Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 11 cánh diều Bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 11 cánh diều Bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 11 cánh diều (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 6: HÀNH TRÌNH ĐI ĐẾN ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở ĐÔNG NAM Á
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Nước nào tuyên bố độc lập trong năm 1945?
A. Việt Nam
B. Indonesia
C. Lào
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Ở Philippines, cuộc đấu tranh chống thực dân Tây Ban Nha bùng nổ từ năm nào và kéo dài trong bao lâu?
A. 1470, kéo dài hơn 4 thế kỉ
B. 1496, kéo dài gần 4 thế kỉ
C. 1521, kéo dài hơn 3 thế kỉ
D. 1643, kéo dài hơn 100 năm
Câu 3: Từ năm 1954 đến năm 1975, các nước Đông Nam Á đã lần lượt hoàn thành cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, ngoại trừ:
A. Brunei
B. Singapore
C. Myanmar
D. Lào
Câu 4: 3 trụ cột của Cộng đồng ASEAN là:
A. Cộng đồng Kinh tế, Cộng đồng Chống biến đổi khí hậu và Cộng đồng Thể thao.
B. Cộng đồng An ninh – Chính trị, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hoá – Xã hội
C. Hiệp ước Đông Nam Á, Cộng đồng Văn hoá – Xã hội, Tuyên bố Ứng xử các bên ở Biển Đông.
D. Cộng đồng Chống biến đổi khí hậu, Hiệp ước Đông Nam Á, Điều ước Jakarta.
Câu 5: Giai cấp vô sản bắt đầu bước lên vũ đài chính trị trong khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn nào
A. Từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1920
B. 1920 – 1945
C. 1945 – 1954
D. 1954 – 1975
Câu 6: “Tiến hành chiến lược Công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu nhằm đẩy mạnh phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng thay thế hàng nhập khẩu, nhanh chóng xoá bỏ nghèo nàn, lạc hậu.” Đây là một công cuộc tái thiết và phát triển của nhóm năm nước sáng lập ASEAN. Công cuộc này diễn ra vào thời gian nào?
A. Đầu thế kỉ XX
B. Từ sau khi giành độc lập đến năm 1967
C. Từ năm 1967 đến cuối thập niên 1980
D. Từ những năm 1990 đến nay
Câu 7: Phong trào chống thực dân xâm lược ở các nước Đông Nam Á hải đảo bùng nổ từ rất sớm, tiêu biểu là ở:
A. Indonesia và Malaysia
B. Indonesia và Philippines
C. Malaysia và Brunei
D. Singapore
Câu 8: Sau khi cuộc khởi nghĩa của Hoàng tử Diponegoro (1825 – 1830) kết thúc, tình hình đấu tranh của Indonesia như thế nào?
A. Phong trào đấu tranh tiếp tục lan rộng khắp các đảo của nước này.
B. Phong trào đấu tranh suy giảm, không còn gây được khó khăn gì thực dân nữa.
C. Phong trào đấu tranh trở thành xung đột vũ trang của nhiều thế lực: giữa người dân Indonesia với thực dân, giữa người dân với nhau, giữa các nước thực dân với nhau.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 9: Ở Việt Nam, từ năm 1858, cuộc chiến đấu chống xâm lược của nhân dân Việt Nam đã làm thất bại kế hoạch gì của thực dân Pháp?
A. Đánh chậm, kiểm soát kĩ
B. Đánh nhanh, thắng nhanh
C. Biến Đông Dương thành tân thế giới.
D. Cả B và C.
Câu 10: Câu nào sau đây không đúng?
A. Ở Indonesia, nửa sau thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh chống thực dân Hà Lan bùng nổ rộng khắp: Aceh (tháng 10 – 1873), Sumatra (1873 – 1909), Ba Tắc (1878 – 1907), Kalimantan (1884 – 1886),...
B. Lãnh đạo phong trào yêu nước nửa thế kỉ XIX ở Indonesia là giai cấp vô sản, những người tiếp thu những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Marx-Lenin.
C. Trên quốc kì Indonesia, hai màu đỏ và trắng được cho là tạo ra bởi những người đấu tranh chống thực dân Hà Lan vì độc lập, tự do của nhân dân Indonesia. Họ đã thể hiện tinh thần dân tộc qua việc bỏ đi dòng kẻ màu xanh trên lá cờ có ba màu của Hà Lan.
D. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh chống chính sách cướp đoạt ruộng đất, chính sách thuế, chính sách cưỡng bức lao động, của thực dân Tây Ban Nha liên tục nổ ra ở các tỉnh Batangas, Bulacan, Cavite, Laguna, Mindanao, Sulu trên đất nước Philippines.
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Giai cấp vô sản bắt đầu bước lên vũ đài chính trị trong khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn nào
A. Từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1920
B. 1920 – 1945
C. 1945 – 1954
D. 1954 – 1975
Câu 2: Câu nào sau đây không đúng?
A. Bonifacio (1863 - 1897) được người dân Philippines gọi là “Cha đẻ của cách mạng”, là vị anh hùng dân tộc Philippines và được thừa nhận là vị Tổng thống đầu tiên của Philippines.
B. Phong trào đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân Myanmar bùng lên mạnh mẽ từ đầu thế kỉ XX.
C. Mục tiêu của phong trào chống thực dân Anh của nhân dân Myanmar hướng đến đánh đuổi quân Anh ra khỏi đất nước, đồng thời cho thấy sức mạnh của mình, chuẩn bị cho chiến tranh thế giới thứ hai.
D. Từ năm 1920, đã xuất hiện hơn 300 hội của người Myanmar chống chính sách cai trị hà khắc của thực dân Anh.
Câu 3: Đảng cộng sản được thành lập ở nước nào vào năm 1920?
A. Indonesia
B. Việt Nam
C. Malaysia
D. Thái Lan
Câu 4: Cuộc khởi nghĩa của Hoàng tử Diponegoro (1825 – 1830) có sự hưởng ứng và tham gia của:
A. Tầng lớp vô sản trong xã hội
B. Nhiều hoàng tộc, quý tộc và lực lượng của họ
C. Các lãnh chúa và đông đảo nhân dân trên đảo Java và các đảo khác.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 5: Từ năm 1954 đến năm 1975, các nước Đông Nam Á đã lần lượt hoàn thành cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, ngoại trừ:
A. Brunei
B. Singapore
C. Myanmar
D. Lào
Câu 6: Phong trào chống thực dân xâm lược ở các nước Đông Nam Á hải đảo bùng nổ từ rất sớm, tiêu biểu là ở:
A. Indonesia và Malaysia
B. Indonesia và Philippines
C. Malaysia và Brunei
D. Singapore
Câu 7: Sau khi cuộc khởi nghĩa của Hoàng tử Diponegoro (1825 – 1830) kết thúc, tình hình đấu tranh của Indonesia như thế nào?
A. Phong trào đấu tranh tiếp tục lan rộng khắp các đảo của nước này.
B. Phong trào đấu tranh suy giảm, không còn gây được khó khăn gì thực dân nữa.
C. Phong trào đấu tranh trở thành xung đột vũ trang của nhiều thế lực: giữa người dân Indonesia với thực dân, giữa người dân với nhau, giữa các nước thực dân với nhau.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 8: Thực dân Pháp đặt được ách đô hộ trên toàn bộ đất nước Việt Nam từ năm nào?
A. 1858
B. 1869
C. 1884
D. 1911
Câu 9: Câu nào sau đây không đúng?
A. Ở Indonesia, nửa sau thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh chống thực dân Hà Lan bùng nổ rộng khắp: Aceh (tháng 10 – 1873), Sumatra (1873 – 1909), Ba Tắc (1878 – 1907), Kalimantan (1884 – 1886),...
B. Lãnh đạo phong trào yêu nước nửa thế kỉ XIX ở Indonesia là giai cấp vô sản, những người tiếp thu những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Marx-Lenin.
C. Trên quốc kì Indonesia, hai màu đỏ và trắng được cho là tạo ra bởi những người đấu tranh chống thực dân Hà Lan vì độc lập, tự do của nhân dân Indonesia. Họ đã thể hiện tinh thần dân tộc qua việc bỏ đi dòng kẻ màu xanh trên lá cờ có ba màu của Hà Lan.
D. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh chống chính sách cướp đoạt ruộng đất, chính sách thuế, chính sách cưỡng bức lao động, của thực dân Tây Ban Nha liên tục nổ ra ở các tỉnh Batangas, Bulacan, Cavite, Laguna, Mindanao, Sulu trên đất nước Philippines.
Câu 10: Câu nào sau đây không đúng về quá trình tái thiết và phát triển của một số nước Đông Nam Á?
A. Brunei được trao trả độc lập vào năm 1970. Brunei có sự tương đồng với Nhật Bản: tuy không có nguồn tài nguyên phong phú nhưng nhờ chính sách mở cửa, thúc đẩy giáo dục, phát triển khoa học công nghệ cao, Brunei đã nhanh chóng trở thành một trong những nước có thu nhập đầu người vào hàng cao nhất thế giới,
B. Myanmar sau khi được Anh trao trả độc lập đã thực hiện chính sách tự lực hướng nội, kinh tế tăng trưởng chậm chạp. Từ cuối năm 1988, chính phủ Mi-an-ma tiến hành cải cách kinh tế và “mở cửa”, kinh tế có phần khởi sắc. Tuy nhiên, đời sống của nhân dân Mi-an-ma vẫn còn rất nhiều khó khăn.
C. Timor Leste đã tuyên bố độc lập vào ngày 28 – 11 – 1975, sau khi Bồ Đào Nha rút khỏi nước này.
D. Ngày 20 – 5 – 2002, Timor Leste đã được quốc tế công nhận là một quốc gia độc lập.
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1: Nêu những ảnh hưởng của chế độ thực dân đối với các nước Đông Nam Á.
Câu 2: Trình bày một số hiểu biết của em về Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
ĐỀ 2
Câu 1: Tóm tắt về quá trình tái thiết và phát triển của các nước Đông Nam Á sau khi giành được độc lập.
Câu 2: Em hãy nhận xét về tinh thần đánh đuổi giặc ngoại xâm của toàn thể nhân dân Đông Nam Á.
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: 3 trụ cột của Cộng đồng ASEAN là:
A. Cộng đồng Kinh tế, Cộng đồng Chống biến đổi khí hậu và Cộng đồng Thể thao.
B. Cộng đồng An ninh – Chính trị, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hoá – Xã hội
C. Hiệp ước Đông Nam Á, Cộng đồng Văn hoá – Xã hội, Tuyên bố Ứng xử các bên ở Biển Đông.
D. Cộng đồng Chống biến đổi khí hậu, Hiệp ước Đông Nam Á, Điều ước Jakarta.
Câu 2: Ở Philippines, cuộc đấu tranh chống thực dân Tây Ban Nha bùng nổ từ năm nào và kéo dài trong bao lâu?
A. 1470, kéo dài hơn 4 thế kỉ
B. 1496, kéo dài gần 4 thế kỉ
C. 1521, kéo dài hơn 3 thế kỉ
D. 1643, kéo dài hơn 100 năm
Câu 3: Để thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, sau khi giành độc lập, các nước Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore đã tiến hành:
A. Xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa
B. Đấu tranh chống sự kìm hãm kinh tế của các nước phương Tây
C. Chiến lược công nghiệp hoá từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX
D. Chiến lược dịch vụ hoá từ những năm 70 của thế kỉ XX
Câu 4: Câu nào sau đây không đúng về quá trình tái thiết và phát triển của một số nước Đông Nam Á?
A. Brunei được trao trả độc lập vào năm 1970. Brunei có sự tương đồng với Nhật Bản: tuy không có nguồn tài nguyên phong phú nhưng nhờ chính sách mở cửa, thúc đẩy giáo dục, phát triển khoa học công nghệ cao, Brunei đã nhanh chóng trở thành một trong những nước có thu nhập đầu người vào hàng cao nhất thế giới,
B. Myanmar sau khi được Anh trao trả độc lập đã thực hiện chính sách tự lực hướng nội, kinh tế tăng trưởng chậm chạp. Từ cuối năm 1988, chính phủ Mi-an-ma tiến hành cải cách kinh tế và “mở cửa”, kinh tế có phần khởi sắc. Tuy nhiên, đời sống của nhân dân Mi-an-ma vẫn còn rất nhiều khó khăn.
C. Timor Leste đã tuyên bố độc lập vào ngày 28 – 11 – 1975, sau khi Bồ Đào Nha rút khỏi nước này.
D. Ngày 20 – 5 – 2002, Timor Leste đã được quốc tế công nhận là một quốc gia độc lập.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: Nêu nhận xét của em về phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược ở khu vực Đông Nam Á.
Câu 2: Cho biết màu sắc trên Quốc kì nước Cộng hòa In-đô-nê-xi-a có ý nghĩa gì?
ĐỀ 2
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Đảng cộng sản được thành lập ở nước nào vào năm 1920?
A. Indonesia
B. Việt Nam
C. Malaysia
D. Thái Lan
Câu 2: Ở Philippines, cuộc đấu tranh chống thực dân Tây Ban Nha bùng nổ từ năm nào và kéo dài trong bao lâu?
A. 1470, kéo dài hơn 4 thế kỉ
B. 1496, kéo dài gần 4 thế kỉ
C. 1521, kéo dài hơn 3 thế kỉ
D. 1643, kéo dài hơn 100 năm
Câu 3: Thực dân Pháp đặt được ách đô hộ trên toàn bộ đất nước Việt Nam từ năm nào?
A. 1858
B. 1869
C. 1884
D. 1911
Câu 4: Ở các nước Đông Nam Á, từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1920, phong trào đấu trào theo ý thức hệ phong kiến dần được thay thế bằng:
A. Phong trào theo xu hướng cộng sản
B. Phong trào theo xu hướng tư sản
C. Phong trào theo xu hướng hợp tác cùng phát triển.
D. Tất cả các đáp án trên.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: Mặt tích cực mà chế độ thực dân mang lại cho các nước Đông Nam Á là gì?
Câu 2: Em hãy cho biết Lá cờ ASEAN mang ý nghĩa gì?
=> Giáo án Lịch sử 11 cánh diều Bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á