Phiếu trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 chân trời Ôn tập giữa kì 2 (Đề 3)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo
TRẮC NGHIỆM GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO GIỮA KÌ 2
Đề số 03
Câu 1: Nội dung nào dưới đây không phải là biểu hiện của bình đẳng giới?
A. Nam, nữ được trả lương như nhau khi làm cùng một công việc.
B. Phụ nữ có quyền làm lãnh đạo, đảm nhiệm các chức vụ quan trọng.
C. Con trai mới được đi học đại học, con gái chỉ học hết cấp 2.
D. Cả nam và nữ đều có quyền tham gia các hoạt động xã hội.
Câu 2: Công dân có trách nhiệm gì trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội?
A. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
B. Tôn trọng quyền tự do, dân chủ của người khác.
C. Có trách nhiệm với cộng đồng và xã hội.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Nhà nước ta thực hiện chính sách nào đối với các dân tộc?
A. Dân tộc đa số có quyền ưu tiên hơn dân tộc thiểu số.
B. Các dân tộc thiểu số không có quyền tham gia vào các cơ quan nhà nước.
C. Mọi dân tộc đều bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển.
D. Chỉ dân tộc Kinh mới được giữ các chức vụ lãnh đạo quan trọng.
Câu 4: Công dân thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội thông qua hình thức nào dưới đây?
A. Tham gia bầu cử, ứng cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân.
B. Góp ý kiến vào dự thảo luật, chính sách của Nhà nước.
C. Tham gia vào các hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 5: Nguyên tắc nào sau đây không thuộc nguyên tắc bầu cử ở Việt Nam?
A. Phổ thông.
B. Bình đẳng.
C. Trực tiếp.
D. Bất bình đẳng.
Câu 6: Sự bình đẳng giới được thể hiện như thế nào trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo?
A. Chỉ có các trẻ em nam được ưu tiên đến trường
B. Trẻ em nam và nữ đều nhận được các đãi ngộ như nhau khi đi học
C. Chỉ các học sinh nữ mới được đăng kí nguyện vọng vào các ngành thuộc ban xã hội
D. Chỉ có các học sinh nam mới được đăng kí học các ngành thuộc chuyên ngành khoa học tự nhiên
Câu 7: Vợ chồng tạo điều kiện cho nhau về phát triển về mọi mặt là biểu hiện bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào dưới đây?
A. Quan hệ thân nhân
B. Quan hệ tinh thần
C. Quan hệ xã hội
D. Quan hệ tình cảm
Câu 8: Nhiều người cho rằng kĩ sư chỉ có thể là nam giới còn giáo viên mầm non chỉ có thể là nữ giới đảm nhận được. Theo em suy nghĩ đó là đúng hay sai?
A. Suy nghĩ đó là sai vì ai cũng có thể làm nghề mà mình yêu thích
B. Suy nghĩ đó là đúng vì nghề nghiệp mang tính đặc thù cho giới tính
C. Đáp án A sai B đúng
D. Đáp án A đúng B sai
Câu 9: Sự bình đẳng về văn hóa, giáo dục gữa các dân tộc và tôn giáo được biểu hiện như thế nào?
A. Được tạo mọi điều kiện để giữ gìn được các nét văn hóa đặc trưng của mỗi vùng miền
B. Được phép giữ tiếng nói, chữ viết của mình
C. Được tạo điều kiện tiếp cận, hưởng thụ các giá trị văn hóa, giáo dục
A. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 10: Ý nghĩa của quyền bình đẳng về giáo dục giữa các dân tộc và tôn giáo?
A. Trẻ em của các vùng kinh tế chậm phát triển không có cơ hội được đến trường
B. Các vùng không có điều kiện, trẻ em phải tham gia vào làm việc cùng gia đình
C. Trẻ em trên cả nước đến độ tuổi đều được đến trường
D. Trẻ em trong tình trạng thất học ngày một gia tăng
Câu 11: “Các dân tộc đều có quyền giữ gìn, sử dụng tiếng nói, chữ viết, nét đẹp văn hóa đặc trưng của dân tộc mình” là biểu hiện bình đẳng về mặt nào giữa các dân tộc?
A. Bình đẳng về kinh tế
B. Bình đẳng về chính trị
C. Bình đẳng về văn hóa, giáo dục
D. Bình đẳng về quyền tự do ngôn luận
Câu 12: “Hình thức dân chủ với những quy chế, thể chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng Nhà nước” là hình thức gì?
A. Hình thức dân chủ trực tiếp
B. Hình thức dân chủ gián tiếp
C. Hình thức dân chủ tập trung
D. Hình thức dân chủ xã hội chủ nghĩa
Câu 13: Hiến pháp 2013 quy định mọi công dân?
A. Đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và ứng cử
B. Đủ 21 tuổi trở lê có quyền bầu cử và ứng cử
C. Từ đủ 18 đến 21 tuổi có quyền bầu cử và ứng cử
D. Đủ 18 tuổi có quyền bầu cử, đủ 21 tuổi có quyền ứng cử
Câu 14: Vì sao Hiến pháp quy định công dân có quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội?
A. Để không ai bị đối xử phân biệt trong xã hội
B. Để công dân bảo vệ lợi ích của riêng cá nhân mình
C. Để công dân toàn quyền quyết định công việc của Nhà nước và xã hội
D. Để đảm bảo cho công dân thực hiện quyền làm chủ, thực hiện trách nhiệm công dân đối với Nhà nước và xã hội
Câu 15: Nội dung nào sau đây không được trưng cầu ý dân?
A. Toàn văn Hiến pháp hoặc một số nội dung quan trọng của Hiến pháp
B. Vấn đề đặc biệt quan trọng về chủ quyền, lãnh thổ quốc gia, về quốc phòng, an ninh, đối ngoại có ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của quốc gia
C. Vấn đề đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hôj có ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước
D. Tất cả 3 vấn đề trên
Câu 16: ............................................
............................................
............................................