Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 11 cánh diều Bài 1: Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 11 cánh diều Bài 1: Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 11 cánh diều (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁCH MẠNG TƯ SẢN
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Trong các cuộc cách mạng tư sản, đâu là động lực quyết định thắng lợi của cách mạng?
A. Giai cấp lãnh đạo và quần chúng nhân dân
B. Những hứa hẹn về một tương lai tương sáng của giai cấp lãnh đạo cho nhân dân.
C. Số tiền mà quần chúng nhân dân nhận được khi giành chiến thắng
D. Sự ủng hộ của quần chúng nhân dân.
Câu 2: Mục tiêu chung của các cuộc cách mạng tư sản là gì?
A. Nhằm xoá bỏ chế độ quân chủ chuyên chế, thiết lập một chế độ mới chỉ phục vụ lợi ích của giai cấp tư sản.
B. Nhằm xoá bỏ những rào cản kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
C. Mang lại công bằng, chính nghĩa và nhân quyền cho mọi tầng lớp trong xã hội, thiết lập một xã hội nơi mà mọi người đều bình đẳng, không chịu áp bức, bóc lột.
D. Đưa giai cấp tư sản lên nắm quyền.
Câu 3: Ở 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ, chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Anh đã gây ra mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa:
A. Các tầng lớp nhân dân thuộc địa với chế độ thực dân.
B. Các tầng lớp vô sản với tầng lớp tư sản
C. Tầng lớp tư sản với nhà nước phong kiến
D. Tầng lớp trí thức và giặc ngoại xâm
Câu 4: Đâu không phải một nhà tư tưởng của giai cấp tư sản ở Pháp trước cách mạng?
A. S. Montesquieu
B. Ph. Voltaire
C. G. Rousseau
D. F. Engels
Câu 5: Câu nào sau đây không đúng về kinh tế của khu vực Tây Âu và Bắc Mỹ trước cách mạng tư sản?
A. Giai đoạn hậu kì trung đại, các ngành kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển mạnh ở khu vực Tây Âu và Bắc Mỹ.
B. Các công trường thủ công ra đời với các nghề phổ biến như len, dạ, vải, đóng tàu, khai thác mỏ, luyện kim,…
C. Nhiều trung tâm công – thương nghiệp, tài chính xuất hiện như Antwerpen, Amsterdam (Netherlands), London (Anh), Marseille (Pháp), Boston (Bắc Mỹ),…
D. Kinh tế nông nghiệp đã phát triển theo hướng tự cung tự cấp, có tính chuyên môn hoá cao.
Câu 6: Cách mạng tư sản là cuộc cách mạng như thế nào?
A. Cuộc cách mạng do nhiều lực lượng lãnh đạo (tư sản, quý tộc mới, chủ nô,...) Im chống lại chế độ phong kiến, thiết lập nhà nước tư sản, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
B. Cuộc cách mạng do giai cấp tư sản nhằm thay đổi hệ thống chính trị, mang lại công bằng, văn minh, nhân quyền cho nhân loại, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
C. Cuộc cách mạng do các giai cấp thấp kém trong xã hội (nông dân, nô lệ,…) lãnh đạo nhằm đòi lại quyền dân chủ, quyền con người từ giai cấp tư sản và quý tộc, nhằm thiết lập một thể chế nhà nước mới.
D. Cuộc cách mạng nhằm đòi lại quyền tư sản cho đại bộ phận dân chúng, hướng tới hình thành chủ nghĩa tư bản.
Câu 7: Trước cách mạng, sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nước nào là tiêu biểu nhất?
A. Anh
B. Pháp
C. Mỹ
D. Nga
Câu 8: Chính sách cai trị của nhà nước phong kiến, thực dân phương Tây trước cách mạng tư sản đã gây ra sự bất mãn ngày càng lớn cho:
A. Giai cấp vô sản và giai cấp tư sản
B. Giai cấp tư sản và các tầng lớp tinh hoa
C. Giai cấp tư sản và các tầng lớp khác trong xã hội
D. Giai cấp quyền lực và giai cấp không quyền lực
Câu 9: Câu nào sau đây đúng về tình thế của giai cấp tư sản và các đồng minh của mình trước cách mạng?
A. Họ mạnh cả về kinh tế lẫn quyền lực chính trị.
B. Họ bị vua chúa bóc lột nặng nề về kinh tế song cũng không có quyền lực gì về chính trị, gần như trở thành giai cấp vô sản.
C. Họ tuy giàu có về kinh tế nhưng không có quyền lực chính trị tương xứng.
D. Họ tuy có quyền lực chính trị nhưng không còn năng lực về kinh tế.
Câu 10: Câu nào sau đây không đúng?
A. Trong Cách mạng tư sản Anh, tầng lớp quý tộc mới và giai cấp tư sản đấu tranh chống chế độ phong kiến chuyên chế.
B. Cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ hướng tới mục tiêu giải phóng dân tộc, lập nên quốc gia mới.
C. Cách mạng tư sản Pháp (cuối thế kỉ XVIII) hướng tới nhiệm vụ đảm bảo công bằng và văn minh cho toàn thể người Pháp.
D. Cuộc đấu tranh thống nhất Đức, I-ta-li-a nhằm xoá bỏ tình trạng phân tán về chính trị, chia cắt về lãnh thổ.
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: “Trào lưu Triết học Ánh sáng đã kịch liệt phê phán tình trạng mục nát, lỗi thời của chế độ phong kiến và Giáo hội Thiên Chúa giáo đương thời, đưa ra những lí thuyết về việc xây dựng nhà nước mới”. Đây là tiền đề tư tưởng của cuộc cách mạng nào?
A. Cách mạng tư sản Anh
B. Cách mạng tư sản Pháp
C. Cách mạng giải phóng ở Bắc Mỹ
D. Cách mạng giải phóng ở Đức
Câu 2: Trước cách mạng tư sản, tình hình chính trị ở các nước phương Tây rối ren với nhiều vấn đề. Đâu không phải một trong số những vấn đề đó?
A. Khủng hoảng về tài chính (ở Anh)
B. Giai cấp tư sản tụ hợp thành các công ty độc quyền, chi phối mọi thứ, kiểm soát cả nhà vua.
C. Xung đột trong nghị viện (ở Anh)
D. Mâu thuẫn của chế độ ba đẳng cấp (ở Pháp)
Câu 3: Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới ở thời gian nào?
A. Sau cách mạng tư sản Anh
B. Sau cách mạng tư sản Pháp
C. Cuối thế kỉ XVIII
D. Đầu thập kỉ 70 của thế kỉ XIX
Câu 4: Cách mạng tư sản bao gồm hai nhiệm vụ cơ bản là:
A. Dân tộc và dân chủ
B. Chính trị và xã hội
C. Công bằng và văn minh
D. Tiền tài và quyền lực
Câu 5: Ở 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ, chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Anh đã gây ra mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa:
A. Các tầng lớp nhân dân thuộc địa với chế độ thực dân.
B. Các tầng lớp vô sản với tầng lớp tư sản
C. Tầng lớp tư sản với nhà nước phong kiến
D. Tầng lớp trí thức và giặc ngoại xâm
Câu 6: Hiện tượng “Cừu ăn thịt người” của Thomas More miêu tả:
A. Tình cảnh nông dân Pháp cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI chuyển sang nuôi cừu với mong muốn làm giàu nhưng không thành nên cuộc sống ngày càng khốn khổ.
B. Thảm cảnh của người nông dân nước Anh trong phong trào “rào đất cướp ruộng” cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI.
C. Tình cảnh trớ trêu của người Hà Lan cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI chỉ có mỗi thịt cừu để ăn.
D. Sự phát triển công nghiệp ở Đức đầu thế kỉ XVI đã khiến cho cừu trở nên to khoẻ hơn bình thường rất nhiều, song do không được chăn thả đúng cách nên đã gây thương tích cho người dân.
Câu 7: Để mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển cần phải xoá bỏ rào cản nào?
A. Rào cản về nguồn nhân lực kém chất lượng và chế độ quân chủ chuyên chế.
B. Rào cản của nhà nước phong kiến và chính sách cai trị hà khắc của chính quốc đối với thuộc địa
C. Chính sách cai trị hà khắc của chính quốc đối với thuộc địa, hệ thống tư tưởng trái ngược trong dân chúng
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 8: Trước cách mạng, sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nước nào là tiêu biểu nhất?
A. Anh
B. Pháp
C. Mỹ
D. Nga
Câu 9: Câu nào sau đây không đúng về kinh tế Anh từ giữa thế kỉ XVI?
A. Nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá và hỗ trợ cho sự phát triển công thương nghiệp.
B. Các ngành luyện sắt, thiếc, đóng tàu phát triển nhanh.
C. Trước năm 1640, sản lượng khai thác than ở Anh chiếm 4/5 tổng sản lượng than ở châu Âu.
D. 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ được chính quốc đầu tư phát triển kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực nhằm biến nơi đây thành đế quốc Anh mới.
Câu 10: Các cuộc cách mạng tư sản bùng nổ và giành thắng lợi trong khoảng thời gian nào và dựa trên các tiền đề nào?
A. Từ thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XX; dựa trên các tiền đề về kinh tế, chính trị, xã hội và tư tưởng.
B. Từ thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XX; dựa trên các tiền đề về mâu thuẫn xã hội, thu nhập và quyền lực.
C. Từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX; dựa trên các tiền đề về kinh tế, chính trị, xã hội và tư tưởng.
D. Từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX; dựa trên các tiền đề về mâu thuẫn xã hội, thu nhập và quyền lực.
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1: Trình bày về tiền đề tư tưởng của các cuộc cách mạng tư sản.
Câu 2: Đánh giá về thắng lợi của cuộc Cách mạng tư sản Anh, C.Mác cho rằng “Thắng lợi của giai cấp tư sản có nghĩa là thắng lợi của chế độ xã hội mới, thắng lợi của chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa đối với chế độ phong kiến”. Em hiểu như thế nào về câu nói này của C.Mác?
ĐỀ 2
Câu 1: Tại sao các cuộc cách mạng tư sản lại đặt ra nhiệm vụ dân tộc và nhiệm vụ dân chủ?
Câu 2: Từ những hiểu biết của mình em hãy giới thiệu về một công trình mang dậm dấu ấn của chế độ quân chủ chuyên chế trước khi tiến hành Cách mạng tư sản.
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Trước cách mạng tư sản, tình hình chính trị ở các nước phương Tây rối ren với nhiều vấn đề. Đâu không phải một trong số những vấn đề đó?
A. Khủng hoảng về tài chính (ở Anh)
B. Giai cấp tư sản tụ hợp thành các công ty độc quyền, chi phối mọi thứ, kiểm soát cả nhà vua.
C. Xung đột trong nghị viện (ở Anh)
D. Mâu thuẫn của chế độ ba đẳng cấp (ở Pháp)
Câu 2: Mục tiêu chung của các cuộc cách mạng tư sản là gì?
A. Nhằm xoá bỏ chế độ quân chủ chuyên chế, thiết lập một chế độ mới chỉ phục vụ lợi ích của giai cấp tư sản.
B. Nhằm xoá bỏ những rào cản kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
C. Mang lại công bằng, chính nghĩa và nhân quyền cho mọi tầng lớp trong xã hội, thiết lập một xã hội nơi mà mọi người đều bình đẳng, không chịu áp bức, bóc lột.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Hiện tượng “Cừu ăn thịt người” của Thomas More miêu tả:
A. Tình cảnh nông dân Pháp cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI chuyển sang nuôi cừu với mong muốn làm giàu nhưng không thành nên cuộc sống ngày càng khốn khổ.
B. Thảm cảnh của người nông dân nước Anh trong phong trào “rào đất cướp ruộng” cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI.
C. Tình cảnh trớ trêu của người Hà Lan cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI chỉ có mỗi thịt cừu để ăn.
D. Sự phát triển công nghiệp ở Đức đầu thế kỉ XVI đã khiến cho cừu trở nên to khoẻ hơn bình thường rất nhiều, song do không được chăn thả đúng cách nên đã gây thương tích cho người dân.
Câu 4: Câu nào sau đây đúng về tình thế của giai cấp tư sản và các đồng minh của mình trước cách mạng?
A. Họ mạnh cả về kinh tế lẫn quyền lực chính trị.
B. Họ bị vua chúa bóc lột nặng nề về kinh tế song cũng không có quyền lực gì về chính trị, gần như trở thành giai cấp vô sản.
C. Họ tuy giàu có về kinh tế nhưng không có quyền lực chính trị tương xứng.
D. Họ tuy có quyền lực chính trị nhưng không còn năng lực về kinh tế.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: Tại sao nói quần chúng nhân dân là động lực của các cuộc cách mạng tư sản?
Câu 2: Trình bày một số hiểu biết của em về bản Tuyên ngôn độc lập của Mỹ và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
ĐỀ 2
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới ở thời gian nào?
A. Sau cách mạng tư sản Anh
B. Sau cách mạng tư sản Pháp
C. Cuối thế kỉ XVIII
D. Đầu thập kỉ 70 của thế kỉ XIX
Câu 2: Cách mạng tư sản bao gồm hai nhiệm vụ cơ bản là:
A. Dân tộc và dân chủ
B. Chính trị và xã hội
C. Công bằng và văn minh
D. Tiền tài và quyền lực
Câu 3: Câu nào sau đây đúng về giai cấp lãnh đạo của các cuộc cách mạng tư sản?
A. Cách mạng tư sản Anh diễn ra dưới sự lãnh đạo của liên minh tư sản và quý tộc mới, song vai trò quan trọng thuộc về quý tộc mới.
B. Cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ diễn ra dưới sự lãnh đạo của liên minh tư sản và chủ nô.
C. Trong Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII, giai cấp tư sản giành độc quyền lãnh đạo cách mạng.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Câu nào sau đây không đúng?
A. Trong Cách mạng tư sản Anh, tầng lớp quý tộc mới và giai cấp tư sản đấu tranh chống chế độ phong kiến chuyên chế.
B. Cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ hướng tới mục tiêu giải phóng dân tộc, lập nên quốc gia mới.
C. Cách mạng tư sản Pháp (cuối thế kỉ XVIII) hướng tới nhiệm vụ đảm bảo công bằng và văn minh cho toàn thể người Pháp.
D. Cuộc đấu tranh thống nhất Đức, I-ta-li-a nhằm xoá bỏ tình trạng phân tán về chính trị, chia cắt về lãnh thổ.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: Vì sao quần chúng nhân dân lại hăng hái tham gia vào cuộc cách mạng tư sản?
Câu 2: Theo em, tính chất tiến bộ của bản Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ thể hiện ở những điểm nào?
=> Giáo án Lịch sử 11 cánh diều Bài 1: Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản