Phiếu trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 chân trời Ôn tập giữa kì 2 (Đề 1)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 1). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo

TRẮC NGHIỆM GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO GIỮA KÌ 2

Đề số 01

Câu 1: Ý nghĩa quan trọng nhất của bình đẳng giới là gì?

A. Đảm bảo quyền lợi cho phụ nữ.

B. Tạo cơ hội ngang nhau cho nam và nữ trong mọi lĩnh vực.

C. Giúp nữ giới có thể nắm giữ các vị trí quan trọng hơn nam giới.

D. Nam giới có thể đảm nhận tất cả các công việc mà phụ nữ làm.

Câu 2: Trong một công ty, nếu nam giới được thăng chức nhiều hơn nữ giới mặc dù năng lực tương đương, điều này vi phạm nguyên tắc nào?

A. Bình đẳng về thu nhập.

B. Bình đẳng về cơ hội thăng tiến.

C. Bình đẳng về trách nhiệm gia đình.

D. Bình đẳng về việc làm.

Câu 3: Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta nhằm mục đích gì?

A. Xóa bỏ sự tồn tại của các dân tộc thiểu số.

B. Đảm bảo mọi dân tộc đều bình đẳng, đoàn kết, giúp nhau cùng phát triển.

C. Dành nhiều ưu đãi cho dân tộc Kinh hơn các dân tộc khác.

D. Hạn chế quyền tự do tín ngưỡng của các dân tộc thiểu số.

Câu 4: Một người dân tộc thiểu số bị kỳ thị khi đi xin việc, bạn sẽ làm gì để bảo vệ quyền lợi của họ?

A. Báo cáo sự việc với cơ quan chức năng.

B. Kêu gọi tẩy chay công ty đã kỳ thị.

C. Động viên họ tìm công việc khác mà không cần khiếu nại.

D. Không can thiệp vì đó là chuyện riêng của họ.

Câu 5: Công dân có thể thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước bằng cách nào?

A. Chỉ bầu cử đại biểu Quốc hội.

B. Chỉ tham gia vào các tổ chức chính trị - xã hội.

C. Đóng góp ý kiến cho các dự thảo luật, chính sách.

D. Cả A, B và C.

Câu 6: Sự bình đẳng giới được thể hiện như thế nào trong trong chính trị? 

A. Nam được quyền ưu tiên hơn trong việc tham gia vào  quản lí nhà nước 

B. Nữ được quyền ưu tiên hơn trong việc tham gia vào quản lí nhà nước

C. Nam và nữ được tự do ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội 

D. Chỉ có nam giới mới được tham gia vào các cơ quan lãnh đạo cấp cao của nhà nước 

Câu 7: Biện pháp được nêu trong thông tin dưới đây nhằm thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực nào “quy định tỉ lệ nam, nữ tham gia học tập, đào tạo”?   

A. Trong lĩnh vực lao động

B. Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo 

C. Trong lĩnh vực chính trị

D. Trong lĩnh vực kinh tế 

Câu 8: Vì sao cần phải thực hiện các biện pháp bình đẳng giới?

A. Để tỉ lệ nam và tỉ lệ nữ trong xã hội được cân bằng 

B. Để đảm bảo tỉ lệ nam và tỉ lệ nữ không bị quá chênh lệch trong các cơ quan nhà nước 

C. Đảm bảo cho nam, nữ đều có quyền hạn và vai trò như nhau trong xã hội

D. Để bảo vệ cho nữ giới được hưởng những quyền lợi thuộc về mình 

Câu 9: Em hãy cho biết một số quyền bình đẳng giữa các dân tộc và tôn giáo được nhà nước quy định là gì? 

A. Chỉ có quyền bình đẳng về chính trị 

B. Chỉ được quyền bình đẳng về giáo dục và đào tạo 

C. Chỉ có quyền bình đẳng về văn hóa, giáo dục 

D. Bình đẳng về chính trị, bình đẳng về kinh tế, bình đẳng về văn hóa giáo dục

Câu 10: Ý nghĩa của sự bình đẳng giữa các dân tộc và tôn giáo là gì?

A. Là điều kiện để xây dựng được khối đại đoàn kết toàn dân tộc 

B. Tạo điều kiện để phát triển về kinh tế văn hóa, chính trị, văn hóa, xã hội của dất nước 

C. Bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc tôn giáo

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 11: Em đồng tình với nhận định nào sau đây?

A. Các tôn giáo đều có quyền hoạt động theo ý muốn của mình 

B. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được xây dựng trên cơ sở quyền tự do, dân chủ của công dân

C. Thực hiện các quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc và tôn giáo là nghĩa vụ của nhà nước 

D. Nội dung của quyền bình đẳng giữa các dân tộc về kinh tế là các dân tộc đều được dùng tiếng nói, chữ viết của mình 

Câu 12: Người trong độ tuổi nào dưới đây được đủ quyền tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân?

A. Người đủ 16 tuổi trở lên 

B. Người đủ 18 tuổi trở lên

C. Người đủ 20 tuổi trở lên 

D. Người đủ 21 tuổi trở lên 

Câu 13: Các hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội dẫn đến hậu quả như thế nào? 

A. Tích cực 

B. Tiêu cực

C. Không ảnh hưởng gì 

D. Tạo ra các bước phát triển vượt bậc 

Câu 14: Việc làm nào sau đây được coi là tích cực tham gia quản lí nhà nước và xã hội như? 

A. Tuân theo các quy định của Hiến pháp và pháp luật đã ban hành 

B. Chấp hành tốt các quy định của tổ dân phố 

C. Tham gia các hoạt động nhằm giữ gìn an ninh trật tự ở địa phương 

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 15: Em hãy hãy cho biết một số quy định cơ bản về quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử? 

A. Công dân có thể ứng cử vào Quốc hội khi đủ 20 tuổi 

B. Phân cấp về quá trình bầu cử 

C. Công dân từ đủ 18 tuổi trở lên có quyền bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội

D. Ai không muốn có thể không tham gia bầu cử 

Câu 16: ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay