Giáo án Lịch sử 11 cánh diều Bài 1: Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản

Giáo án Bài 1: Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản sách Lịch sử 11 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Lịch sử 11 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án lịch sử 11 cánh diều

Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét

Giáo án Lịch sử 11 cánh diều Bài 1: Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản
Giáo án Lịch sử 11 cánh diều Bài 1: Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản
Giáo án Lịch sử 11 cánh diều Bài 1: Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản
Giáo án Lịch sử 11 cánh diều Bài 1: Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản
Giáo án Lịch sử 11 cánh diều Bài 1: Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản
Giáo án Lịch sử 11 cánh diều Bài 1: Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản
Giáo án Lịch sử 11 cánh diều Bài 1: Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản
Giáo án Lịch sử 11 cánh diều Bài 1: Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản
Giáo án Lịch sử 11 cánh diều Bài 1: Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản
Giáo án Lịch sử 11 cánh diều Bài 1: Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản
Giáo án Lịch sử 11 cánh diều Bài 1: Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản
Giáo án Lịch sử 11 cánh diều Bài 1: Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản

Xem video về mẫu Giáo án Lịch sử 11 cánh diều Bài 1: Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 11 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 1: CÁCH MẠNG TƯ SẢN

VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

BÀI 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁCH MẠNG TƯ SẢN

 (3 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được tiền đề của các cuộc cách mạng tư sản về kinh tế, chính trị, xã hội, tư tưởng.
  • Phân tích được mục tiêu, nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo, động lực của các cuộc cách mạng.
  • Trình bày được kết quả, ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giải quyết vấn đề: Thông qua việc trình bày được kết quả quả, ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thông qua hoạt động nhóm, trao đổi thảo luận và báo cáo sản phẩm học tập để tìm hiểu một số vấn đề chung về cách mạng tư sản.

Năng lực riêng:

  • Năng lực tìm hiểu lịch sử: Thông qua việc khai thác các nguồn sử liệu trình bày được tiền đề của các cuộc cách mạng tư sản về kinh tế, chính trị, xã hội, tư tưởng.
  • Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Thông qua việc khai thác các thông tin, tư liệu, quan sát hình ảnh để phân tích được mục tiêu, nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo, động lực của các cuộc cách mạng.
  1. Phẩm chất:
  • Chăm chỉ: tự giác, tích cực tham gia các hoạt động học tập để giải quyết vấn đề.
  • Trách nhiệm: có trách nhiệm trong học tập và trung thực khi tìm hiểu về các sự kiện lịch sử.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV Lịch sử 11.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  • Phiếu học tập, giấy A0, bảng phụ,...
  • Tư liệu, tranh ảnh, đoạn phim, video có liên quan đến bài học Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản.
  1. Đối với học sinh
  • SHS Lịch sử 11.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.
  3. Nội dung: GV trình chiếu cho HS quan sát, nhận diện một số nhà lãnh đạo cách mạng (Crôm-oen – Anh, Oa-sinh-tơn – Bắc Mỹ, Rô-be-spie – Pháp) và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Các nhân vật này là ai? Em biết gì về nhân vật này?

+ Các nhân vật này có những đóng góp gì?

  1. Sản phẩm: HS trình bày một số hiểu biết của bản thân về các nhà lãnh đạo cách mạng” Crôm-oen – Anh, Oa-sinh-tơn – Bắc Mỹ, Rô-be-spie – Pháp.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh về ba nhân vật lịch sử Ô-li-vơ Crôm-oen, G.Oa-sinh-tơn, Rô-be-spie:

   

Ô-li-vơ Crôm-oen

   

Oa-sinh-tơn

   

Rô-be-xpi-e

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh, thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi:

+ Các nhân vật này là ai? Em biết gì về nhân vật này?

+ Các nhân vật này có những đóng góp gì?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, dựa vào kiến thức đã học, hiểu biết của bản thân, trao đổi theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ trước lớp một số hiểu biết của bản thân về ba nhà lãnh đạp cách mạng Ô-li-vơ Crôm-oen, Oa-sinh-tơn, Rô-be-spie.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

+ Crôm-oen: là nhà lãnh đạo chính trị và quân sự người Anh. Ông là một trong những chỉ huy trong cuộc nội chiến Anh. Sau khi vua Sác-lơ I bị xử tử, Crôm-oen chinh phục Ai-len, Xcốt-len và cai trị với tư cách Huân tước bảo hộ từ năm 1653 cho tới khi ông qua đời (năm 1658). Có sử gia gọi ông là “tên độc tài giết vua”, nhưng cũng có ý kiến coi ông là “anh hùng của tự do và dân chủ”.

+ Oa-sinh-tơn: là người lãnh đạo cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ. Năm 1775, ông được tổ chức Quân lục địa bầu làm Tổng tư lệnh. Khi mới bắt đầu, quân lục địa gặp rất nhiều khó khăn, liên tiếp thua trận. Tuy nhiên, với sự dẫn dắt của Oa-sinh-tơn cùng với sự trợ giúp của quốc tế, chiến thắng trong trận I-oóc-tao buộc Anh phải kí Hòa ước Pa-ri (1783), công nhận nền độc lập của Mỹ. Năm 1789, Oa-sinh-tơn được bầu làm tổng thống đầu tiên của Mỹ. Tên tuổi và hình ảnh của công có ở nhiều nơi như trên đồng tiền 2 đô la, tên thủ đô và một bang của Mỹ.

+ Rô-be-spie: là người lãnh đạo chủ chốt của phái Gia-cô-banh. Dưới sự lãnh đạo của Rô-be-spie, quần chúng nhân dân Pháp đã đánh bại thù trong giặc ngoài, bảo vệ nền độc lập dân tộc và nền chuyên chính dân chủ cách mạng. Trong giai đoạn cầm quyền, Rô-be-spie ban hành nhiều chính sách tiến bộ, có công bảo vệ nước Pháp trước sự xâm lược từ bên ngoài, nhưng khi lực lượng tư sản phản cách mạng làm cuộc đảo chính lật đổ nền dân chủ của phái Gia-cô-banh, ông bị buộc tội phản bội và bị đưa ra xử tử (1794).

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 1 – Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về tiền đề của cách mạng tư sản

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về tiền đề kinh tế

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được tiền đề của các cuộc cách mạng tư sản về kinh tế.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Bảng 1, Tư liệu, Hình 2, thông tin trong mục 1a SGK tr.4, 5 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Trình bày tiền đề kinh tế dẫn đến Cách mạng tư sản Anh, Chiến tranh độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ và Cách mạng tư sản Pháp.
  3. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về tiền đề kinh tế

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Bảng 1, Tư liệu, Hình 2, thông tin trong mục 1a SGK tr.4, 5 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Trình bày tiền đề kinh tế dẫn đến Cách mạng tư sản Anh, Chiến tranh độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ và Cách mạng tư sản Pháp.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Tiền đề kinh tế của một số

cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu

 

Anh

13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ

Pháp

Kinh tế

 

 

 

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Trong các quốc gia diễn ra các cuộc mạng tư sản, quốc gia nào có sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa tiêu biểu nhất? Vì sao?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác tư liệu, hình ảnh, thông tin trong mục, làm việc cá nhân và hoàn thành Phiếu học tập số 1.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày tiền đề dẫn đến Cách mạng tư sản Anh, Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ và Cách mạng tư sản Pháp theo Phiếu học tập số 1.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi mở rộng: Trong các quốc gia, sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Anh là tiêu biểu nhất.

+ Gắn với hiện tượng “cừu ăn thịt người”, dẫn tới sự ra đời tầng lớp quý tộc mới.

+ Là thảm cảnh của người nông dân nước Anh trong phong trào “rào đất cướp ruộng”.

+ Quý tộc mới đuổi nông dân ra khỏi những mảnh đất đang canh tác, biến thành đồng cỏ nuôi cừu, kinh doanh thu lợi nhuận Tích lũy tư bản nguyên thủy.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và hoàn chỉnh Phiếu học tập số 1.

- GV kết luận:

+ Kinh tế tư bản chủ nghĩa ra đời và phát triển trong lòng chế độ phong kiến hoặc chế độ thuộc địa.

+ Sự phát triển gặp phải nhiều rào cản của Nhà nước phong kiến hay chính sách cai trị hà khắc của chính quốc đối với thuộc địa.

+ Để mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển cần phải xoá bỏ những rào cản đó.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

1. Tiền đề của cách mạng tư sản

a. Kinh tế

Kết quả Phiếu học tập số 1 đính kèm dưới Nhiệm vụ 1.

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Tiền đề kinh tế của một số cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu

 

Anh

13 thuộc địa Anh

ở Bắc Mỹ

Pháp

Kinh tế

Đầu thế kỉ XVII, Anh là nước có nền kinh tế phát triển nhất châu Âu. - Công nghiệp len, dạ.

- Sản xuất của công trường thủ công chiếm ưu thế hơn sản xuất của phường hội.

Giai cấp tư sản và quý tộc mới giàu lên nhanh chóng.

Giữa thế kỉ XVI, công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa tại 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ ngày càng phát triển.

- Miền Bắc: công trường thủ công rất phổ biến.

- Miền Nam: kinh tế đồn điền, trang trại phát triển.

Cuối thế kỉ XVIII, công thương nghiệp ở Pháp rất phát triển.

- Máy móc được sử dụng ngày càng nhiều.

- Các công ty thương mại Pháp đẩy mạnh buôn bán với nhiều nước châu Âu và châu Á.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về tiền đề chính trị

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được tiền đề của các cuộc cách mạng tư sản về chính trị.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Hình 3, thông tin trong mục 1b SGK tr.6 và thực hiện các nhiệm vụ:

- Nhiệm vụ 1: Trình bày tiền đề về chính trị của Cách mạng tư sản Anh.

- Nhiệm vụ 2: Trình bày tiền đề về chính trị của Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ.

- Nhiệm vụ 3: Trình bày tiền đề về chính trị của Cách mạng tư sản Pháp.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về tiền đề chính trị của các cuộc cách mạng tư sản và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về tiền đề chính trị

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Hình 3, thông tin trong mục 1b SGK tr.6, thảo luận và trả lời câu hỏi:

- Trình bày tiền đề về chính trị của Cách mạng tư sản Anh.

- Trình bày tiền đề về chính trị của Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ.

- Trình bày tiền đề về chính trị của Cách mạng tư sản Pháp.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác Hình 3, Bảng 2, thông tin trong mục, thảo luận và hoàn thành nhiệm vụ.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 cặp đôi lần lượt trình bày tiền đề về chính trị của Cách mạng tư sản Anh, Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ, Cách mạng tư sản Pháp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Chính sách cai trị của Nhà nước phong kiến, thực dân gây ra sự bất mãn ngày càng lớn cho giai cấp tư sản và các tầng lớp khác trong xã hội.

+ Họ đấu tranh để xoá bỏ ách áp bức, bóc lột.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

b. Chính trị

 - Ở Anh: vua Sác-lơ I (chỗ dựa là tầng lớp quý tộc, Giáo hội Anh) cản trở việc kinh doanh, làm giàu của tư sản, quý tộc mới.

- Ở 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ: chính phủ Anh thi hành nhiều chính sách kìm hãm sự phát triển kinh tế của Bắc Mỹ.

- Ở Pháp: duy trì chế độ quân chủ chuyên chế, vua có quyền tuyệt đối.

 

Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu về tiền đề xã hội

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được tiền đề của các cuộc cách mạng tư sản về xã hội.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Hình 4, Tư liệu, đọc thông tin trong mục 1c SGK tr.6, 7 và trả lời câu hỏi: Nêu tiền đề xã hội của Cách mạng tư sản Anh, Chiến tranh độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ và Cách mạng tư sản Pháp.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về tiền đề xã hội của các cuộc cách mạng tư sản và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu về tiền đề xã hội

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát Hình 4 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Mô tả hình ảnh em quan sát được. Hình ảnh phản ánh điều gì?

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Hình 4, Tư liệu, đọc thông tin trong mục 1c SGK tr.6, 7 và trả lời câu hỏi: Nêu tiền đề xã hội của Cách mạng tư sản Anh, Chiến tranh độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ và Cách mạng tư sản Pháp.

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Mâu thuẫn xã hội ở nước nào là tiêu biểu nhất? Vì sao?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, tư liệu, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 HS mô tả và nêu ý nghĩa Hình 4:

+ Mô tả:

·        Một người nông dân già đang cõng trên lưng hai người đàn ông to béo (người ngồi phía trước mặc áo choàng, đeo cây thánh giá, tượng trưng cho tầng lớp tăng lữ.

·        Tầng lớp tăng lữ béo tốt, mặc quần áo đẹp, túi quần có những loại văn bản vay nợ, cho thuê ruộng,…

·        Dưới chân người nông dân là những con vật (chuột, chim, thỏ,…) thường xuyên phá hại mùa màng.

+ Ý nghĩa: tình cảnh khổ cực của người nông dân Pháp trước cách mạng, chịu nhiều tầng áp bức, rủi ro trong môi trường lao động khổ cực.

- GV mời đại diện 3 HS lần lượt trình bày về tiền đề xã hội của các cuộc cách mạng tư sản.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi mở rộng:

 Mâu thuẫn xã hội ở nước Pháp là tiêu biểu nhất: Xã hội Pháp phân chia thành ba đẳng cấp. Đẳng cấp thứ ba gồm tư sản, nông dân, bình dân thành thị.

+ Tư sản là lực sản xuất chính, có thế lực kinh tế nhưng không có quyền lợi chính trị.

+ Nông dân khổ cực nhất, không có ruộng đất, bị áp bức, bóc lột.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận:

+ Những biến đổi về kinh tế làm cho mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt.

+ Giai cấp tư sản và đồng minh giàu có về kinh tế nhưng không có quyền lực chính trị tương xứng. Họ tìm cách tập hợp quần chúng nhân dân để làm cách mạng.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

c. Xã hội

- Ở Anh: mâu thuẫn giữa quần chúng nhân dân, tư sản, quý tộc mới với thế lực phong kiến chuyên chế.

- Ở 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ: mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân Bắc Mỹ, tư sản, chủ nô với thực dân Anh.

- Ở Pháp: mâu thuẫn giữa tư sản, nhân dân Pháp với tăng lữ, quý tộc.

Nhiệm vụ 4: Tìm hiểu về tiền đề tư tưởng

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được tiền đề của các cuộc cách mạng tư sản về tư tưởng.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc nhóm, khai thác Hình 5, đọc thông tin trong mục 3 SGK tr.7, 8 và thực hiện nhiệm vụ:

- Nhiệm vụ 1: Trình bày tiền đề về tư tưởng của Cách mạng tư sản Anh.

- Nhiệm vụ 2: Trình bày tiền đề về tư tưởng của Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ.

- Nhiệm vụ 3: Trình bày tiền đề về tư tưởng của Cách mạng tư sản Pháp.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về tiền đề tư tưởng của các cuộc cách mạng tư sản và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 4: Tìm hiểu về tiền đề tư tưởng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành các nhóm nhỏ (4 – 6 HS/nhóm)

- GV yêu cầu HS thảo luận, khai thác Hình 5, đọc thông tin trong mục 3 SGK tr.7, 8 và thực hiện nhiệm vụ:

+ Trình bày tiền đề về tư tưởng của Cách mạng tư sản Anh.

