanh

Câu 2: Đạo đức là gì?

  • A. Là hệ thống các quy tắc, tiêu chuẩn, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự nguyện điều chỉnh các hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng xã hội
  • B. Là những điều mà con người bắt buộc phải thực hiện theo
  • C. Là một hệ thống các quy tắc mà bố mẹ bắt buộc phải dạy cho con cái từ khi con còn nhỏ
  • D. Là các quy tắc, chuẩn mực mà con người buộc phải thực hiện theo nếu không muốn bị trừng phạt bởi pháp luật

Câu 3: Để tạo ra được niềm tin giữa các đối tác trong kinh doanh điều tất yếu cần có là gì?

  • A. Chữ tín
  • B. Giá trị cho doanh nghiệp
  • C. Quyền lợi của nhân viên
  • D. Lợi ích của chung của doanh nghiệp và khách hàng

Câu 4: Hành vi gắn kết các lợi ích trong đạo đức kinh doanh là gì?

  • A. Là hành vi gắn kết lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội
  • B. Là hành vi gắn kết các lợi ích của doanh nghiệp
  • C. Là các hành vi gắn kết các lợi ích của khách hàng
  • D. Là hành vi gắn kết các lợi ích dành cho nhà nước

Câu 5: Đạo đức kinh doanh là gì?

  • A. Đạo đức kinh doanh là tập hợp một số nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức cơ bản được biểu hiện cụ thể trong các lĩnh vực kinh doanh
  • B. Đạo đức kinh doanh là tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức cơ bản được biểu hiện cụ thể trong các lĩnh vực kinh doanh
  • C. Đạo đức kinh doanh là một trong các yếu tố mà bắt buộc các ai làm việc trong lĩnh vực kinh doanh đều phải thực hiện theo
  • D. Đạo đức kinh là các yếu tố cần bắt buộc phải học trước khi muốn tham gia vào thị trường kinh doanh

Câu 6: Một doanh nghiệp có đạo đức kinh doanh sẽ để lại ấn tượng gì đối với khách hàng?

  • A. Làm mất lòng khách hàng
  • B. Làm hài lòng khách hàng
  • C. Làm khách hàng cảm thấy chán ghét
  • D. Làm cho khách hàng không còn tin tưởng

Câu 7: Vì sao việc giữ chữ tín là cần thiết trong kinh doanh?

  • A. Việc giữ chữ tín đem lại nhiều lợi ích hơn trong kinh doanh
  • B. Vì giữ chữ tín giúp các doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với nguồn khách hàng
  • C. Vì việc làm ăn còn phải tiếp diễn dài nếu không có chữ tín sau này sẽ rất khó đàm phán được với đối tác, khách hàng
  • D. Vì đó là một quy chuẩn mà bất kì ai kinh doanh cũng phải thực hiện theo

Câu 8: Em hãy cho biết vai trò của đạo đức trong kinh doanh trong trường hợp sau đây “Cửa hàng nhà anh H tạo ra một chiếc bảng để khách hàng có thể ghi lại ý kiến về trải nghiệm dịch vụ ở cửa hàng”.

  • A. Cung cấp được cho khách hàng các sản phẩm có chất lượng với giá ưu đãi nhất
  • B. Có căn cứ để điều chỉnh được chất lượng dịch vụ phù hợp với đa số khách hàng
  • C. Nắm được thông tin cá nhân của khách hàng
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 9: Thấy các nguyên liệu sản xuất bánh kẹo ngày càng đắt lên, ông K quyết định nhập nguồn nguyên liệu khác rẻ hơn để có thể thu được lại lợi nhuận sản xuất. Theo em, để có đạo đức trong kinh doanh ông K nên làm như thế nào mới đúng?

  • A. Ông K nên chọn một nguồn cung ứng có uy tín cho dù giá có rẻ hơn nhưng cũng sẽ không ai phát hiện ra hàng của anh nhập vào là kém chất lượng
  • B. Nếu nguyên liệu đắt lên ông có thể tăng giá thành sản phẩm, chứ không nên sử dụng nguồn nguyên liệu kém chất lượng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng
  • C. Ông K nên thực hiện theo đúng như kế hoạch kinh doanh mà mình đề ra trước đó
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 10: Là công ty sản xuất bao bì cung ứng cho các bên liên quan trên thị trường, công ty T luôn chú trọng tạo ra các sản phẩm với chất lượng tốt và thân thiện với môi trường nên được khách hàng tin tưởng đón nhận. Qua nhiều năm công ty vẫn luôn cố gắng mang tới các sản phẩm có chất lượng cao với giá cả phải chăng. Theo em việc công ty làm như vậy có sợ bị thua lỗ không?

