Đề kiểm tra 15 phút Kinh tế pháp luật 11 chân trời Bài 1: Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo Bài 1: Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 1: CẠNH TRANH TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Nếu một nền kinh tế không cạnh tranh sẽ dẫn đến những hậu quả gì?

  • A. Nền kinh tế phát triển vượt bậc
  • B. Có được nhiều tác nhân thúc đẩy nền kinh tế phát triển
  • C. Nền kinh tế sẽ không có động lực phát triển, rơi vào trầm lắng, suy thoái
  • D. Nền kinh tế có được động lực mạnh mẽ để phát triển, tăng trưởng nhanh chóng

Câu 2: Cạnh tranh không lành mạnh là như thế nào?

  • A. Là những hành vi cạnh tranh trái với quy định của pháp luật, không thiện chí, có tác động xấu đến đời sống xã hội
  • B. Là các hành vi cạnh tranh có chuẩn mực, không ảnh hưởng tới các doanh nghiệp trong thị trường kinh tế
  • C. Là hình thức cạnh tranh tạo được sự cọ xát giữ a các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế thị trường
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 3: Cạnh tranh kinh tế là gì?

  • A. Là hình thức mua bán trao đổi hàng hóa giữa các chủ thể kinh tế
  • B. Là sự tranh đua giữa các chủ thể kinh tế nhằm có được những ưu thế trong sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, qua đó thu được lợi ích tối đa
  • C. Là các hành vi kinh doanh tiêu cực trên thị trường
  • D. Là hành động không được khuyến khích khi tham gia kinh doanh trong nền kinh tế thị trường

Câu 4: Em hãy cho biết nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh là gì?

  • A. Sự tồn tại của nhiều chủ sở hữu kinh tế với tư csach là những đơn vị kinh tế độc lập; tự do sản xuất, kinh doanh
  • B. Có điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau
  • C. Cả đáp án A và B đều đúng
  • D. Cả đáp án A và B đều sai

Câu 5: Trong nền kinh tế thị, hoạt động doanh của các chủ thể kinh tế được quy định như thế nào?

  • A. Phải xây dựng mô hình kinh doanh của mình theo như các quy ước đã được thiết lập sẵn
  • B. Các chủ thể kinh tế được tự do sản xuất kinh doanh, mua bán hàng hóa trên thị trường
  • C. Các chủ thể kinh tế chỉ được mua các mặt hàng được cấp phép bởi các hiệp hội kinh doanh
  • D. Các hoạt động mua bán phải được cấp phép thực hiện thông qua một bên trung gian

Câu 6: Nêu sự khác nhau giữa việc cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh?

  • A. Chúng đều là cạnh tranh không có sự khác nhau nào hết
  • B. Cạnh tranh lành mạnh tạo được ra giá trị tích cực thúc đẩy nhu cầu của xã hội, cạnh tranh không lành mạnh có thể có các ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội
  • C. Việc cạnh tranh lành mạnh được khuyến khích để tạo ra mô trường cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
  • D. Cạnh tranh không lành mạnh nên bị lên án, phê phán

Câu 7: Ý kiến nào sau đây là đúng?

  • A. Cạnh tranh chỉ diễn ra giữa những người cùng bán một loại hàng hóa nào đó
  • B. Cạnh tranh lành mạnh là tìm được cách làm cho đối thủ của mình không có chỗ đứng trên thị trường
  • C. Muốn cạnh tranh lành mạnh trước hết, cần phải tôn trọng đối thủ
  • D. Cạnh tranh chỉ diễn ra ở nơi có nền kinh tế thị trường phát triển

Câu 8: Vì sao các các chủ thể có cùng một mặt hàng trên thị trường lại có xu thế cạnh tranh quyết liệt hơn?

  • A. Vì họ phải chia sẻ với nhau nguồn nguyên liệu, khách hàng, đầu ra sản phẩm
  • B. Vì họ có chung mục tiêu kinh doanh
  • C. Vì họ không muốn có các rủi ro trong quá trình kinh doanh
  • D. Vì cùng ngành nên các hình thức cạnh tranh lại vô cùng đa dạng

Câu 9: Hộ gia đình nhà ông K đã kinh doanh các nguồn lợi thủy sản từ nhiều năm nay, vào năm ngoái nhà chị P mở một cửa hàng kinh doanh mới mặt hàng kinh doanh tương tự như hộ nhà ông K. Để khách hàng dành sự quan tâm đến cửa hàng nhà mình hơn chị P còn không tiếc lời chê bai về chất lượng sản phẩm của nhà ông K. Khi ông K biết được chuyện thì rất buồn và nghĩ tại sao ông luôn đem đến cho mọi người những sản phẩm có giá trị tốt, không thù hằng với ai vậy mà lại có người cố tình vì lợi ích của mình mà làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh của gia đình ông. Theo em việc cạnh tranh của chị P có lành mạnh hay không? Đem lại các hệ quả gì?

