Phiếu trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 chân trời Ôn tập cuối kì 2 (Đề 4)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo
TRẮC NGHIỆM GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỐI KÌ 2
Đề số 04
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Hành vi nào sau đây thể hiện lòng yêu nước và trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc?
A. Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước
B. Tham gia các hoạt động tình nguyện, giúp đỡ cộng đồng
C. Tích cực học tập, rèn luyện để trở thành người có ích cho xã hội
D. Tất cả các hành vi trên
Câu 2: Hành vi nào sau đây là vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của người khác?
A. Tự ý mở thư của người khác
B. Nghe lén điện thoại của người khác
C. Đọc trộm tin nhắn của người khác
D. Tất cả các hành vi trên
Câu 3: Công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận bằng cách nào?
A. Phát biểu ý kiến trên phương tiện truyền thông đại chúng.
B. Đưa ra bất kỳ thông tin nào, không cần kiểm chứng.
C. Xuyên tạc, bịa đặt để thu hút sự chú ý.
D. Tấn công danh dự, nhân phẩm của người khác trên mạng xã hội.
Câu 4: Hành vi nào sau đây vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?
A. Cản trở người khác thực hiện nghi lễ tôn giáo hợp pháp.
B. Bày tỏ niềm tin tôn giáo một cách ôn hòa.
C. Tham gia hoạt động từ thiện của tổ chức tôn giáo.
D. Không theo bất kỳ tôn giáo nào.
Câu 5: Nếu bạn bị ép buộc phải theo một tôn giáo mà bạn không muốn, bạn có thể làm gì?
A. Khiếu nại hoặc tố cáo hành vi ép buộc đó với cơ quan chức năng.
B. Chấp nhận theo để tránh phiền phức.
C. Phản ứng tiêu cực bằng cách xúc phạm tôn giáo đó.
D. Phớt lờ và làm theo những gì người khác yêu cầu.
Câu 6: Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của ai?
A. Toàn dân
B. Cán bộ và Nhà nước
C. Lực lượng vũ trang nhân dân
D. Quân đội nhân dân Việt Nam
Câu 7: Nếu công dân trốn trách việc thực hiện nghĩa vụ quân sự sẽ bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
A. Từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng
B. Từ 2.000.000 đến 3.000.000 đồng
C. Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
D. Từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng
Câu 8: Đánh người gây thương tích là vi phạm quyền gì?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
C. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân
D. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân
Câu 9: Vì sao cần phải có luật bất khả xâm phạm về thân thể, bảo hộ tính mạng, danh dự, nhân phẩm của công dân?
A. Tạo nên công bằng trong xã hội
B. Giữ gìn trật tự an ninh khu phố
C. Bảo hộ an toàn cho công dân
D. Giữ được nét đẹp của toàn xã hội
Câu 10: Việc khám xét chỗ ở của công dân phải tuân theo quy định nào?
A. Trình tự thủ tục do xã hội quy định
B. Quy trình của công an xã
C. Quy trình của trưởng thôn, xóm
D. Trình tự thủ tục do luật quy định
Câu 11: Công dân có quyền được các cơ quan nhà nước và mọi người dân tôn trọng chỗ ở, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được sự đồng ý, trừ trường hợp pháp luật cho phép là nói đến quyền nào của công dân?
A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể
B. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng sức khỏe
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm
Câu 12: Điền vào chỗ trống sau đây “Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân có nghĩa là không ai được ……hoặc tự ý mở thư tín, điện thoại, điện tín của người khác, không được nghe trộm điện thoại”?
A. Chiếm đoạt
B. Đánh cắp
C. Cướp giật
D. Cầm lấy
Câu 13: Đọc trộm tin nhắn của bạn học cùng lớp vi phạm quyền nào dưới đây?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm
C. Quyền bầu cử và ứng cử
D. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
Câu 14: Xâm phạm và đọc trộm mail của người khác là?
A. Vi phạm pháp luật
B. Không vi phạm pháp luật
C. Là vợ chồng nên xem được
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 15: Quyền tự do ngôn luận có quan hệ chặt chẽ và thường thể hiện thông qua quyền gì sau đây?
A. Tự do tụ họp
B. Tự do biểu tình
C. Tự do lập hội
D. Tự do báo chí
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1. Cho các thông tin sau:
“Ông Hải là giám đốc của một công ty tài chính lớn. Trong một lần họp ban giám đốc, ông Hải nghi ngờ một trong các nhân viên cấp cao của công ty, anh Dũng, đang bí mật chia sẻ thông tin tài chính quan trọng với đối thủ cạnh tranh. Vì lý do đó, ông Hải đã lệnh cho phòng IT cài đặt phần mềm giám sát để theo dõi tất cả các hoạt động trên máy tính của anh Dũng, bao gồm email, tin nhắn và cả các cuộc gọi điện thoại cá nhân mà không thông báo trước. Sau một thời gian theo dõi, ông Hải phát hiện anh Dũng đã gửi thông tin bí mật của công ty qua email cá nhân và chuyển cho đối thủ. Ông Hải lập tức sa thải anh Dũng và yêu cầu pháp lý xử lý hành vi vi phạm này. Tuy nhiên, sau đó, anh Dũng khởi kiện công ty vì vi phạm quyền riêng tư và yêu cầu bồi thường.”
a) Công ty có quyền bảo vệ thông tin tài chính và bí mật công ty, nhưng phải thông báo rõ ràng về các chính sách giám sát đối với nhân viên và không được vi phạm quyền riêng tư của họ.
b) Công ty có thể tự ý theo dõi và giám sát thông tin cá nhân của nhân viên mà không cần thông báo, vì bảo vệ bí mật công ty là ưu tiên hàng đầu.
c) Việc ông Hải cho cài phần mềm giám sát mà không thông báo cho anh Dũng là hợp lý, vì hành vi này là cần thiết để bảo vệ quyền lợi công ty và không vi phạm pháp luật.
d) Anh Dũng có quyền khởi kiện công ty vì hành vi giám sát bí mật, xâm phạm quyền bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân, nếu công ty không thông báo về việc này.
Câu 2. Cho các thông tin sau:
Trong lớp học của H có nhiều bạn theo các tôn giáo khác nhau. Một lần, trong giờ nghỉ trưa, H nghe một thầy giáo có phát ngôn kỳ thị về tôn giáo của một số bạn trong lớp, nói rằng một số tôn giáo là "lạc hậu" và không phù hợp với xã hội hiện đại. H cảm thấy rất buồn và bức xúc vì điều này, vì nó vi phạm quyền tự do tín ngưỡng của các bạn và có thể ảnh hưởng xấu đến môi trường học tập. Hquyết định lên tiếng và yêu cầu các bạn ngừng những lời phát ngôn đó, đồng thời giải thích rằng tự do tín ngưỡng là quyền cơ bản của mỗi người và phải được bảo vệ.
a) H có quyền yêu cầu các bạn ngừng hành vi kỳ thị tôn giáo, vì đó là hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng và gây hại cho sự hòa hợp trong cộng đồng học sinh.
b) H không có quyền yêu cầu các bạn ngừng bình luận về tôn giáo, vì đây là quyền tự do ngôn luận của mỗi cá nhân.
c) Mọi công dân, đặc biệt là trong môi trường học đường, đều có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng của người khác, không phân biệt tôn giáo.
d) Các bạn trong lớp có quyền phát biểu những quan điểm cá nhân về tôn giáo mà không cần quan tâm đến sự tác động của nó đối với mọi người.
Câu 3. ............................................
............................................
............................................