+ Trình bày tiền đề về tư tưởng của Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ.

+ Trình bày tiền đề về tư tưởng của Cách mạng tư sản Pháp.

- GV hướng dẫn các nhóm khai thác Hình 5: là các nhà tư tưởng tiêu biểu của trào lưu triết học Ánh sáng ở Pháp. Trào lưu triết học Ánh sáng bắt nguồn ở Pháp và nhanh chóng lan sang nhiều quốc gia ở châu Âu và châu Mỹ, là trào lưu tư tưởng điển hình nhất trong cuộc đấu tranh chống lại chế độ phong kiến.

+ Rút-xô: chủ trương mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, chủ quyền đất nước thuộc về nhân dân. Nếu chính phủ vi phạm nguyện vọng của nhân dân, làm tổn hại đến quyền con người, nhân dân có quyền lật đổ chính phủ.

+ Vôn-te: chủ trương tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, không chịu cúi đầu trước những điều sai trái.

+ Mông-te-xki-ơ: chống lại thần học, đả kích chế độ phong kiến, đề cao tự do, bình đẳng, đề xướng thuyết “tam quyền phân lập”. Ông cho rằng tập trung quyền lực vào tay một người sẽ dẫn đến độc tài.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, tư liệu, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 3 HS lần lượt trình bày về tiền đề tư tưởng của các cuộc cách mạng tư sản.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Các trào lưu tư tưởng của giai cấp tư sản phê phán những giáo lí lạc hậu, quan điểm lỗi thời của giai cấp phong kiến và đề xuất những tư tưởng mới tiến bộ, thúc đẩy xã hội phát triển.

- GV chuyển sang nội dung mới.

d. Tư tưởng

- Ở Anh: giai cấp tư sản, quý tộc mới sử dụng Thanh giáo trong cuộc đấu tranh lật đổ chế độ phong kiến.

- Ở 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ: tư tưởng dân chủ tư sản của giai cấp tư sản và chủ nô thể hiện qua khẩu hiệu “Tự do và tư hữu”, “Thống nhất hoàn toàn hay là chết”.

- Ở Pháp: trào lưu triết học Ánh sáng phê phán tình trạng mục nát, lỗi thời của chế độ phong kiến, Giáo hội Thiên Chúa giáo đương thời. Đưa ra lí thuyết xây dựng nhà nước kiểu mới.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về mục tiêu, nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo, động lực của cách mạng tư sản

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về mục tiêu, nhiệm vụ

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

Khi đặt nhận ngay và luôn

  • Giáo án word, powerpoint đủ cả năm
  • Phiếu trắc nghiệm file word: 15 - 20 phiếu
  • Đề kiểm tra ma trận, lời giải, thang điểm: 15 - 20 đề

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 11 cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CÁNH DIỀU

 
 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 11 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 11 cánh diều đủ cả năm
Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 cánh diều đủ cả năm

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1. CÁCH MẠNG TƯ SẢN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHÚ NGHĨA TƯ BẢN

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2. CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TỪ NĂM 1917 ĐẾN NAY

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3. QUÁ TRÌNH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 4. CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC VÀ CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945)

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 5. MỘT SỐ CUỘC CẢI CÁCH LỚN TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858)

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 6. LỊCH SỬ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG

II. GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1. CÁCH MẠNG TƯ SẢN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHÚ NGHĨA TƯ BẢN

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 2. CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TỪ NĂM 1917 ĐẾN NAY

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 3. QUÁ TRÌNH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 4. CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC VÀ CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945)

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 5. MỘT SỐ CUỘC CẢI CÁCH LỚN TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858)

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 6. LỊCH SỬ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG

III. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỊCH SỬ 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 1. LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 2. CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH TRONG THẾ KỈ XX

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 3. DANH NHÂN TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

Chat hỗ trợ
Chat ngay