Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 6 chân trời Bài 14: Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 6 chân trời sáng tạo Bài 14: Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Giáo án lịch sử 6 sách chân trời sáng tạo
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 14: NHÀ NƯỚC VĂN LANG – ÂU LẠC
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Thành cổ trở thành trung tâm của nước Âu Lạc là:
A. Thành Vạn An.
B. Thành Tống Bình.
C. Thành Long Biên.
D. Thành Cổ Loa.
Câu 2: Tổ chức nhà nước Văn Lang gồm:
A. 15 bộ, dưới bộ là các chiềng, chạ.
B. 10 bộ, dưới bộ là các Lạc hầu, Lạc tướng.
C. 15 bộ, dưới bộ là các Bồ chính.
D. 10 bộ, dưới bộ là các Lạc tướng, chiềng, chạ.
Câu 3: Người đứng đầu chiềng, chạ là:
A. Lạc hầu.
B. Lạc tướng.
C. Bồ chính.
D. Tướng lĩnh.
Câu 4: Nhận định nào dưới đây không đúng về Nhà nước Văn Lang:
A. Hùng Vương là người nắm mọi quyền hành.
B. Nhà nước Văn Lang đã có luật pháp và quân đội riêng nhưng còn lỏng lẻo và sơ khai.
C. Khi có chiến tranh, Vua Hùng cùng các Lạc tướng tập hợp trai tráng ở khắp các chiềng, chạ cùng chiến đấu.
D. Hùng Vương chia đất nước làm 15 bộ, dưới bộ là các chiềng, chạ.
Câu 5: Nhà nước đầu tiên của người Việt ra đời xuất phát từ nhu cầu:
A. Nhu cầu chung sống, cùng làm thủy lợi và chống giặc ngoại xâm.
B. Nhu cầu chung sống, cùng làm thủy lợi.
C. Nhu cầu chống giặc ngoại xâm bảo vệ lãnh thổ.
D. Nhu cầu đối phó với sự khắc nghiệt của thiên nhiên.
Câu 6: Nước Văn Lang ra đời vào:
A. Thế kỉ V TCN.
B. Thế kỉ VI TCN.
C. Thế kỉ VII TCN.
D. Thế kỉ VIII TCN.
Câu 7: Kinh đô của nước Văn Lang đóng ở:
A. Phong Châu (Phú Thọ ngày nay).
B. Mê Linh (Hà Nội ngày nay).
C. Phong Khê (Hà Nội ngày nay).
D. Luy Lâu (Bắc Ninh ngày nay).
Câu 8: Kết quả cuộc chiến đấu chống quân Tần của người Lạc Việt và người Âu Việt là:
A. Tướng giặc Đồ Thư bị giết.
B. Quân Tần thất trận.
C. Nhà Tần cho quân nhanh chóng rút lui.
D. Tướng giặc Đồ Thư bị giết, phải rút về nước.
Câu 9: Nguyên nhân nào sau đây không phải là sự thúc đẩy cho sự ra đời của nước Văn Lang:
A. Nhu cầu trị thủy.
B. Đối phó với lũ lụt.
C. Bảo vệ mùa màng.
D. Có sự mở rộng quan hệ buôn bán với các trung tâm thương mại vùng Đông Nam Á.
Câu 10: Người có sức mạnh và mưu lược lãnh đạo người Âu Việt và Lạc Việt chiến đấu chống quân Tần giành thắng lợi là:
A. Hùng Vương.
B. Thục phán.
C. Mai Thúc Loan.
D. Ngô Quyền.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | D | A | C | B | A |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | C | A | D | D | B |
ĐỀ 2
...........................................
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 (6 điểm). Trình bày tổ chức nhà nước Văn Lang
Câu 2 (4 điểm). Nhận xét về tổ chức nhà nước Văn Lang
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) | Tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang: - Hùng Vương chia nước làm 15 bộ, giúp việc cho vua là các Lạc hầu, Lạc tướng. Đứng đầu các chiềng, chạ là Bồ chính. Con trai vua gọi là Quan lang, con gái vua gọi là Mị nương. Xã hội bao gồm những người quyền quý, dân tự do (nông dân công xã, thợ thủ công) và nô tì. - Nhà nước Văn Lang chưa có luật pháp và quân đội. Khi có chiến tranh, nhà nước huy động thanh niên trai tráng ở các chiềng, chạ tập hợp lại cùng chiến đấu | 6 điểm |
Câu 2 (4 điểm) | Nhận xét về tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang: - Nhà nước Văn Lang đã được hình thành từ trung ương đến địa phương nhưng sơ khai, tổ chức đơn giản, chia làm 3 cấp (chỉ có vài chức quan). - Nhà nước chưa có quân đội, chưa có luật pháp. Nhà nước Văn Lang tuy đơn giản nhưng đã là tổ chức chính quyền cai quản nhà nước | 4 điểm |
ĐỀ 2
...........................................
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. So với thời vua Hùng thì thời An Dương Vương quyền hành và tổ chức nhà nước như thế nào?
A. Quyền hành ngang nhau và bộ máy nhà nước như nhau.
B. Quyền hành cao hơn, bộ máy nhà nước như nhau.
C. Quyền hành cao hơn, bộ máy nhà nước chặt chẽ hơn.
D. Quyền hành như nhau, bộ máy nhà nước chặt chẽ hơn.
Câu 2. Truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh phản ánh hoạt động gì của người Việt cổ thời Văn Lang?
A. Chống lũ lụt bảo vệ sản xuất nông nghiệp.
B. Chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước.
C. Phát triển sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước.
D. Chống hạn hán bảo vệ sản xuất nông nghiệp.
Câu 3. Nhận xét về tổ chức bộ máy nhà nước thời Văn Lang:
A. Quyền lực được tập trung tối đa vào trong tay Hùng Vương.
B. Tiềm tàng nguy cơ chia rẽ, cát cứ ở các chiềng, chạ.
C. Tổ chức theo mô hình quân chủ, đơn giản, sơ khai.
D. Tổ chức đơn giản, chưa khoa học.
Câu 4. Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về nhà nước đầu tiên của người Việt cổ:
A. Nhà nước Văn Lang còn sơ khai, chưa có pháp luật thành văn và chữ viết.
B. Sự ra đời của Nhà nước Văn Lang đã mở ra thời kì dựng nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc.
C. Sự ra đời của Nhà nước Văn Lang là dấu mốc kết thúc thời kì nguyên thuỷ trên đất nước Việt Nam, tạo cơ sở tiến đề cho sự hình thành và phát triển nền văn minh của thời kì dựng nước trong lịch sử Việt Nam.
D. Tương truyền nước Văn Lang trải qua 15 đời, cha truyền con nối.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (4 điểm): Nêu điểm mới của tổ chức nhà nước Âu Lạc so với nhà nước Văn Lang
Câu 2 (2 điểm): Vì sao thời Văn Lang tư liệu chủ yếu là công cụ trong khi thời Âu Lạc, tư liệu chủ yếu là vũ khí?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
Đáp án | C | A | C | D |
Tự luận:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (4 điểm) | Điểm mới của tổ chức nhà nước Âu Lạc so với nhà nước Văn Lang: Thời Âu Lạc - buổi đầu của giữ nước, vua nắm mọi quyền hành trong việc trị nước, có quân đội và vũ khí tốt. Lãnh thổ mở rộng hơn (vượt ra khỏi vùng châu thổ sông Hồng) nên nước được chia thành nhiều bộ, dưới bộ là các chiếng chạ | 4 điểm |
Câu 2 (2 điểm) | Thời Văn Lang tư liệu chủ yếu là công cụ trong khi thời Âu Lạc, tư liệu chủ yếu là vũ khí vì: Thời Âu Lạc thường xuyên phải chống ngoại xâm, giữ nước nên tư liệu chủ yếu là vũ khí. | 2 điểm |
ĐỀ 2
...........................................
--------------- Còn tiếp ---------------