  • A. Công ty T đã dùng đạo đức kinh doanh để tạo dựng được niềm tin với khách hàng, có khách hàng tin tưởng thì việc kinh doanh của công ty sẽ không lo bị thua lỗ
  • B. Việc kinh doanh của công ty T có thể bị rơi vào tình trạng thua lỗ nếu tiếp tục thực hiện các đãi ngộ với khách hàng
  • C. Công ty sẽ không lo bị thua lỗ nếu việc kinh doanh vẫn được thực hiện đều
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánAAAAB
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánBCBBA



 

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Đạo đức là gì?

  • A. Là hệ thống các quy tắc, tiêu chuẩn, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự nguyện điều chỉnh các hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng xã hội
  • B. Là những điều mà con người bắt buộc phải thực hiện theo
  • C. Là một hệ thống các quy tắc mà bố mẹ bắt buộc phải dạy cho con cái từ khi con còn nhỏ
  • D. Là các quy tắc, chuẩn mực mà con người buộc phải thực hiện theo nếu không muốn bị trừng phạt bởi pháp luật

Câu 2: Hành vi kinh doanh có đạo đức đem lại các lợi ích gì?

  • A. Mang đến môi trường kinh doanh văn minh
  • B. Nâng cao năng suất và hiệu quả làm việc
  • C. Hỗ trợ kịp thời sự phát triển của nhân viên
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 3: Để tạo ra được niềm tin giữa các đối tác trong kinh doanh điều tất yếu cần có là gì?

  • A. Chữ tín
  • B. Giá trị cho doanh nghiệp
  • C. Quyền lợi của nhân viên
  • D. Lợi ích của chung của doanh nghiệp và khách hàng

Câu 4: Muốn thành công tạo nên uy tín của nhà kinh doanh, đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động thành công, yếu tố cơ bản cần thiết là gì?

  • A. Có tiềm lực kinh tế tốt
  • B. Có đạo đức kinh doanh
  • C. Tạo được các điểm gắn kết giữa việc kinh doanh với đối tượng khách hàng
  • D. Đem được lợi ích cho người tiêu dùng

Câu 5: Đạo đức kinh doanh là gì?

  • A. Đạo đức kinh doanh là tập hợp một số nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức cơ bản được biểu hiện cụ thể trong các lĩnh vực kinh doanh
  • B. Đạo đức kinh doanh là tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức cơ bản được biểu hiện cụ thể trong các lĩnh vực kinh doanh
  • C. Đạo đức kinh doanh là một trong các yếu tố mà bắt buộc các ai làm việc trong lĩnh vực kinh doanh đều phải thực hiện theo
  • D. Đạo đức kinh là các yếu tố cần bắt buộc phải học trước khi muốn tham gia vào thị trường kinh doanh

Câu 6: Vì sao việc giữ chữ tín là cần thiết trong kinh doanh?

  • A. Việc giữ chữ tín đem lại nhiều lợi ích hơn trong kinh doanh
  • B. Vì giữ chữ tín giúp các doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với nguồn khách hàng
  • C. Vì việc làm ăn còn phải tiếp diễn dài nếu không có chữ tín sau này sẽ rất khó đàm phán được với đối tác, khách hàng
  • D. Vì đó là một quy chuẩn mà bất kì ai kinh doanh cũng phải thực hiện theo

Câu 7: Một doanh nghiệp có đạo đức kinh doanh sẽ để lại ấn tượng gì đối với khách hàng?

  • A. Làm mất lòng khách hàng
  • B. Làm hài lòng khách hàng
  • C. Làm khách hàng cảm thấy chán ghét
  • D. Làm cho khách hàng không còn tin tưởng

Câu 8: Theo em, ý kiến nào sau đây đúng?

