Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 6 chân trời Bài 2: Thời gian trong lịch sử

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 6 chân trời sáng tạo Bài 2: Thời gian trong lịch sử. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Giáo án lịch sử 6 sách chân trời sáng tạo

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 2: THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Người xưa làm ra lịch bằng cách:

A. Quan sát tính toán được quy luật chuyển động của Mặt trăng quay quanh Trái đất. 

B. Quan sát được sự chuyển động của các vì sao. 

C. Quan sát tính toán được quy luật chuyển động của Trái đất quay quanh Mặt trời.

D. Cả A và C đều đúng.

Câu 2: Âm lịch được tính theo:

A. Chu kì chuyển động của Mặt trăng quanh Mặt trời. 

B. Chu kì chuyển động của Mặt trăng quanh Trái đất. 

C. Chu kì chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời. 

D. Chu kì chuyển động của Mặt trời quanh Trái đất.

Câu 3: Con người sáng tạo ra các cách tính thời gian phổ biến trên thế giới dựa trên cơ sở:

A. Sự lên xuống của thủy triều.

B. Các hiện tượng tự nhiên như mưa, gió, sấm, chớp.

C. Sự di chuyển của Mặt trăng quanh Trái đất và sự di chuyển của Trái đất quanh Mặt trời.

D. Quan sát sự chuyển động của các vì sao. 

Câu 4: Công lịch là loại lịch dung ở:

A. Châu Âu.

B. Châu Á.

C. Châu Mĩ.

D. Trên thế giới.

Câu 5: Thế giới cần một thứ lịch chung vì:

A. Sự giao lưu giữa các nước, các dân tộc, các khu vực ngày càng mở rộng. 

B. Âm lịch và dương lịch đều là những bộ lịch chưa chính xác. 

C. Thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi, đa số các quốc gia. 

D. Các dân tộc có xu hướng liên kết với nhau.

Câu 6: Công lịch được dùng cho đến:

A. Hết thời cổ đại. 

B. Hết thời cận đại. 

C. Hết thời trung đại. 

D. Cho đến ngày nay.

Câu 7: Năm 201 thuộc thế kỷ:

A. III.

B. IV.

C. II.

D. I.

Câu 8: Từ khi nước Âu Lạc bị Triệu Đà xâm chiếm vào năm 179 TCN đến nay (2021) là:

A. 1840 năm.

B. 2021 năm.

C. 2200 năm.

D. 2179 năm. 

Câu 9: Cho sự kiện sau: Bính Thìn - Thuận Thiên năm thứ 7 (1016): nhà Tống phong cho vua Lý Thái Tổ làm Nam Bình Vương. Thời gian (theo thế kỉ và theo năm) của sự kiện trên so với năm nay (2021) là:

A. 1002 năm, 10 thế kỷ.

B. 1005 năm, 11 thế kỷ.

C. 1001 năm, 10 thế kỷ.

D. 1005 năm, 10 thế kỷ.

Câu 10: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra vào tháng 3 năm 40 dương lịch. Theo âm lịch, cuộc khởi nghĩa này diễn ra vào thời gian:

A. Tháng 1 năm Canh Tý. 

B. Tháng 2 năm Canh Tý. 

C. Tháng 3 năm Canh Tý. 

D. Tháng 4 năm Canh Tý.

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

D

B

C

D

C

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

D

A

C

D

B

ĐỀ 2

...........................................

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (6 điểm): Em hãy cho biết:

a. Người xưa tính thời gian dựa trên cơ sở nào?

b. Âm lịch là gì? Dương lịch là gì?

Câu 2 (4 điểm): Em có nhận xét gì về lịch của các nước thời xưa?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

a. Người xưa tính thời gian bắt đầu từ sự phân biệt sáng - tối (ngày-đêm) trên cơ sở quan sát, tính toán quy luật di chuyển của Mặt Trăng, Mặt Trời từ Trái Đất và sáng tạo ra lịch.

b. 

- Âm lịch là cách tính thời gian theo chu kỳ Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất. Thời gian Mặt Trăng chuyển động hết một vòng quanh Trái Đất là một tháng.

- Dương lịch là cách tính thời gian theo chu kỳ Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời. Thời gian Trái Đất chuyển động hết một vòng quanh Mặt Trời là một năm.

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Lịch của các nước thời xưa:

- Thời xưa các nước chưa có chung một thứ lịch, các nước phương Đông như Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc v.v... đều có lịch riêng trên cơ sở tính toán một năm có 360 ngày hay 365 ngày, chia thành 12 tháng, mỗi tháng có từ 29 đến 30 ngày. 

- Để giải quyết số ngày dư thừa trong năm, mỗi nước lại có cách làm riêng như Ai Cập thì thêm khoảng 5 ngày đầu năm, Trung Quốc thì thêm tháng nhuận. 

- Người phương Tây, đặc biệt là người La Mã cổ đại, họ làm lịch với một cách tính một năm bằng 365 ngày, 4 năm lại có một năm nhuận 366 ngày (tháng Hai thêm một ngày).

4 điểm

ĐỀ 2

...........................................

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Thời gian Trái đất chuyển động hết một vòng quanh Mặt trời là:

A. 1 năm.

B. 1 tháng.

C. 1 tuần.

D. 1 ngày. 

Câu 2: Người xưa dựa vào yếu tố nào của Mặt trời để tính thời gian trong ngày bằng đồng hồ Mặt trời:

A. Bóng của Mặt trời.

B. Khả năng chiếu sáng của Mặt trời.

C. Tia sáng của Mặt trời.

D. Cả A, B, C đều đúng.   

Câu 3: Các dân tộc trên thế giới có mấy cách làm lịch chính:

A. 4

B. 3

C. 2

D. 1.

Câu 4: Khởi nghĩa Lý Bí năm 542 cách năm 2017:

A. 1473 năm.

B. 1476 năm.

C. 1475 năm.

D. 1477 năm.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Nêu cơ sở để tính thời gian?

Câu 2: Câu đồng dao “Mười rằm trăng náu, mười sáu trăng treo” thể hiện cách tính của người xưa theo âm lịch hay dương lịch?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

A

A

C

C

Tự luận: 

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Cơ sở để tính thời gian:

- Nhu cầu ghi lại những việc làm của con người trong quá khứ. 

- Quan sát các hiện tượng tự nhiên như trời hết sáng đến tối, hết mùa nắng đến mùa mưa,... 

- Hoạt động của Mặt Trời và Mặt Trăng.

3 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Ý nghĩa của hai câu đồng dao: từ ngày 10 trở đi, tính theo lịch âm, trăng bắt đầu tỏ (trăng náu, nhìn rõ) và ngày 16 là trăng tròn nhất (trăng treo). Hai câu đồng dao miêu tả Mặt Trăng từ ngày 10 đến ngày 16 mỗi tháng âm lịch.

3 điểm

ĐỀ 2

........................................…

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay