Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 6 chân trời Bài 11: La Mã cổ đại
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 6 chân trời sáng tạo Bài 11: La Mã cổ đại. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Giáo án lịch sử 6 sách chân trời sáng tạo
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 11: LA MÃ CỔ ĐẠI
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Người La Mã tạo ra hệ thống chữ số với mấy chữ cái cơ bản:
A. 7.
B. 8.
C. 9.
D. 10.
Câu 2: La Mã thiết lập hình thức cộng hòa không có vua vào:
A. Cuối thế kỉ V TCN.
B. Đầu thế kỉ VI TCN.
C. Giữa thế kỉ VI TCN.
D. Cuối thế kỉ VI TCN.
Câu 3: Cai trị dựa trên luật pháp và mọi chức vụ phải được bầu ra nhưng thực chất quyền lực nằm trong tay của:
A. Vua.
B. Hội đồng 10 tướng lĩnh
C. Tòa án 6000 người
D. Viện Nguyên Lão.
Câu 4: Dưới thời của Ốc-ta-vi-út, La Mã chuyển sang hình thức nhà nước đế chế từ năm:
A. 25 TCN.
B. 26 TCN.
C. 27 TCN.
D. 28 TCN.
Câu 5: Bán đảo I-ta-li-a thuận lợi cho sự phát triển của ngành kinh tế nào sau đây?
A. Chăn nuôi.
B. Trồng trọt.
C. Giao thương và hàng hải.
D. Phát triển công nghiệp.
Câu 6: Điều kiện tự nhiên của La Mã cổ đại tạo thuận lợi cho hoạt động kinh tế:
A. Nông nghiệp.
B. Thủ công nghiệp.
C. Thủ công nghiệp và thương nghiệp.
D. Chăn nuôi gia súc.
Câu 7: Thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại ở La Mã dưới thời Ốc-ta-vi-út là:
A. Dân chủ cộng hòa.
B. Nhà nước đế chế
C. Cộng hòa Tổng thống.
D. Quân chủ lập hiến.
Câu 8: Đứng đầu nhà nước đế chế La Mã cổ đại là:
A. Hoàng đế.
B. Viện Nguyên lão.
C. Đại hội nhân dân.
D. Hội đồng 500 người.
Câu 9: Điều kiện tự nhiên lớn nhất có tác động đến sự hình thành và phát triển của nền văn minh La Mã là:
A. Có nhiều vịnh, hải cảng.
B. Có nhiều đồng bằng rộng lớn.
C. Hệ động, thực vật đa dạng, phong phú.
D. Khí hậu khô nóng.
Câu 10: Ai là người cho xây dựng Rô-ma nguy nga, tráng lệ với lời tuyên bố “Ta đã nhận một Rô-ma bằng gạch và để lại một Rô-ma bằng cẩm thạch:
A. Hô-me.
B. Hê-rô-đốt.
C. Ốc-ta-vi-út.
D. A-ri-xtot.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | A | B | D | C | C |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | C | B | A | A | C |
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về nhà nước đế chế La Mã:
A. Tuy không tự xưng là hoàng đế nhưng trong thực tế, Ốc-ta-vi-út đã nắm trong tay mọi quyền hành.
B. Ốc-ta-vi-út có nghĩa là đấng cao cả, tối cao.
C. Dưới thời Ốc-ta-vi-út vai trò của Viện nguyên lão không được coi trọng.
D. Nhiều chức năng của Đại hồi đồng nhân dân được chuyển cho Viện nguyên lão.
Câu 2: Biểu tượng của La Mã cổ đại là:
A. Đấu trường Cô-lô-sê.
B. Đền Pan-tê-ông.
C. Quảng trường Rô-ma.
D. Khải Hoàn Môn.
Câu 3: Hệ thống chữ La-tinh là thành tựu văn hóa của:
A. Ấn Độ cổ đại.
B. Hi Lạp cổ đại.
C. La Mã cổ đại.
D. Trung Quốc cổ đại.
Câu 4: Với nhiều vịnh, hải cảng là điều kiện đặc biệt thuận lợi để cư dân La Mã cổ đại phát triển ngành kinh tế:
A. Nông nghiệp trồng lúa nước.
B. Thủ công nghiệp.
C. Nông nghiệp trồng cây lâu năm.
D. Thương nghiệp đường biển.
Câu 5: Vai trò của Ốc-ta-vi-út trong nhà nước La Mã cổ đại:
A. Nắm trong tay mọi quyền hành, như một hoàng đế.
B. Đại diện cho vương quyền trong nhà nước.
C. Chỉ tồn tại về hình thức.
D. Thực hiện các quyền hành pháp và lập pháp.
Câu 6: Ở La Mã cổ đại, vùng thung lũng sông Pô và sông Ti-bơ thuận lợi cho sự phát triển của ngành kinh tế:
A. Chăn nuôi.
B. Trồng trọt.
C. Buôn bán.
D. Khai thác khoáng sản.
Câu 7: Người đã đưa La Mã bước vào kỉ nguyên hoàng kim của quyền lực và thương mại ở Địa Trung Hải là:
A. Xô-crat.
B. Ốc-ta-vi-út.
C. Hê-rô-đốt.
D. A-ri-xtot.
Câu 8: La Mã cổ đại được hình thành ở:
A. Trên lưu vực các dòng sông lớn.
B. Ở vùng ven biển, trên các bán đảo và đảo.
C. Trên các đồng bằng.
D. Trên các cao nguyên.
Câu 9: Hệ thống chữ cái La-tinh là nền tảng cho
A. Hơn 100 ngôn ngữ và chữ viết hiện nay.
B. Hơn 200 ngôn ngữ và chữ viết hiện nay.
C. Hơn 300 ngôn ngữ và chữ viết hiện nay.
D. Hơn 400 ngôn ngữ và chữ viết hiện nay.
Câu 10: Hệ thống luật của đất nước nào được coi là tiến bộ nhất thời cổ đại và trở thành nền tảng cho việc xây dựng luật pháp ở các nước Âu – Mĩ sau này:
A. Luật pháp Hy Lạp.
B. Luật pháp Ba Tư.
C. Luật pháp La Mã.
D. Luật pháp Rô-ma.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
...........................................
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 (6 điểm). Nêu điều kiện tự nhiên nổi bật của La Mã cổ đại
Câu 2 (4 điểm). Điều kiện tự nhiên đã ảnh hưởng như thế nào đến sự hình thành và phát triển của nền văn minh La Mã
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) | Điều điều kiện tự nhiên nổi bật của La Mã cổ đại: - Vị trí địa lí: nơi phát sinh ban đầu của La Mã cổ đại là bán đảo I-ta-li-a. Có vùng đồng bằng màu mỡ ở thung lũng sông và sông Ti-bơ, đảo Xi-xin. - Bán đảo I-ta-li-a có hàng nghìn km đường bờ biển, nằm ở vị trí trung tâm Địa Trung Hải. + Trong lòng đất chứa chứa nhiều đồng, chì, sắt | 6 điểm |
Câu 2 (4 điểm) | Điều kiện tự nhiên đã ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của nền văn minh La Mã: - Thuận lợi trồng trọt, chăn nuôi. - Các ngành thủ công rất phát triển. - Giao thương, hoạt động hàng hải phát triển. Người La Mã có thể buôn bán khắp các vùng xung quanh Địa Trung Hải, dễ dàng chinh phục những vùng lãnh thổ mới và quản lí hiệu quả cả đế chế rộng lớn | 4 điểm |
ĐỀ 2
Câu 1 (6 điểm). Địa bàn ban đầu của La Mã cổ đại và phạm vi của La Mã thời đế chế có sự thay đổi như thế nào?
Câu 2 (4 điểm). Cơ cấu và tổ chức hoạt động nhà nước La Mã thời kì cộng hòa có đặc điểm gì?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
...........................................
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Người La Mã đã có phát minh nào dưới đây trong lĩnh vực xây dựng?
A. Bê tông.
B. Gạch lát nền.
C. Xi-măng.
D. Cát xây dựng
Câu 2. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về tổ chức nhà nước La Mã cổ đại:
A. Cơ cấu nhà nước vẫn duy trì như thời cộng hòa nhưng thời đế chế hoàng đế thâu tóm hết quyền lực.
B. Dưới thời đế chế, Viện nguyên lão nắm quyền lực trong tay.
C. Đầu thế kỉ VI TCN, La Mã thiết lập hình thức nhà nước, cộng hòa không có vua, cai trị dựa trên luật pháp và mọi chức phải được bầu ra.
D. Nhà nước thời đế chế thực chất là nền quân chủ khoác áo cộng hòa.
Câu 3. Điểm khác biệt về điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp ở Hy Lạp và La Mã so với phương Đông cổ đại là:
A. Các quốc gia cổ đại phương Tây hình thành ở ven Địa Trung Hải.
B. Sản xuất nông nghiệp không đem lại nguồn lợi lớn bằng thủ công nghiệp và buôn bán.
C. Hoạt động thương nghiệp phát triển do các quốc gia này được hình thành ở ven biển Địa Trung Hải.
D. Phần lớn lãnh thổ là núi và cao nguyên, đất đai khô rắn, rất khó canh tác.
Câu 4. Điểm khác biệt về điều kiện tự nhiên của La Mã so với Hy Lạp là:
A. Có nhiều vũng, vịnh kín gió.
B. Có nguồn khoáng sản phong phú.
C. Lãnh thổ trải rộng cả ba châu lục.
D. Nền kinh tế điền trang phát triển.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (4 điểm): Cơ cấu và tổ chức hoạt động nhà nước La Mã thời kì đế chế có đặc điểm gì?
Câu 2 (2 điểm): Trình bày những thành tựu về luật pháp của La Mã cổ đại.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
Đáp án | A | B | D | C |
Tự luận:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (4 điểm) | Cơ cấu và tổ chức hoạt động nhà nước La Mã thời kì đế chế: vẫn duy trì như thời cộng hoà nhưng hoàng đế thâu tóm tất cả quyền lực. Viện Nguyên lão chỉ còn là hình thức, không còn quyền hành trong thời kì đế chế. | 4 điểm |
Câu 2 (2 điểm) | Hệ thống luật La Mã được coi là tiến bộ nhất thời cổ đại và trở thành nền tảng cho việc xây dựng luật pháp ở các nước Âu – Mỹ sau này. | 2 điểm |
ĐỀ 2
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Miền Nam và đảo Xi-xin thuận tiện cho việc:
A. Trồng trọt.
B. Chăn nuôi.
C. Khai thác khoáng sản trong lòng đất.
D. Giao thương và các hoạt động hàng hải.
Câu 2. Lãnh thổ rộng lớn của đế chế La Mã bao gồm toàn bộ các vùng đất xung quanh Địa Trung Hải, các vùng đất ven bờ Đại Tây Dương và quần đảo Anh vào:
A. Đầu thế kỉ II.
B. Giữa thế kỉ II.
C. Cuối thế kỉ II.
D. Thế kỉ II.
Câu 3. Nơi phát sinh ban đầu của La Mã cổ đại là:
A. Khu vực Địa Trung Hải.
B. Nam bán đảo Ban Căng.
C. Bán đảo I-ta-li-a.
D. Miền đất ven bờ Tiểu Á.
Câu 4. Hệ thống chữ cái La-tinh gồm:
A. 25 chữ cái.
B. 26 chữ cái.
C. 27 chữ cái.
D. 28 chữ cái.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (4 điểm): Tại sao Nhà nước La Mã lại phát triển thành một Nhà nước đế chế, trong khi các nhà nước thành bang ở Hy Lạp lại không có xu hướng như vậy?
Câu 2 (2 điểm): Trình bày những thành tựu về kiến trúc của La Mã cổ đại.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
...........................................
--------------- Còn tiếp ---------------