Phiếu trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 chân trời Ôn tập giữa kì 2 (Đề 4)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo
TRẮC NGHIỆM GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO GIỮA KÌ 2
Đề số 04
Câu 1: Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo có nghĩa là?
A. Chỉ được theo tôn giáo do Nhà nước quy định.
B. Được theo hoặc không theo bất kỳ tôn giáo nào.
C. Mọi hoạt động tôn giáo đều phải do Nhà nước tổ chức.
D. Ai không theo tôn giáo nào sẽ không có quyền bình đẳng như những người khác.
Câu 2: Khi công dân phát hiện cán bộ, công chức có hành vi tham nhũng, công dân có thể thực hiện quyền gì để góp phần quản lý xã hội?
A. Khiếu nại.
B. Tố cáo.
C. Bầu cử.
D. Trưng cầu ý dân.
Câu 3: Công dân đủ bao nhiêu tuổi trở lên thì có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân?
A. 18 tuổi
B. 21 tuổi
C. 25 tuổi
D. 30 tuổi
Câu 4: Khi nào công dân có quyền khiếu nại?
A. Khi nhận thấy quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan, tổ chức, cá nhân gây thiệt hại quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
B. Khi thấy người khác có hành vi vi phạm pháp luật.
C. Khi không đồng ý với quyết định xử phạt của cơ quan chức năng với người khác.
D. Khi có mâu thuẫn cá nhân với người khác.
Câu 5: Một doanh nghiệp từ chối tuyển dụng người thuộc dân tộc thiểu số với lý do “Không phù hợp với văn hóa công ty”. Hành vi này vi phạm quyền gì?
A. Quyền tự do kinh doanh.
B. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
C. Quyền được bảo vệ về mặt pháp lý.
D. Quyền được tự do lựa chọn nghề nghiệp.
Câu 6: Sự bình đẳng giới được thể hiện như thế nào trong lĩnh vực lao động?
A. Nam giới được ưu tiên tuyển dụng vào các vị trí có triển vọng hơn là nữ
B. Nữ giới chỉ được tham gia vào thị trường lao động khi chưa lập gia đình
C. Cả nam và nữ đều được nhận mức lương như nhau tương đương về trình độ, kĩ năng
D. Nam giới phải làm trong điều kiện làm việc khắc nghiệt hơn nữ giới
Câu 7: Theo luật Phòng chống bạo lực gia đình, hình thức “góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư” về phòng ngừa bạo lực gia đình được đáp áp dụng cho người có hành vi bạo lực gia đình ở độ tuổi nào?
A. Đủ 20 tuổi trở lên
B. Đủ 17 tuổi trở lên
C. Đủ 18 tuổi trở lên
D. Đủ 16 tuổi trở lên
Câu 8: Theo em nhận định sau đây có đúng không “Các ngành thuộc ban xã hội chỉ hợp với nữ giới”?
A. Đúng vì các ngành thuộc ban xã hội không giúp nm giới phát huy được hết khả năng của bản thân
B. Đúng vì nữ giới mới có đủ các chuyên môn để làm các công việc liên qan đến các chuyên ngành xã hội
C. Sai vì quyền chọn ngành nghề là do công dân tự chọn không nên áp đặt vào giới tính để chọn ngành
D. Sai vì ngành nào cũng đáng để chúng ta thử sức, học tập và rèn luyện
Câu 9: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc có ý nghĩa như thế nào trong việc thể hiện bản sắc dân tộc?
A. Che dấu các đặc điểm riêng của từng dân tộc
B. Có cơ hội được thể hiện các nét văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình
C. Làm mất đi sự đa dạng trong văn hóa, bản sắc của một Quốc gia
D. Tạo cơ hội cho các nội dung xuyên tạc về các dân tộc phát triển mạnh mẽ
Câu 10: Nhận định nào sau đây là sai?
A. Người dân không phân biệt tầng lớp xã hội đều được nhận nền giáo dục như nhau
B. Khi tham gia vào việc kinh doanh các chủ thể kinh doanh đều sẽ nhận được các hỗ trợ của nhà nước theo như luật pháp hiện hành đã quy định
C. Tất cả các công dân khi đủ điều kiện đều sẽ được tham gia bầu cử
D. Nhà nước ưu tiên cho phát triển các văn hóa có sức ảnh hưởng lớn đối với các du khách nước ngoài
Câu 11: Học sinh cần làm gì để thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc và tôn giáo?
A. Tìm hiểu về các quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc và tôn giáo
B Tuyên truyền các quy định của pháp luật tới mọi người
C. Vận động người khác biết và không vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 12: Nhận định nào sau đây là sai “Nhân dân được hưởng quyền bầu cử và ứng cử một cách bình đẳng, không phân biệt …”?
A. Giới tính, dân tộc, tôn giáo
B. Trình trạng pháp lí
C. Trình độ văn hóa, nghề nghiệp
D. Thời hạn cư trú nơi thực hiện quyền bầu cử, ứng cử
Câu 13: Những người thực hiện các hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ quản lí nhà nước và xã hội sẽ bị xử lí như thế nào?
A. Bị phạt hành chính hoặc giam giữ vô thời hạn
B. Tùy vào mức độ vi phạm sẽ có hình thức phạt cụ thể
C. Bị phạt theo khung hình phạt nặng nhất
D. Bị xử phạt hình sự vô thời hạn
Câu 14: Khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân về dự thảo Hiến pháp mới, anh B đã mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình về các điểm chưa hài lòng. Theo em, việc làm của anh B đã thực hiện tốt quyền tham gia vào quản lí nhà nước, xã hội của công dân hay chưa?
A. Việc làm của anh B chỉ khiến các cơ quan chức năng có các thành kiến về anh
B. Việc làm của anh B là không cần thiết vì trong tổ chức bộ máy Nhà nước có rất nhiều chuyên gia không cần thiết đến anh phải tham gia góp ý
C. Anh B đã thực hiện tất tốt quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc tham gia vào quản lí xã hội, nhà nước
D. Tất cả các đáp án đều đúng
Câu 15: Công dân nước Việt Nam từ đủ bao nhiêu tuổi thì có thể tham gia ứng cử vào Quốc hội?
A. Từ đủ 20 tuổi trở lên
B. Từ đủ 21 tuổi trở lên
C. Từ đủ 22 tuổi trở lên
D. Từ đủ 23 tuổi trở lên
Câu 16: ............................................
............................................
............................................