  • A. Việc cạnh tranh của chị P là cạnh tranh lành mạnh, đã đem được lại các lợi ích cho cửa hàng nhà chị
  • B. Việc cạnh tranh của chị P là chưa lành mạnh, hành động của chị làm ảnh hưởng đến uy tín và việc kinh doanh của người khác
  • C. Việc kinh doanh của chị P là không lành mạnh nhưng không để lại hậu quả gì
  • D. Việc kinh doanh của chị P là lành mạnh và tạo được điều kiện để các quán hàng cùng mục tiêu như nhà chị cùng phát triển

Câu 10: Trong khu phố nhà chị M có rất nhiều các quán hàng bán bánh mỳ vào buổi sáng, vì có nhiều sự lựa chọn nên các quán rất chú tâm vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể đem đến cho người tiêu dùng sản phẩm tốt nhất, giữ chân được khách hàng vào những lần sau. Theo em, lợi ích của việc cạnh tranh trong trường hợp này là gì?

  • A. Giúp cho người tiêu dùng được tiếp cận với các nguồn hàng đắt đỏ
  • B. Tạo điều kiện cho người tiêu dùng được tiếp nhậ sản phẩm có chất lượng thỏa mãn với nhu cầu của mình
  • C. Người tiêu dùng phải chịu tác động từ việc các cửa hàng cạnh tranh khốc liệt với nhau
  • D. Người tiêu dùng không được hưởng lợi từ sự cạnh tranh của các chủ thể kinh tế

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánCABCB
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánBCABB



 

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Việc cạnh tranh lành mạnh đem lại những lợi ích gì?

  • A. Tạo động lực cho sự phát triển
  • B. Tạo môi trường kinh doanh luôn nhộn nhịp 
  • C. Có điều kiện để ứng dụng được các khoa học kĩ thuật, nâng cao trình độ của người lao động
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 2: Em hãy cho biết định nghĩa của cạnh tranh được hiểu như thế nào?

  • A. Các hành động giúp đỡ nhau cùng đạt được mục tiêu chung
  • B. Là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế nhằm giành lấy những điều kiện thuân lợi trong sản xuất hay lưu thông hàng hóa, dịch vụ để thu hút được nhiều lợi ích nhất cho mình
  • C. Là hành vi thực hiện tất cả vì mục tiêu chung của cả tập thể không quan tâm đến bản thân mình
  • D. Là hành vi dùng địa vị của mình để uy hiếp một thế lực nhỏ bé để nhằm mục đích chiếm đoạt đi các nguồn lợi về kinh tế

Câu 3: Nếu một nền kinh tế không cạnh tranh sẽ dẫn đến những hậu quả gì?

  • A. Nền kinh tế phát triển vượt bậc
  • B. Có được nhiều tác nhân thúc đẩy nền kinh tế phát triển
  • C. Nền kinh tế sẽ không có động lực phát triển, rơi vào trầm lắng, suy thoái
  • D. Nền kinh tế có được động lực mạnh mẽ để phát triển, tăng trưởng nhanh chóng

Câu 4: Chúng ta cần làm gì với các hành động cạnh tranh không lành mạnh trong nền kinh tế thị trường?

  • A. Cần phê pháp, lên án và ngăn chặn
  • B. Không cần để ý đến các hành động kinh doanh không chín chắn
  • C. Khuyến khích
  • D. Tích cực học hỏi

Câu 5: Các chủ thể kinh tế không ngừng cạnh tranh về giá cả và chất lượng của sản phẩm đưa ra thị trường đối tượng hưởng lợi từ đó có thể là ai?

  • A. Người đóng vai trò điều tiết trong nền kinh tế thị trường
  • B. Người tiêu dùng
  • C. Người nhập các nguyên liệu sản xuất
  • D. Các chủ thể kinh tế khác

Câu 6: Vì sao các các chủ thể có cùng một mặt hàng trên thị trường lại có xu thế cạnh tranh quyết liệt hơn?

  • A. Vì họ phải chia sẻ với nhau nguồn nguyên liệu, khách hàng, đầu ra sản phẩm
  • B. Vì họ có chung mục tiêu kinh doanh
  • C. Vì họ không muốn có các rủi ro trong quá trình kinh doanh
  • D. Vì cùng ngành nên các hình thức cạnh tranh lại vô cùng đa dạng

Câu 7: Vì sao các chủ thể kinh tế cần phải cạnh tranh với nhau trong nền kinh tế trị trường?

  • A. Để loại bỏ bớt một số đối thủ
  • B. Để có được những ưu thế trong sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, thu được các lợi ích tối đa
  • C. Để triệt phá việc kinh doanh của đối thủ
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 8: Vì sao các hành vi cạnh tranh không lành mạnh lại cần bị phê phán và lên án?

  • A. Vì các hành vi cạnh tranh không lành mạnh mang lại những ảnh hưởng tích cực cho đời sống xã hội
  • B. Vì có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng, tổn hại đến thị trường kinh doanh và tác động xấu đến đời sống xã hội
  • C. Mang lại những chuyển biến tích cực đế thị trường kinh doanh
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 9: Hộ gia đình nhà ông K đã kinh doanh các nguồn lợi thủy sản từ nhiều năm nay, vào năm ngoái nhà chị P mở một cửa hàng kinh doanh mới mặt hàng kinh doanh tương tự như hộ nhà ông K. Để khách hàng dành sự quan tâm đến cửa hàng nhà mình hơn chị P còn không tiếc lời chê bai về chất lượng sản phẩm của nhà ông K. Khi ông K biết được chuyện thì rất buồn và nghĩ tại sao ông luôn đem đến cho mọi người những sản phẩm có giá trị tốt, không thù hằng với ai vậy mà lại có người cố tình vì lợi ích của mình mà làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh của gia đình ông. Theo em việc cạnh tranh của chị P có lành mạnh hay không? Đem lại các hệ quả gì?

  • A. Việc cạnh tranh của chị P là cạnh tranh lành mạnh, đã đem được lại các lợi ích cho cửa hàng nhà chị
  • B. Việc cạnh tranh của chị P là chưa lành mạnh, hành động của chị làm ảnh hưởng đến uy tín và việc kinh doanh của người khác
  • C. Việc kinh doanh của chị P là không lành mạnh nhưng không để lại hậu quả gì
  • D. Việc kinh doanh của chị P là lành mạnh và tạo được điều kiện để các quán hàng cùng mục tiêu như nhà chị cùng phát triển

Câu 10: Theo em, trong trường hợp sau doanh nghiệp đang cạnh tranh theo hình thức nào “Công ty tổ chức cho nhân viên tham gia khóa học, bồi dưỡng nâng cao tay nghề”?

  • A. Cạnh tranh giúp nâng cao trình độ người lao động
  • B. Cạnh tranh giúp phân bổ linh hoạt các nguồn lực của chủ thể kinh tế 
  • C. Cạnh tranh giúp nâng cao chất lượng sản phẩm
  • D. Cạnh tranh khiến doanh nghiệp phải bổ sung các trang thiết bị hiện đại để có thể đạt được tiến độ sản xuất

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánDBCAB
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánABBBA



 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1: Em hãy cho biết khái niệm của cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh.

Câu 2: Trong thời kì nền kinh tế thị trường biến động liên tục, các thiết bị công nghệ liên tục được ra đời tạo ra sự biến động lớn như thời điểm hiện tại thì việc cần thiết của các doanh nghiệp cần làm để có thể cạnh tranh được với các đối thủ là gì?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

 - Cạnh tranh lành mạnh: là cạnh tranh đúng pháp luật và chuẩn mực đạo đức, có tác dụng kích thích kinh tế thị trường đúng hướng.  - Cạnh tranh không lành mạnh là sự cạnh tranh vi phạm pháp luật và trái với các chuẩn mực đạo đức, làm rối loạn và kìm hãm sự phát triển của kinh tế thị trường.

3 điểm

3 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Trong thời kì các thiết bị công nghệ đang chiếm ưu thế trong nền kinh tế thị trường, để cạnh tranh được với các đối thủ, các doanh nghiệp cần phải cải tiến phương thức sản xuất, tận dụng nguồn lợi của các thiết bị mang lại.

Nâng cao tay nghề, trình độ sử dụng các thiết bị công nghệ cho người lao động.

3 điểm

1 điểm


 

ĐỀ 2

Câu 1: Theo em nếu việc cạnh tranh trên thị trường không có sự điều tiết sẽ gây ra các hậu quả gì? Vai trò của nhà nước trong việc điều tiết cạnh tranh như thế nào?

Câu 2: Từ khi xác định được định hướng hình thức kinh doanh của mình ông T luôn nghiên cứu rất nghiêm túc hình thức kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh, để có hướng cạnh tranh phù hợp. Theo em, hình thức cạnh tranh của ông T đã được coi là cạnh tranh lành mạnh chưa, vì sao?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

 - Nếu sự canh tranh trên thị trường không có sự điều tiết phù hợp sẽ sinh ra các vấn đề như: triệt hạ đối thủ cạnh tranh; ngăn cản sự gia nhập thị trường của đối thủ tiềm năng; đầu cơ lũng đoạn thị trường; tăng giá, giảm giá, phá giá tùy tiện,… gây ra các tác hại nghiêm trọng đến lợi ích của người tiêu dùng và xã hội.  - Vai trò của nhà nước trong việc điều tiết cạnh tranh: để đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng nhà nước cần điều tiết cạnh tranh, điều chỉnh các hành vi cạnh tranh của ác doanh nghiệp đảm bảo chúng không thao túng thị trường, sự can thiệp của nhà nước phải luôn tôn trọng các quy luật chung vốn có của thị trường đồng thời không làm ảnh hưởng đến quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp.

3 điểm

3 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Hình thức cạnh tranh của ông T được coi là cạnh tranh lành mạnh vì các việc làm của ông T không gây ảnh hưởng đến uy tín cũng như đến việc kinh doanh của bất kì một đối thủ nào trên thương trường.

4 điểm


 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Em hãy cho biết nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh là gì?

  • A. Sự tồn tại của nhiều chủ sở hữu kinh tế với tư csach là những đơn vị kinh tế độc lập; tự do sản xuất, kinh doanh
  • B. Có điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau
  • C. Cả đáp án A và B đều đúng
  • D. Cả đáp án A và B đều sai

Câu 2: Cạnh tranh không lành mạnh là như thế nào?

  • A. Là những hành vi cạnh tranh trái với quy định của pháp luật, không thiện chí, có tác động xấu đến đời sống xã hội
  • B. Là các hành vi cạnh tranh có chuẩn mực, không ảnh hưởng tới các doanh nghiệp trong thị trường kinh tế
  • C. Là hình thức cạnh tranh tạo được sự cọ xát giữ a các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế thị trường
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 3: Vì sao các chủ thể kinh tế cần phải cạnh tranh với nhau trong nền kinh tế trị trường?

  • A. Để loại bỏ bớt một số đối thủ
  • B. Để có được những ưu thế trong sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, thu được các lợi ích tối đa
  • C. Để triệt phá việc kinh doanh của đối thủ
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 4: Theo em, trong trường hợp sau doanh nghiệp đang cạnh tranh theo hình thức nào “Công ty tổ chức cho nhân viên tham gia khóa học, bồi dưỡng nâng cao tay nghề”?

  • A. Cạnh tranh giúp nâng cao trình độ người lao động
  • B. Cạnh tranh giúp phân bổ linh hoạt các nguồn lực của chủ thể kinh tế 
  • C. Cạnh tranh giúp nâng cao chất lượng sản phẩm
  • D. Cạnh tranh khiến doanh nghiệp phải bổ sung các trang thiết bị hiện đại để có thể đạt được tiến độ sản xuất

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Hãy cho biết nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.

Câu 2: Hộ gia đình nhà ông K đã kinh doanh các nguồn lợi thủy sản từ nhiều năm nay, vào năm ngoái nhà chị P mở một cửa hàng kinh doanh mới mặt hàng kinh doanh tương tự như hộ nhà ông K. Để khách hàng dành sự quan tâm đến cửa hàng nhà mình hơn chị P còn không tiếc lời chê bai về chất lượng sản phẩm của nhà ông K. Khi ông K biết được chuyện thì rất buồn và nghĩ tại sao ông luôn đem đến cho mọi người những sản phẩm có giá trị tốt, không thù hằng với ai vậy mà lại có người cố tình vì lợi ích của mình mà làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh của gia đình ông. Theo em việc cạnh tranh của chị P có lành mạnh hay không? Đem lại các hệ quả gì?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánCABA

Tự luận:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Kinh tế thị trường là nền kinh tế mà ở đó tồn tại nhiều thành phần kinh tế, nhiều loại hình sở hữu cùng tham gia, cùng vận động và phát triển trong một cơ chế cạnh tranh bình đẳng và ổn định.

3 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Việc làm của chị P được coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh, vì muốn đẩy danh tiếng của sản phẩm nhà mình lên mà chị đã không ngại đặt điều nói xấu, phá hoại uy tín của hộ kinh doanh khác.

3 điểm

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Việc cạnh tranh lành mạnh đem lại những lợi ích gì?

  • A. Tạo động lực cho sự phát triển
  • B. Tạo môi trường kinh doanh luôn nhộn nhịp 
  • C. Có điều kiện để ứng dụng được các khoa học kĩ thuật, nâng cao trình độ của người lao động
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 2: Cạnh tranh lành mạnh là như thế nào?

  • A. Là sự cạnh tranh ngầm nhằm phá hoại đối thủ kinh doanh của mình bằng các cách bỉ ổi
  • B. Là sự ganh đua một cách hợp pháp, trong sạch, đàng hoàng giữa các nhà kinh doanh
  • C. Sử dụng các thủ đoạn mờ ám, bất chính nhằmg loại bỏ đối thủ, tranh giành thị trường
  • D. Là thực hiện các chiêu trò không chính đáng để cạnh tranh với đối thủ kinh doanh

Câu 3: Vì sao các hành vi cạnh tranh không lành mạnh lại cần bị phê phán và lên án?

  • A. Vì các hành vi cạnh tranh không lành mạnh mang lại những ảnh hưởng tích cực cho đời sống xã hội
  • B. Vì có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng, tổn hại đến thị trường kinh doanh và tác động xấu đến đời sống xã hội
  • C. Mang lại những chuyển biến tích cực đế thị trường kinh doanh
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 4: Hộ gia đình nhà ông K đã kinh doanh các nguồn lợi thủy sản từ nhiều năm nay, vào năm ngoái nhà chị P mở một cửa hàng kinh doanh mới mặt hàng kinh doanh tương tự như hộ nhà ông K. Để khách hàng dành sự quan tâm đến cửa hàng nhà mình hơn chị P còn không tiếc lời chê bai về chất lượng sản phẩm của nhà ông K. Khi ông K biết được chuyện thì rất buồn và nghĩ tại sao ông luôn đem đến cho mọi người những sản phẩm có giá trị tốt, không thù hằng với ai vậy mà lại có người cố tình vì lợi ích của mình mà làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh của gia đình ông. Theo em việc cạnh tranh của chị P có lành mạnh hay không? Đem lại các hệ quả gì?

  • A. Việc cạnh tranh của chị P là cạnh tranh lành mạnh, đã đem được lại các lợi ích cho cửa hàng nhà chị
  • B. Việc cạnh tranh của chị P là chưa lành mạnh, hành động của chị làm ảnh hưởng đến uy tín và việc kinh doanh của người khác
  • C. Việc kinh doanh của chị P là không lành mạnh nhưng không để lại hậu quả gì
  • D. Việc kinh doanh của chị P là lành mạnh và tạo được điều kiện để các quán hàng cùng mục tiêu như nhà chị cùng phát triển

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Em hãy cho biết khái niệm của cạnh tranh.

Câu 2: Trong khu phố nhà chị M có rất nhiều các quán hàng bán bánh mì vào buổi sáng, vì có nhiều sự lựa chọn nên các quán rất chú tâm vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể đem đến cho người tiêu dùng sản phẩm tốt nhất, giữ chân được khách hàng vào những lần sau. Theo em, lợi ích của việc cạnh tranh trong trường hợp này là gì?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánDBBB

Tự luận:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Khái niệm của cạnh tranh: Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế nhằm giành lấy những điều kiện thuận lợi trong sản xuất hay lưu thông hàng hóa, dịch vụ để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình.

3 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Lợi ích của kinh doanh trong trường hợp này là: có nhiều hộ cùng buôn bán một mặt hàng dẫn tới tình trạng cung vượt cầu, khách hàng có nhiều sự lựa chọn trong việc mua bán của mình; nên nếu quán hàng muốn khách hàng đến với mình trong các lần sau thì tất yếu phải cạnh nhau về giá thành và chất lượng sản phẩm. Vì thế cạnh tranh trong trường hợp này mang lại chất lượng sản phẩm cho người tiêu dùng.

3 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay