Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 11 cánh diều Bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 11 cánh diều Bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 11 cánh diều (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 5: QUÁ TRÌNH XÂM LƯỢC VÀ CAI TRỊ CỦA CHỦ NGHĨA THỰC DÂN Ở ĐÔNG NAM Á
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Câu nào sau đây đúng về Đông Nam Á thế kỉ XIX?
A. Các nước thực dân phương Tây đẩy mạnh xâm chiếm thuộc địa ở khu vực Đông Nam Á.
B. Quá trình xâm lược và chinh phục của thực dân phương Tây trải qua thời gian khá dài và phức tạp. Cuối cùng, thực dân phương Tây đã đưa các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á vào cơn lốc kinh tế tư bản chủ nghĩa, hình thành hệ thống thuộc địa và làm biến dạng cấu trúc xã hội truyền thống trong khu vực.
C. Đông Nam Á trở thành nơi bị các nước thực dân phương Tây xâu xé, bởi đây là khu vực có tài nguyên thiên nhiên phong phú, vị trí địa lí thuận lợi, dân số đông.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Từ năm 1892, Ra-ma V tiến hành cải cách hành chính theo mô hình:
A. Phương Tây
B. Phương Đông
C. Chủ nghĩa tư bản hiện đại
D. Chủ nghĩa xã hội
Câu 3: So với các nước Đông Nam Á hải đảo, quá trình xâm lược của thực dân phương Tây đối với các nước Đông Nam Á lục địa diễn ra:
A. Sớm hơn
B. Cùng thời điểm
C. Muộn hơn
D. Các nước Đông Nam Á không bị thực dân phương Tây xâm lược
Câu 4: Hà Lan đã phải cạnh tranh quyết liệt với nước nào để hoàn thành việc xâm chiếm Indonesia?
A. Tây Ban Nha
B. Bồ Đào Nha
C. Anh
D. Italy
Câu 5: Thực dân Anh sau hơn 60 năm (1824 – 1885), tiến hành 3 cuộc chiến tranh đã chiếm được:
A. Việt Nam
B. Thái Lan
C. Myanmar
D. Campuchia
Câu 6: Câu nào sau đây là đúng?
A. Đến đầu thế kỉ XX, các nước thực dân phương Tây đã hoàn thành quá trình thôn tính Đông Nam Á.
B. Đến đầu thế kỉ XX, hầu hết các nước trong khu vực đều trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây.
C. Vương quốc Xiêm tuy giữ được nền độc lập nhưng bị lệ thuộc vào nước ngoài về nhiều mặt và trở thành “vùng đệm” giữa khu vực thuộc địa của thực dân Anh và thực dân Pháp.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 7: Vào giữa thế kỉ XIX, đứng trước sự de doạ xâm lược của thực dân phương Tây, vương quốc Xiêm đã:
A. Gửi tối hậu thư cho các nước thực dân phương Tây nhằm đe doạ sẽ chống trả quyết liệt nếu họ có ý định xâm chiếm
B. Tiến hành cải cách, chủ trương mở cửa buôn bán với nước ngoài
C. Xây dựng mối quan hệ với Hoa Kỳ để được hẫu thuẫn
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 8: Điểm chung trong chính sách về kinh tế của thực dân ở Đông Nam Á là gì?
A. Khai thác, vơ vét và bòn rút các quốc gia trong khu vực bằng chính sách thuế khoá đánh vào các tầng lớp nhân dân bản địa, cướp ruộng đất lập đồn điền, bóc lột sức người, khai thác tài nguyên
B. Thông qua khai thác triệt để sản phẩm nông nghiệp, tiếp tục đầu tư để bóc lột lâu dài trong công nghiệp
C. Thúc ép người dân tăng gia sản xuất, hỗ trợ máy móc nhưng lượng sản phẩm phải nộp là quá lớn.
D. Cả A và B.
Câu 9: Quá trình xâm lược Đông Nam Á của thực dân phương Tây diễn ra trong bối cảnh:
A. Phần lớn các nước Đông Nam Á đang ở thời gian phát triển hùng mạnh, nhờ đó thực dân phương Tây có thể thu được nhiều nguồn lợi nhất có thể.
B. Chiến tranh thế giới bùng phát, các nước tư bản muốn làm bá chủ thế giới nên cần tăng cường sức mạnh quân đội.
C. Phần lớn các nước Đông Nam Á bước vào thời kì suy thoái, khủng hoảng của chế độ phong kiến về chính trị, kinh tế, xã hội với nhiều cuộc nổi dậy chống lại chế độ phong kiến.
D. Cả B và C.
Câu 10: Vì sao các nước Đông Nam Á hải đảo lại là đối tượng đầu tiên thu hút sự chú ý của thực dân phương Tây?
A. Vì đây là khu vực giàu tài nguyên, có nguồn hương liệu và hàng hoá phong phú, lại nằm trên tuyến đường biển huyết mạch nối liền phương Đông và phương Tây với nhiều thương cảng sầm uất.
B. Vì đây là khu vực dễ xâm chiếm và tiếp cận nhất đối với thực dân phương Tây, chi phí đi lại rẻ, thời gian xâm chiếm ngắn và sức mạnh quân đội ở các nước Đông Nam Á hải đảo quá yếu.
C. Vì các nước phương Tây ở thời điểm ban đầu khi sang phương Đông chỉ nhìn thấy các nước Đông Nam Á hải đảo.
D. Tất cả các đáp án trên.
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Câu nào sau đây đúng về Đông Nam Á thế kỉ XIX?
A. Các nước thực dân phương Tây đẩy mạnh xâm chiếm thuộc địa ở khu vực Đông Nam Á.
B. Quá trình xâm lược và chinh phục của thực dân phương Tây trải qua thời gian khá dài và phức tạp. Cuối cùng, thực dân phương Tây đã đưa các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á vào cơn lốc kinh tế tư bản chủ nghĩa, hình thành hệ thống thuộc địa và làm biến dạng cấu trúc xã hội truyền thống trong khu vực.
C. Đông Nam Á trở thành nơi bị các nước thực dân phương Tây xâu xé, bởi đây là khu vực có tài nguyên thiên nhiên phong phú, vị trí địa lí thuận lợi, dân số đông.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Thực dân Pháp phải trải qua cuộc chiến tranh xâm lược kéo dài trong thời gian nào để hoàn thành việc xâm chiếm 3 nước Đông Dương?
A. 1858 – 1893
B. 1812 – 1945
C. 1756 – 1900
D. 1723 – 1885
Câu 3: Hà Lan đã phải cạnh tranh quyết liệt với nước nào để hoàn thành việc xâm chiếm Indonesia?
A. Tây Ban Nha
B. Bồ Đào Nha
C. Anh
D. Italy
Câu 4: Công tác giáo dục dưới vua Rama V:
A. Được quan tâm chút ít
B. Được đặc biệt chú trọng
C. Phải phụ thuộc hoàn toàn vào phương Tây
D. Bị gạt bỏ do không thực tiễn
Câu 5: Từ năm 1892, Ra-ma V tiến hành cải cách hành chính theo mô hình:
A. Phương Tây
B. Phương Đông
C. Chủ nghĩa tư bản hiện đại
D. Chủ nghĩa xã hội
Câu 6: Câu nào sau đây đúng về chính sách cai trị của thực dân phương Tây đối với các thuộc địa ở Đông Nam Á?
A. Các nước thực dân thực hiện chính sách “ngu dân”, không cho người dân mở bất cứ một cơ sở giáo dục nào. Nhân dân các nước thuộc địa không biết gì ngoài làm nô lệ.
B. Các nước thực dân áp đặt hình thức cai trị hoặc là trực tiếp hoặc là gián tiếp, song các quyền hành chính, lập pháp, tư pháp, ngoại giao, quân sự... của các thuộc địa đều tập trung trong tay đại diện của chính quyền thực dân.
C. Các nước thực dân thi hành chính sách ưu tiên người tài giỏi. Toàn bộ những thứ tốt nhất đều hỗ trợ cho họ trong khi bỏ mặc, lạm sát những người yếu kém.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 7: Câu nào sau đây là đúng?
A. Đến đầu thế kỉ XX, các nước thực dân phương Tây đã hoàn thành quá trình thôn tính Đông Nam Á.
B. Đến đầu thế kỉ XX, hầu hết các nước trong khu vực đều trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây.
C. Vương quốc Xiêm tuy giữ được nền độc lập nhưng bị lệ thuộc vào nước ngoài về nhiều mặt và trở thành “vùng đệm” giữa khu vực thuộc địa của thực dân Anh và thực dân Pháp.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 8: Đâu là một biện pháp về ngoại giao trong công cuộc cải cách ở Xiêm?
A. Chính phủ Xiêm thiết lập mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp với Mỹ ngay từ những năm 1870, nhờ đó được Mỹ bảo hộ trong một thời gian dài.
B. Chính phủ Xiêm nhượng một phần quyền lực trong kiểm soát nền kinh tế cho Pháp và Anh để không phải chịu áp bức.
C. Chính phủ Xiêm kí các hiệp ước với nội dung đồng ý cắt một số vùng lãnh thổ thuộc ảnh hưởng của Xiêm ở Lào, Cam-pu-chia cho Pháp (1907) và ở Mã Lai cho Anh (1909) để bảo vệ nền độc lập của nước mình.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 9: Câu nào sau đây không đúng?
A. Năm 1511, thực dân Bồ Đào Nha đánh chiếm Malacca. Việc đánh chiếm Malacca là “một trong những đặc điểm quan trọng nhất của một kế hoạch chiến lược toàn diện” của người Bồ Đào Nha ở khu vực này.
B. Giữa thế kỉ XVI, Philippines chính thức bị thực dân Tây Ban Nha xâm lược và thống trị. Sau cuộc chiến tranh Italy – Tây Ban Nha (1898), Philippines đã trở thành thuộc địa của Italy.
C. Lapulapu, người anh hùng dân tộc của Philippines, thủ lĩnh của thổ dân ở đảo Mactan, đã lãnh đạo đội quân đánh thắng thực dân Tây Ban Nha năm 1521.
D. Hình ảnh của Lapulapu đã được chọn làm biểu tượng cho ý chí chiến đấu, sự dũng cảm của lực lượng Cảnh sát và Cục Phòng cháy chữa cháy của Philippines ngày nay.
Câu 10: Về chính trị, thực dân phương Tây tiến hành thiết lập nền thống trị ở Đông Nam Á dưới các hình thức khác nhau, nhưng đều có điểm chung là:
A. Chính quyền thực dân thực hiện chính sách bóc lột, khai thác các thuộc địa, biến các nước trong khu vực thành nơi cung cấp nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hoá, phục vụ lợi ích cho chính quốc.
B. Hướng tới thủ tiêu hoàn toàn nhà nước và tư tưởng dân tộc nhằm đến một thời điểm nào đó sẽ sáp nhập các nước thuộc địa vào chính quốc.
C. Bên cạnh sự cai trị của chính quyền thực dân thì các thế lực phong kiến địa phương vẫn được duy trì như một công cụ để thi hành chính sách cai trị thuộc địa.
D. Cả A và C.
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1: Nêu nguyên nhân thực dân Pháp và Tây Ban Nha tiến công vào xâm lược Việt Nam.
Câu 2: Vì sao cuộc cải cách của vua Rama V được coi là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để?
ĐỀ 2
Câu 1: Trình bày quá trình thực dân phương Tây xâm lược các nước Đông Nam Á lục địa.
Câu 2: Có ý kiến cho rằng “Ngoại giao Thái Lan là ngoại giao thực dụng và mềm dẻo”. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Tại sao?
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Câu nào sau đây đúng về Đông Nam Á thế kỉ XIX?
A. Các nước thực dân phương Tây đẩy mạnh xâm chiếm thuộc địa ở khu vực Đông Nam Á.
B. Quá trình xâm lược và chinh phục của thực dân phương Tây trải qua thời gian khá dài và phức tạp. Cuối cùng, thực dân phương Tây đã đưa các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á vào cơn lốc kinh tế tư bản chủ nghĩa, hình thành hệ thống thuộc địa và làm biến dạng cấu trúc xã hội truyền thống trong khu vực.
C. Đông Nam Á trở thành nơi bị các nước thực dân phương Tây xâu xé, bởi đây là khu vực có tài nguyên thiên nhiên phong phú, vị trí địa lí thuận lợi, dân số đông.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Các nước phương Tây bắt đầu mở rộng quá trình xâm nhập vào các nước Đông Nam Á từ:
A. Đầu thế kỉ XV
B. Đầu thế kỉ XVI
C. Giữa thế kỉ XVII
D. Giữa thế kỉ XVIII
Câu 3: Vào giữa thế kỉ XIX, đứng trước sự de doạ xâm lược của thực dân phương Tây, vương quốc Xiêm đã:
A. Gửi tối hậu thư cho các nước thực dân phương Tây nhằm đe doạ sẽ chống trả quyết liệt nếu họ có ý định xâm chiếm
B. Tiến hành cải cách, chủ trương mở cửa buôn bán với nước ngoài
C. Xây dựng mối quan hệ với Hoa Kỳ để được hẫu thuẫn
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Về chính trị, thực dân phương Tây tiến hành thiết lập nền thống trị ở Đông Nam Á dưới các hình thức khác nhau, nhưng đều có điểm chung là:
A. Chính quyền thực dân thực hiện chính sách bóc lột, khai thác các thuộc địa, biến các nước trong khu vực thành nơi cung cấp nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hoá, phục vụ lợi ích cho chính quốc.
B. Hướng tới thủ tiêu hoàn toàn nhà nước và tư tưởng dân tộc nhằm đến một thời điểm nào đó sẽ sáp nhập các nước thuộc địa vào chính quốc.
C. Bên cạnh sự cai trị của chính quyền thực dân thì các thế lực phong kiến địa phương vẫn được duy trì như một công cụ để thi hành chính sách cai trị thuộc địa.
D. Cả A và C.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: Nêu kết quả quá trình xâm lược của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á.
Câu 2: Vì sao cuộc cải cách của vua Rama V được coi là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để?
ĐỀ 2
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Hà Lan đã phải cạnh tranh quyết liệt với nước nào để hoàn thành việc xâm chiếm Indonesia?
A. Tây Ban Nha
B. Bồ Đào Nha
C. Anh
D. Italy
Câu 2: Từ năm 1892, Ra-ma V tiến hành cải cách hành chính theo mô hình:
A. Phương Tây
B. Phương Đông
C. Chủ nghĩa tư bản hiện đại
D. Chủ nghĩa xã hội
Câu 3: Vào giữa thế kỉ XIX, đứng trước sự de doạ xâm lược của thực dân phương Tây, vương quốc Xiêm đã:
A. Gửi tối hậu thư cho các nước thực dân phương Tây nhằm đe doạ sẽ chống trả quyết liệt nếu họ có ý định xâm chiếm
B. Tiến hành cải cách, chủ trương mở cửa buôn bán với nước ngoài
C. Xây dựng mối quan hệ với Hoa Kỳ để được hẫu thuẫn
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Vì sao các nước Đông Nam Á hải đảo lại là đối tượng đầu tiên thu hút sự chú ý của thực dân phương Tây?
A. Vì đây là khu vực giàu tài nguyên, có nguồn hương liệu và hàng hoá phong phú, lại nằm trên tuyến đường biển huyết mạch nối liền phương Đông và phương Tây với nhiều thương cảng sầm uất.
B. Vì đây là khu vực dễ xâm chiếm và tiếp cận nhất đối với thực dân phương Tây, chi phí đi lại rẻ, thời gian xâm chiếm ngắn và sức mạnh quân đội ở các nước Đông Nam Á hải đảo quá yếu.
C. Vì các nước phương Tây ở thời điểm ban đầu khi sang phương Đông chỉ nhìn thấy các nước Đông Nam Á hải đảo.
D. Tất cả các đáp án trên.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: Theo em, cách thức tiến hành xâm lược của thực dân phương Tây có điểm gì chung?
Câu 2: Có ý kiến cho rằng “Ngoại giao Thái Lan là ngoại giao thực dụng và mềm dẻo”. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Tại sao?