Phiếu trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 chân trời Ôn tập cuối kì 2 (Đề 5)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 5). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo
TRẮC NGHIỆM GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỐI KÌ 2
Đề số 05
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Công dân có nghĩa vụ nào sau đây trong bảo vệ Tổ quốc?
A. Chỉ thực hiện nghĩa vụ quân sự khi có chiến tranh.
B. Trung thành với Tổ quốc, sẵn sàng bảo vệ đất nước.
C. Không cần tham gia nghĩa vụ quân sự nếu có công việc ổn định.
D. Chỉ thực hiện nghĩa vụ khi được kêu gọi.
Câu 2: Công dân bị xâm phạm danh dự và nhân phẩm cần làm gì?
A. Im lặng để tránh rắc rối.
B. Đáp trả bằng cách xúc phạm lại đối phương.
C. Tố giác hành vi xâm phạm với cơ quan chức năng.
D. Rời khỏi nơi ở để tránh xung đột.
Câu 3: Nếu phát hiện có người lạ đột nhập vào nhà mình mà không có lý do chính đáng, bạn nên làm gì?
A. Gọi điện báo công an để được hỗ trợ.
B. Tự mình đuổi người đó đi bằng vũ lực.
C. Phớt lờ và tiếp tục công việc của mình.
D. Thương lượng với họ để tránh rắc rối.
Câu 4: Khi nào cơ quan có thẩm quyền được phép kiểm tra thư tín, điện thoại của công dân?
A. Khi công dân có hành vi đáng ngờ.
B. Khi được sự đồng ý của công dân.
C. Khi có lệnh của cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật.
D. Khi có đơn tố cáo từ một cá nhân bất kỳ.
Câu 5: Nhà nước Việt Nam quy định như thế nào về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?
A. Công dân có quyền theo hoặc không theo tôn giáo nào.
B. Chỉ được theo các tôn giáo được Nhà nước công nhận.
C. Mọi công dân đều phải theo một tôn giáo nhất định.
D. Không ai được thực hành tín ngưỡng nơi công cộng.
Câu 6: Bảo vệ tổ quốc là quyền như thế nào của mỗi công dân?
A. Là quyền thiêng liêng
B. Là quyền cao quý
C. Là quyền tự do
D. Là quyền cơ bản
Câu 7: Những hành vi nào dưới đây được cho là bảo vệ tổ quốc?
A. Tham gia nghĩa vụ quân sự đúng kì hạn
B. Bảo vệ an ninh trật tự thông, xóm
C. Vận động bạn bè tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 8: Việc tích cực trong thực hiện nghĩa vụ bảo vệ của công dân giúp ngăn chặn và phòng tránh được điều gì?
A. Các tình huống biến đổi bất ngờ trong kinh tế ngoại thương với các quốc gia lân cận
B. Phát hiện, ngăn chặn được các tình huống chống phá, chống các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, chống phá cách mạng,…
C. Chống phá được các đường dây buôn lậu xuyên quốc gia, nhằm phá hủy các đường dây buôn bán không thông qua sự cho phép của chính phủ
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 9: Em hãy cho biết danh dự được hiểu như thế nào?
A. Là những lời bịa đặt mà người khác nói về một cá nhân nào đó
B. Là sự đánh giá mà mỗi cá nhân nhận được sau mỗi kì thi tuyển
C. Là sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội đối với một người dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người đó
D. Là các nhận xét tiêu cực từ phía dư luận về một cá nhân hoặc tập thể
Câu 10: Những ý nào sau đây nói đúng về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Cưỡng bức người khác hiến mô, tạng để cứu giúp người khác khi chưa được sự đồng ý của họ
B. Mọi người đều có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm
C. Cố tình trêu chọc, thực hiện các hành động kì lạ trên người khác khi không được sự đồng ý của người đó
D. Đánh người gây ra thương tích nghiêm trọng
Câu 11: Hành vi nào sau đây xâm phạm đến thân thể của công dân?
A. Đánh người gây thương tích
B. Đặt điều nói xấu, vu khống người khác
C. Giam giữ người quá thời gian quy định
D. Đi xe máy gây tai nạn cho người khác
Câu 12: Hành vi nào sau đay không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
A. Tự ý đuổi người khác ra khỏi chỗ ở của họ
B. Tự ý khám xét nhà khi chưa có lệnh khám xét của cơ quan có thẩm quyền
C. Xin phép và được sự đồng ý của chủ nhà mời vào nhà họ
D. Vào nhà người khác, bới đồ bừa bãi khi họ đi vắng
Câu 13: Người nào tự khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác thì có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
A. Từ 3 tháng đến 1 năm
B. Từ 2 tháng đến 1 năm
C. Từ 5 tháng đến 2 năm
D. Từ 7 tháng đến 2 năm
Câu 14: Người nào tự ý khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác có thể bị phạt theo hình thức nào?
A. Phạt cảnh cáo
B. Cải tạo không giam giữ
C. Phạt tù
D. Cả 3 đáp án đều đúng
Câu 15: Quyền được đảm bảo an toàn về bí mật thư tín, điện thoại, điện tín thuộc loại quyền nào?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm
C. Quyền dân chủ
D. Quyền tự do cơ bản
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1. Cho các thông tin sau:
“Anh Tuấn sống tại một căn hộ chung cư ở quận 1, TP.HCM. Một buổi tối, có hai người tự xưng là nhân viên thuế đến yêu cầu vào kiểm tra các tài liệu liên quan đến việc kê khai thuế của anh. Họ không mang theo bất kỳ giấy tờ nào chứng minh quyền hạn của mình và không thông báo trước. Anh Tuấn yêu cầu họ xuất trình giấy tờ nhưng họ từ chối và nói rằng họ có quyền vào kiểm tra mà không cần thông báo. Anh Tuấn từ chối cho vào và yêu cầu họ quay lại vào giờ hành chính, khi có đầy đủ giấy tờ hợp pháp.”
a) Anh Tuấn có quyền yêu cầu các nhân viên thuế xuất trình giấy tờ hợp pháp trước khi cho phép họ vào nhà kiểm tra.
b) Các nhân viên thuế có quyền vào nhà anh Tuấn để kiểm tra tài liệu mà không cần giấy tờ chứng minh quyền hạn hay thông báo trước.
c) Anh Tuấn đã vi phạm pháp luật khi từ chối cho nhân viên thuế vào nhà, vì họ có quyền kiểm tra tài liệu của công dân.
d) Các nhân viên thuế chỉ được phép vào nhà anh Tuấn vào giờ hành chính và khi có giấy tờ hợp pháp.
Câu 2. Cho các thông tin sau:
“Chị Mai là một luật sư đang tham gia vào vụ kiện tụng liên quan đến một vụ tranh chấp đất đai giữa hai gia đình. Trong một buổi làm việc tại tòa án, một trong những người thân của một bên tranh chấp đã lao vào hành hung chị Mai vì cảm thấy bị xúc phạm trong cuộc tranh luận pháp lý. Sau khi bị đánh và có dấu hiệu chấn thương nhẹ, chị Mai quyết định báo cáo vụ việc với cơ quan công an và yêu cầu bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.”
a) Chị Mai không thể yêu cầu cơ quan chức năng can thiệp vì đây chỉ là hành động cá nhân của một người không liên quan đến vụ kiện pháp lý.
b) Chị Mai có quyền yêu cầu bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về thân thể và danh dự của mình, vì chị bị tấn công khi đang thực hiện nhiệm vụ luật sư.
c) Chị Mai không có quyền yêu cầu bảo vệ pháp lý vì sự việc này xảy ra trong một tình huống bình thường và không có tính chất phạm pháp nghiêm trọng.
d) Hành động của người thân bên tranh chấp là vi phạm nghiêm trọng quyền bất khả xâm phạm về thân thể của chị Mai.
Câu 3. ............................................
............................................
............................................