  • A. Đạo đức kinh doanh chỉ đề cập đến đối tượng là các chủ cơ sở kinh doanh
  • B. Đạo đức kinh doanh tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh
  • C. Đạo đức kinh doanh tạo ra khoảng cách giữ doanh nghiệp và người tiêu dùng
  • D. Đảm bảo đạo đức kinh doanh và thực hiện mục tiêu lợi nhuận luôn mâu thuẫn với nhau

Câu 9: Là công ty sản xuất bao bì cung ứng cho các bên liên quan trên thị trường, công ty T luôn chú trọng tạo ra các sản phẩm với chất lượng tốt và thân thiện với môi trường nên được khách hàng tin tưởng đón nhận. Qua nhiều năm công ty vẫn luôn cố gắng mang tới các sản phẩm có chất lượng cao với giá cả phải chăng. Theo em việc công ty làm như vậy có sợ bị thua lỗ không?

  • A. Công ty T đã dùng đạo đức kinh doanh để tạo dựng được niềm tin với khách hàng, có khách hàng tin tưởng thì việc kinh doanh của công ty sẽ không lo bị thua lỗ
  • B. Việc kinh doanh của công ty T có thể bị rơi vào tình trạng thua lỗ nếu tiếp tục thực hiện các đãi ngộ với khách hàng
  • C. Công ty sẽ không lo bị thua lỗ nếu việc kinh doanh vẫn được thực hiện đều
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 10: Xưởng sản xuất nhà anh H đang có đến hơn 30 lao động ở tuổi vị thành niên, anh luôn sắp xếp các công việc vừa sức với các em, để các em có thể vừa làm vừa học hỏi thêm, anh luôn tạo điều kiện để các bạn bổ sung thêm các kiến thức cần thiết. Nhận thấy sự quan tâm giúp đỡ đó của anh H các bạn rất vui mừng, thi thoảng vào những ngày nghỉ lại tụ tập nhau mua đồ qua nhà anh H cùng nấu cùng ăn. Vì thế nên khoảng cách chủ và nhân viên được rút ngắn rất nhiều tạo được sự thoải mái khi làm việc. Theo em, với anh H việc có đạo đức trong kinh doanh đã đem lại cho anh điều gì?

  • A. Được sự yêu mến, kính trọng của nhân viên
  • B. Được sự phát triển vượt bậc trong công việc
  • C. Được sự quan tâm quý mến của các đối tác, bạn hàng
  • D. Được sự ưu ái trên thị trường

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánADABB
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánCBBAA



 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1: Em hãy cho biết khái niệm đạo đức là gì? Đạo đức trong kinh doanh được hiểu như thế nào?

Câu 2: Là công ty sản xuất bao bì cung ứng cho các bên liên quan trên thị trường, công ty T luôn chú trọng tạo ra các sản phẩm với chất lượng tốt và thân thiện với môi trường nên được khách hàng tin tưởng đón nhận. Qua nhiều năm công ty vẫn luôn cố gắng mang tới các sản phẩm có chất lượng cao với giá cả phải chăng. Theo em việc công ty làm như vậy có sợ bị thua lỗ không?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

 + Đạo đức là hệ thống quy tắc, tiêu chuẩn, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự nguyện điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, xã hội.  + Đạo đức trong kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, định hướng hành vi của các chủ thể sản xuất kinh doanh.

3 điểm

3 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Công ty T là doanh nghiệp thực hiện được việc kinh doanh có đạo đức. Hình thức kinh doanh chú trọng đến người tiêu dùng, nhưng không có nghĩa là sẽ gây thua lỗ cho doanh nghiệp.

Hơn nữa việc công ty kinh doanh có đạo đức sẽ có được sự tín nhiệm của khách hàng, sẽ có được sự ủng hộ của khách hàng.

2 điểm

2 điểm


 

ĐỀ 2

Câu 1: Công ty P chuyên sản xuất và kinh doanh mĩ phẩm. Công ty đã mua nguyên liệu, máy móc, bao bì, tem nhãn để sản xuất đóng gói mĩ phẩm ghi nhãn của một số cơ sở trong nước và ngoài nước để bán kiếm lời.

Em hãy xác định hành vi chưa phù hợp với đạo đức kinh doanh trong các trường hợp trên.

Câu 2: Là quản lý của một công ty với nhiều nhân viên là người trẻ, bà K luôn tạo điều kiện cho các em có điều kiện để các em có thể học thêm các kĩ năng mới, những việc các bạn làm sai, bà luôn quan tâm chỉ bảo rõ ràng để các bạn biết lỗi và sửa. Bà K cũng luôn quan tâm, động viên đến hoàn cảnh gia đình của một số nhân viên gặp tình trạng khó khăn. Do vậy, nhân viên trong công ty luôn hết mình cống hiến và gắn bó với công ty. Theo em việc làm có đạo đức trong kinh doanh của bà K được thể hiện qua đâu và đem lại hiệu quả như thế nào?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Hành vi chưa phù hợp với đạo đức kinh doanh trong trường hợp trên là:

Công ty đã lợi dụng uy tín của người khác, doanh nghiệp khác để kinh doanh sinh ra lợi nhuận; làm giả các sản phẩm để nhằm mục đích sinh lời trong kinh doanh, việc làm này có thể ảnh hưởng đến quyền lợi và sức khỏe của người tiêu dùng.

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Việc làm có đạo đức của bà K được thể hiện qua các việc làm bà luôn quan tâm, chỉ dẫn, tạo điều kiện cho nhân viên hoàn thành nhiệm vụ của mình; những việc làm đó làm cho nhân viên trong công ty có động lực, cống hiến hết mình cho công việc.

4 điểm


 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Muốn thành công tạo nên uy tín của nhà kinh doanh, đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động thành công, yếu tố cơ bản cần thiết là gì?

  • A. Có tiềm lực kinh tế tốt
  • B. Có đạo đức kinh doanh
  • C. Tạo được các điểm gắn kết giữa việc kinh doanh với đối tượng khách hàng
  • D. Đem được lợi ích cho người tiêu dùng

Câu 2: Đạo đức là gì?

  • A. Là hệ thống các quy tắc, tiêu chuẩn, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự nguyện điều chỉnh các hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng xã hội
  • B. Là những điều mà con người bắt buộc phải thực hiện theo
  • C. Là một hệ thống các quy tắc mà bố mẹ bắt buộc phải dạy cho con cái từ khi con còn nhỏ
  • D. Là các quy tắc, chuẩn mực mà con người buộc phải thực hiện theo nếu không muốn bị trừng phạt bởi pháp luật

Câu 3: Một doanh nghiệp có đạo đức kinh doanh sẽ để lại ấn tượng gì đối với khách hàng?

  • A. Làm mất lòng khách hàng
  • B. Làm hài lòng khách hàng
  • C. Làm khách hàng cảm thấy chán ghét
  • D. Làm cho khách hàng không còn tin tưởng

Câu 4: Xưởng may áo dài nhà chị H được rất nhiều khách nước ngoài nghé thăm mỗi khi có dịp sang Việt Nam du lịch. Chị luôn nắm bắt các cơ hội để tạo ra các sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng. Hôm nay có một số vị khách không hài lòng về sản phẩm nên đã đến trực tiếp cửa hàng để đưa ra ý kiến. Dù trời đã muộn nhưng chị H vẫn quyết định tới cửa hàng để chỉnh sửa cho khách. Việc làm của chị đã làm cho vị khách người nước ngoài kia rất ấn tượng, giới thiệu bạn bè của họ đến cửa hàng của chị may áo. Công việc kinh doanh của chị H ngày một phát triển. Theo em, việc có đạo đức trong việc kinh doanh của chị H được thể hiện ở đâu?

  • A. Việc có đạo đức trong kinh doanh của nhà chị H được thể hiện qua việc, chị luôn hết mình với công việc, tạo được niềm tin với khách hàng và luôn đặt khách hàng là mối quan tâm lớn nhất
  • B. Việc có đạo đức trong kinh doanh của chị H được thể hiện qua việc dù đã tối nhưng chị vẫn quyết định xuống cửa hàng để chỉnh sửa áo cho khách
  • C. Việc có đạo đức trong kinh doanh của chị H được thể hiện qua việc kinh doanh rất phát triển của nhà chị
  • D. Việc có đạo đức trong kinh doanh của chị H được thể hiện qua lượng khách hàng biết tới xưởng sản xuất của nhà chị

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Làm ăn kinh doanh buôn bán cái gì cũng cần có tổ chức, phường hội liên kết để bảo vệ, giúp đỡ nhau. Đồng thời hạn chế những mâu thuẫn, xung đột có thể xảy ra. Đây là nội dung của câu ca dao, tục ngữ nào nói về đạo đức trong kinh doanh?

Câu 2: Để tăng lợi nhuận, doanh nghiệp chế biến nông sản H cố tình sử dụng nguyên liệu giá rẻ, không đảm bảo chất lượng để sản xuất. Không những thế, doanh nghiệp này còn xả thải trái phép, làm ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống của người dân xung quanh. Em hãy nhận xét về việc làm của doanh nghiệp trên. Nếu là nhân viên của doanh nghiệp này, em sẽ thể hiện thái độ và hành vi như thế nào?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánBABA

Tự luận:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Đây là nội dung của câu tục ngữ “Buôn có bạn bán có phường”

3 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Nếu là nhân viên của doanh nghiệp này, em sẽ thể hiện thái độ và hành vi tố cáo, lên án hoặc sẽ báo lên cơ quan chức năng, với người tiêu dùng để biết được hành vi sai trái của công ty H.

3 điểm

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Đạo đức là gì?

  • A. Là hệ thống các quy tắc, tiêu chuẩn, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự nguyện điều chỉnh các hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng xã hội
  • B. Là những điều mà con người bắt buộc phải thực hiện theo
  • C. Là một hệ thống các quy tắc mà bố mẹ bắt buộc phải dạy cho con cái từ khi con còn nhỏ
  • D. Là các quy tắc, chuẩn mực mà con người buộc phải thực hiện theo nếu không muốn bị trừng phạt bởi pháp luật

Câu 2: Hành vi gắn kết các lợi ích trong đạo đức kinh doanh là gì?

  • A. Là hành vi gắn kết lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội
  • B. Là hành vi gắn kết các lợi ích của doanh nghiệp
  • C. Là các hành vi gắn kết các lợi ích của khách hàng
  • D. Là hành vi gắn kết các lợi ích dành cho nhà nước

Câu 3: Theo em, ý kiến nào sau đây đúng?

  • A. Đạo đức kinh doanh chỉ đề cập đến đối tượng là các chủ cơ sở kinh doanh
  • B. Đạo đức kinh doanh tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh
  • C. Đạo đức kinh doanh tạo ra khoảng cách giữ doanh nghiệp và người tiêu dùng
  • D. Đảm bảo đạo đức kinh doanh và thực hiện mục tiêu lợi nhuận luôn mâu thuẫn với nhau

Câu 4: Thấy các nguyên liệu sản xuất bánh kẹo ngày càng đắt lên, ông K quyết định nhập nguồn nguyên liệu khác rẻ hơn để có thể thu được lại lợi nhuận sản xuất. Theo em, để có đạo đức trong kinh doanh ông K nên làm như thế nào mới đúng?

  • A. Ông K nên chọn một nguồn cung ứng có uy tín cho dù giá có rẻ hơn nhưng cũng sẽ không ai phát hiện ra hàng của anh nhập vào là kém chất lượng
  • B. Nếu nguyên liệu đắt lên ông có thể tăng giá thành sản phẩm, chứ không nên sử dụng nguồn nguyên liệu kém chất lượng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng
  • C. Ông K nên thực hiện theo đúng như kế hoạch kinh doanh mà mình đề ra trước đó
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Em hãy cho biết vai trò của đạo đức trong kinh doanh trong trường hợp sau đây “Cửa hàng nhà anh H tạo ra một chiếc bảng để khách hàng có thể ghi lại ý kiến về trải nghiệm dịch vụ ở cửa hàng”.

Câu 2: Thấy các nguyên liệu sản xuất bánh kẹo ngày càng đắt lên, ông K quyết định nhập nguồn nguyên liệu khác rẻ hơn để có thể thu được lại lợi nhuận sản xuất. Theo em, để có đạo đức trong kinh doanh ông K nên làm như thế nào mới đúng?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánAABB

Tự luận:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Việc đạo đức kinh doanh được thể hiện trong trường hợp này là sẵn sàng điều chỉnh những thiếu sót của cửa hàng để đem đến được dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.

3 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Trong trường hợp này, nếu các nguyên liệu đắt lên ông K có thể tăng giá thành sản phẩm đồng thời giải thích cho mọi người về sự tăng giá này, ông không nên mua các nguyên liệu với giá thành rẻ hơn để làm bánh vì điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và người tiêu dùng.

3 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Kinh tế pháp luật 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay