Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 6 chân trời Bài 12: Các vương quốc ở Đông Nam Á trước thế kỉ X
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 6 chân trời sáng tạo Bài 12: Các vương quốc ở Đông Nam Á trước thế kỉ X. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Giáo án lịch sử 6 sách chân trời sáng tạo
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 12: CÁC VƯƠNG QUỐC Ở ĐÔNG NAM Á TRƯỚC THẾ KỈ X
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Đâu không phải là điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự ra đời của các vương quốc cổ là:
A. Có những dòng sông lớn đổ ra biển.
B. Sự phát triển kinh tế, kĩ thuật của các tộc người ở Đông Nam Á vào những thế kỉ trước Công nguyên đến đầu Công nguyên.
C. Bao gồm hai khu vực riêng biệt là Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.
D. sự giao lưu kinh tế, văn hoá với Ấn Độ, Trung Quốc
Câu 2: Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X, tại lưu vực sông Mê Công, vương quốc phong kiến được hình thành:
A. Chân Lạp.
B. Phù Nam.
C. Ca-lin-ga.
D. Sri Kse-tra.
Câu 3: Sri-vi-giay-a và Ka-lin-ga thuộc quốc gia Đông Nam Á nào ngày nay?
A. Xing-ga-po.
B. Cam-pu-chia.
C. Thái Lan.
D. In-đô-nê-xi-a.
Câu 4: Từ đầu Công nguyên đến thế kỉ VII, vương quốc cổ ra đời trên lãnh thổ của Việt Nam ngày nay là:
A. Chăm-pa.
B. Pê-gu.
C. Tha-tơn.
D. Ma-lay-a.
Câu 5: Đông Nam Á là cầu nối giữa:
A. Lục địa Á – Âu với Châu Đại Dương.
B. Lúc địa Á với Thái Bình Dương.
C. Lục địa Âu với Châu Đại Dương.
D. Lục địa Á- Âu với Thái Bình Dương.
Câu 6: Sông Mê Công gắn bó với lịch sử của những vương quốc cổ ở Đông Nam Á:
A. Phù Nam, Chân Lạp.
B. Sri Kse-tra, Pa-gan.
C. Sri Vi-giya-a, Ca-lin-ga.
D. Chân Lạp, Pa-gan.
Câu 7: Pe-gu, Tha-ton thuộc quốc gia Đông Nam Á nào ngày nay?
A. Việt Nam.
B. Mi-an-ma.
C. Miền nam Thái Lan và In-đô-nê-xi-a.
D. In-đô-nê-xi-a.
Câu 8: Từ vùng trung lưu sông I-ra-oa-đi người Miến đã thành lập Vương quốc:
A. Ka-lin-ga.
B. Tu-ma-sic.
C. Pa-gan.
D. Sri-vi-giay-a.
Câu 9: Đông Nam Á ngày nay có:
A. 10 nước.
B. 11 nước.
C. 12 nước.
D. 9 nước.
Câu 10: Các vương quốc phong kiến ở khu vực Đông Nam Á được hình thành và phát triển vào giai đoạn:
A. Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X.
B. Từ thế kỉ VII đến thế kỉ VII.
C. Từ thế kỉ X đến thế kỉ XII.
D. Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XVI.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | C | A | D | A | A |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | A | B | C | B | A |
ĐỀ 2
...........................................
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 (6 điểm). Trình bày sơ lược vị trí các nước Đông Nam Á.
Câu 2 (4 điểm). Xác định vị trí các vương quốc cổ Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ VII
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) | Vị trí Đông Nam Á: - Đông Nam Á là một khu vực khá rộng nằm ở phía đông nam châu Á, bao gồm hai khu vực riêng biệt là Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo. - Nằm án ngữ trên con đường hàng hải nối liền giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, khu vực này từ thời cổ đại đã được xem là cầu nối giữa Trung Quốc và Ấn Độ, giữa lục địa Á - Âu với châu Đại Dương. - Khí hậu: nhiệt đới gió mùa, nóng ấm, mưa nhiều. - Lào là quốc gia duy nhất không giáp biển. Một số con sông lớn ở Đông Nam Á lục địa như: I-ra-oa-đi, Mê Công, Chao Phray-a, sông Hồng. | 6 điểm |
Câu 2 (4 điểm) | Vị trí các vương quốc cổ Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ VII: xuất hiện ở cả lục địa và hải đảo. Các nhà nước đầu tiên của khu vực như: Phù Nam, Chăm-pa, Đốn Tốn, Xích Thổ, muộn hơn là Chân Lạp, Thaton, Pegu. Các tiểu quốc nhỏ vùng hải đảo như Cantoli, Melayu, Taruma cũng lần lượt ra đời. | 4 điểm |
ĐỀ 2
...........................................
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Khu vực Đông Nam Á được gọi là:
A. Cầu nối giữa Trung Quốc và Ấn Độ.
B. “Ngã tư đường” của thế giới.
C. “Cái nôi” của thế giới.
D. Trung tâm của thế giới.
Câu 2. Phù Nam sụp đổ vào:
A. Thế kỉ V.
B. Thế kỉ VI.
C. Thế kỉ VII.
D. Thế kỉ VIII.
Câu 3. Nhận định nào dưới đây không đúng về điều kiện tự nhiên của khu vực Đông Nam Á:
A. Bao gồm hai khu vực riêng biệt là Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.
B. Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có lượng mưa lớn.
C. Nằm án ngữ trên con đường hàng hải nối liền giữa Đai Tây Dương với Thái Bình Dương.
D. Được coi là cầu nối giữa Trung Quốc, Nhật Bản với Ấn Độ, Tây Á và Địa Trung Hải.
Câu 4. Ma-la-yu, Ta-ru-ma thuộc quốc gia Đông Nam Á nào ngày nay?
A. In-đô-nê-xi-a.
B. Ma-lai-xi-a.
C. Xing-ga-po.
D. Mi-an-ma.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (4 điểm): Bộ máy nhà nước và kinh tế của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á được thể hiện như thế nào?
Câu 2 (2 điểm): Kể tên 3 câu thành ngữ, tục ngữ của người Việt liên quan đến lúa, gạo
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
Đáp án | B | C | C | A |
Tự luận:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (4 điểm) | - Bộ máy nhà nước: được tổ chức quy củ hơn, quyền lực hơn của vua được tăng cường với hệ thống quân đội, luật pháp được hoàn thiện. - Kinh tế: tiếp tục phát triển, có ưu thế phát triển nông nghiệp; các vương quốc ở hải đảo lại có thế mạnh về thương nghiệp, hàng hải, cung cấp nhiều sản vật, hương liệu cho thương nhân nước ngoài. | 4 điểm |
Câu 2 (2 điểm) | Những câu thành ngữ, tục ngữ của người Việt liên quan đến lúa, gạo là: + Chuột sa chĩnh gạo + Gạo đổ bốc chẳng đầy thưng + Gạo thóc về ngài, tấm cám về tôi + Cơm không ăn gạo còn đó + Cơm hẩm cà thiu + Cơm hàng cháo chợ + Cơm lạnh canh nguội + Cơm sôi bớt lửa chồng giận bớt lời. | 2 điểm |
ĐỀ 2
...........................................
--------------- Còn tiếp ---------------