Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 6 chân trời Bài 6: Ai Cập cổ đại
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 6 chân trời sáng tạo Bài 6: Ai Cập cổ đại. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Giáo án lịch sử 6 sách chân trời sáng tạo
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 6: AI CẬP CỔ ĐẠI
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Na-mơ và những người kế vị đã cai trị Ai Cập theo hình thức:
A. Bỏ phiếu bầu ra người xứng đáng.
B. Cha truyền con nối.
C. Không nhất thiết là con trưởng miễn làm vừa ý nhà vua.
D. Vua thử tài thi bắn cung, thi chạy, thi săn thú.
Câu 2: . Thuận lợi của sông Nin mang đến cho cư dân Ai Cập cổ đại là:
A. Dựa vào hướng chảy xuôi dòng từ nam đến bắc của sông, người Ai Cập di chuyển và vận chuyển nguyên liệu, hàng hoá từ Hạ Ai Cập xuống Thượng Ai Cập.
B. Khi di chuyển ngược dòng nước, cư dân Ai Cập tận dụng sức gió thổi từ biển vào, đẩy thuyền buồm đi từ Hạ Ai Cập về Thượng Ai Cập dễ dàng hơn.
C. Là tuyến đường giao thông chủ yếu của Thượng Ai Cập.
D. Tháng 7, nước sông bắt đầu rút, để lại những lóp đất phù sau màu đen.
Câu 3: Người đứng đầu nhà nước Ai Cập cổ đại:
A. Là “Đấng tối cao”.
B. Có quyền lực tối cao, có quân đội riêng.
C. Sở hữu đất đai, của cải riêng.
D. Có quyền lực tối cao, có quân đội và của cải riêng, sỡ hữu toàn bộ đất đai.
Câu 4: Báu vật của nghệ thuật nhân loại không phải của người Ai Cập cổ đại là:
A. Phiến đá Na-mơ.
B. Sử tử gầm – gạch men, cung điện vua Ba-bi-lon.
C. Mặt nạ vua Tu-tan-kha-môn.
D. Tượng bán thân Nữ hoàng Nê-phéc-ti-ti.
Câu 5: Cư dân Ai Cập cổ đại là:
A. Tộc người Ha-mít từ Tây Á Tây Á xâm nhập vào theo lưu vực sông Nin.
B. Người ở đông bắc châu Phi sống ở lưu vực sông Nin.
C. Những thổ dân châu Phi.
D. Những thổ dân châu Phi kết hợp với tộc người Ha-mít từ Tây Á xâm nhập vào lưu vực sông Nin.
Câu 6: Ai Cập cổ đại nằm ở phía Đông Bắc của châu lục nào?
A. Châu Phi.
B. Châu Á.
C. Châu Âu.
D. Châu Mĩ.
Câu 7: Vùng Thượng Ai Cập nằm ở khu vực nào của Ai Cập:
A. Tây Ai Cập.
B. Nam Ai Cập.
C. Đông Ai Cập.
D. Bắc Ai Cập.
Câu 8: Vùng Hạ Ai Cập nằm ở khu vực nào của Ai Cập:
A. Đông Ai Cập.
B. Bắc Ai Cập.
C. Nam Ai Cập.
D. Tây Ai Cập.
Câu 9: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về điều kiện tự nhiên của Ai Cập cổ đại:
A. Ai Cập cổ đại nằm ở phía đông bắc châu Phi.
B. Phía bắc là vùng Thượng Ai Cập, phía nam là vùng Hạ Ai Cập.
C. Phía đông và phía tây giáp sa mạc.
D. Sông Nin mang đến nguồn nước, nguồn lương thực dồi dào cho Ai Cập cổ đại.
Câu 10: Các công xã của cư dân Ai Cập cổ đại còn được gọi là:
A. Nôm.
B. Bản.
C. Xóm.
D. Chiềng, chạ.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | B | B | D | B | D |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | A | B | B | B | A |
ĐỀ 2
...........................................
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 (6 điểm). Sông Nin đã đem lại những thuận lợi gì cho người Ai Cập cổ đại?
Câu 2 (4 điểm). Vì sao nền văn minh Ai Cập cổ đại sớm được hình thành trên lưu vực những dòng sông lớn?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) | - Nguồn nước dồi dào thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. - Ở Ai Cập, nước sông Nin lên xuống hai mùa trong năm khá ổn định. Khi nước dâng cao, toàn bộ lưu vực sông trở thành một biển nước mênh mông. Khi nước rút đi, để lại hai bên bờ một lớp phù sa màu mỡ, rất mềm và xốp, dễ canh tác. Vì thế mà Hê-rô-đốt miêu tả rất hình ảnh rằng sông Nin luôn biến Ai Cập từ một bồn nước trở thành một vườn hoa và một đồng cát bụi. - Là tuyến đường giao thông chủ yếu giữa các vùng. Dựa vào hướng chảy xuôi dòng từ nam đến bắc của sông, người Ai Cập di chuyển và vận chuyển nguyên liệu, hàng hoá từ Thượng Ai Cập xuống Hạ Ai Cập. Khi di chuyển ngược dòng nước, họ tận dụng sức gió thổi từ biển vào, đẩy thuyền buồm đi từ Hạ Ai Cập về Thượng Ai Cập dễ dàng hơn | 6 điểm |
Câu 2 (4 điểm) | phù sa của các dòng sông rất màu mỡ, mềm dễ canh tác; có nguồn cung cấp nước tưới dồi dào; là tuyến đường giao thông buôn bán thuận lợi | 4 điểm |
ĐỀ 2
...........................................
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Nhà nước Ai Cập cổ đại sớm hình thành và phát triển ở lưu vực sông Nin vì:
A. Có điều kiện thuận lợi cho con người sinh sống và phát triển.
B. Cư dân ở đây sớm phát minh ra công cụ lao động bằng kim loại.
C. Đây vốn là địa bàn cư trú của người nguyên thủy.
D. Do có điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động buôn bán.
Câu 2. Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về điều kiện tự nhiên của Ai Cập:
A. Là một thung lũng hẹp và dài nằm dọc theo lưu vực sông Nin.
B. Sông Nin trở thành con đường giao thông chính, kết nối giữa các vùng, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế hàng hải.
C. Giáp sa mạc A-ra-bi-an và vịnh Ba tư.
D. Sử gia Hy Lạp Hê-rô-đốt từng viết: “Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin”.
Câu 3. Ý nghĩa của hình ảnh vua Na-mơ đội cả hai vương miện (vương miện Thượng Ai Cập ở mặt 1 và vương miện Hạ Ai Cập ở mặt 2) là:
A. Chiến thắng của vua Na-mơ với sự ủng hộ của thần Hô-rút.
B. Vị thần bảo hộ của các Pha-ra-ông là chim ưng.
C. Sự thống nhất Thượng và Hạ Ai Cập trong quá trình thành lập nhà nước Ai Cập cổ đại.
D. Là người có quyền lực tối cao, sở hữu quân đội riêng.
Câu 4. Nhà nước Ai Cập sụp đổ do:
A. Người La Mã xâm chiếm Ai Cập.
B. Người Hy Lạp xâm chiếm Ai Cập.
C. Ai Cập xin nhập vào đế chế rộng lớn La Mã.
D. Pha-ra-ông không đủ năng lực trị vì đất nước.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (4 điểm): Em hãy cho biết việc gieo trồng lúa mì của người Ai Cập cổ đại phụ thuộc vào lũ trên sông Nin như thế nào?
Câu 2 (2 điểm): Hãy xác định vị trí hình thành nên quốc gia Ai Cập cổ đại
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
Đáp án | A | C | C | A |
Tự luận:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (4 điểm) | Việc gieo trồng lúa mì của người Ai Cập cổ đại phụ thuộc vào lũ trên sông Nin: - Hàng năm, từ tháng 7, mực nước sông Nin dâng cao, nước lũ tràn lên hai bên bờ. - Tháng 10, nước sông bắt đầu rút, để lại những lớp đất phù sa màu đen. Người Ai Cập cổ đại nhanh chóng gieo trồng lúa mì. - Từ tháng 3, cư dân bắt đầu thu hoạch và tích trữ lúa mì, đảm bảo nguồn lương thực. | 4 điểm |
Câu 2 (2 điểm) | Ai Cập cổ đại nằm ở phía đông bắc châu Phi, nằm dọc hai bên bờ sông Nin. Phía bắc là vùng Hạ Ai Cập, nơi sông Nin đổ ra Địa Trung Hải. Phía nam là vùng Thượng Ai Cập với nhiều núi và đối cát. Phía đông và phía tây giáp sa mạc | 2 điểm |
ĐỀ 2
...........................................
--------------- Còn tiếp ---------------