Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 6 chân trời Bài 5: Sự chuyển biến từ xã hội nguyên thuỷ sang xã hội có giai cấp
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 6 chân trời sáng tạo Bài 5: Sự chuyển biến từ xã hội nguyên thuỷ sang xã hội có giai cấp. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Giáo án lịch sử 6 sách chân trời sáng tạo
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 5: SỰ CHUYỂN BIẾN TỪ XÃ HỘI NGUYÊN THỦY SANG XÃ HỘI CÓ GIAI CẤP
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Vào cuối thời nguyên thủy, con người ở Việt Nam đã có sự thay đổi địa bàn cư trú:
A. Mở rộng địa bàn cư trú lên các vùng trung du và miền núi.
B. Mở rộng địa bàn cư trú xuống vùng đồng bằng ven các con sông.
C. Thu hẹp địa bàn cư trú, sống tập trung trong các hang động, mái đá.
D. Thay đổi địa bàn cư trú liên tục, nay đây mai đó.
Câu 2: Người nguyên thủy ở Việt Nam không tập trung ở địa bàn:
A. Vùng đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ.
B. Vùng đồng bằng ven biển miền Trung.
C. Vùng Tây Nguyên.
D. Đồng bằng lưu vực sông Đồng Nai.
Câu 3: Người Việt cổ đã bắt đầu biết chế tác công cụ lao động bằng đồng đỏ và đồng thau từ nền văn hóa:
A. Sa Huỳnh.
B. Đồng Nai.
C. Đồng Đậu.
D. Phùng Nguyên.
Câu 4: Người băng Ôt-di hơn 5 000 năm tuổi, được tìm thấy trong băng ở dãy núi An-pơ thuộc:
A. Ý.
B. Nam Phi.
C. Ai Cập.
D. Lưỡng Hy Lạp.
Câu 5: Khai quật các di chỉ thuộc nền văn hóa Đồng Đậu, các nhà khoa học phát hiện được nhiều dấu tích hố cột, nền nhà, bếp lò,.... Điều này chứng tỏ:
A. Con người đã biết sử dụng công cụ lao động bằng sắt.
B. Con người đã dần cư trú ổn định.
C. Con người sống quây quần, gắn bó với nhau.
D. Con người thu hẹp diện tích canh tác để làm nhà ở.
Câu 6: Công cụ lao động bằng vật liệu gì giúp người nguyên thủy mở rộng địa bàn cư trú?
A. Nhựa.
B. Đá.
C. Đồng.
D. Sắt.
Câu 7: Bước tiến của xã hội nguyên thủy khi có công cụ lao động bằng kim loại là:
A. Con người có thể khai hoang, mở rộng diện tích trồng trọt.
B. Nông nghiệp dùng cày và chăn nuôi có bước phát triển.
C. Nghề luyện kim và chế tác đồ đồng yêu cầu kĩ thuật cao.
D. Con người không chỉ đủ ăn mà còn có cả sản phẩm dư thừa.
Câu 8: Việc sử dụng công cụ lao động bằng kim loại đã dẫn đến chuyển biến nào dưới đây trong đời sống xã hội của người nguyên thủy?
A. Năng suất lao động tăng cao.
B. Xuất hiện các gia đình phụ hệ.
C. Tạo sa sản phẩm dư thừa thường xuyên.
D. Mở rộng địa bàn cư trú và diện tích sản xuất.
Câu 9: Dấu ấn đầu tiên tạo nên sự chuyển biến quan trọng gắn liền với các nền văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun là:
A. Cư dân phát hiện ra thuật luyện kim và biết chế tạo công cụ lao động, vũ khí bằng đồng.
B. Cư dân phát hiện ra đồng đỏ.
C. Cư dân đã luyện đc đồng thau và sắt.
D. Cư dân phát hiện ra thuật luyện kim.
Câu 10: Cư dân Bắc Bộ ở Việt Nam biết tới đồng từ khi:
A. 2 000 năm trước.
B. 3 000 năm trước.
C. 4 000 năm trước.
D. 1 000 năm trước.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | B | C | D | A | B |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | D | D | B | A | C |
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Công cụ lao động bằng đồng thau đã nhiều hơn hẳn về số lượng và phong phú về chủng loại ở nền văn hóa:
A. Đồng Đậu.
B. Gò Mun.
C. Phùng Nguyên.
D. Sa Huỳnh.
Câu 2: Kim loại đầu tiên mà người Bắc Phi phát hiện ra là:
A. Đồng thau.
B. Đồng đỏ.
C. Sắt.
D. Nhôm.
Câu 3: Con người tình cờ phát hiện ra đồng đỏ khi khác thác đá vào:
A. Thiên niên kỉ V TCN.
B. Thiên niên kỉ VI TCN.
C. Thiên niên kỉ VII TCN.
D. Thiên niên kỉ VIII TCN.
Câu 4: Nhận định nào dưới đây không đúng về chuyển biến về kinh tế cuối thời nguyên thủy:
A. Diện tích đất canh tác nông nghiệp ngày càng mở rộng.
B. Năng suất lao động làm ra ngày càng tăng.
C. Sản phẩm làm ra không chỉ đủ ăn mà còn dư thừa thường xuyên.
D. Nghề luyện kim phát triển nhưng yêu cầu về kĩ thuật chưa cao.
Câu 5: Xã hội nguyên thủy ở Việt Nam có những chuyển biến quan trọng, gắn với các nền văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun cách đây:
A. Hơn 2 000 năm.
C. Hơn 3 000 năm.
C. Hơn 4 000 năm.
D. Hơn 5 000 năm.
Câu 6: Công cụ lao động và vũ khí bằng kim loại ra đời sớm nhất ở
A. Tây Á, Nam Phi.
B. Tây Á, Bắc Phi.
C. Tây Á, Trung Phi.
D. Tây Á , Nam Á.
Câu 7: Việc sử dụng phổ biến công cụ lao động bằng kim loại cuối thời nguyên thủy làm xã hội xuất hiện các giai cấp:
A. Thống trị và bị trị.
B. Người giàu và người nghèo.
C. Tư sản và vô sản.
D. Địa chủ và nông dân.
Câu 8: Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về xã hội nguyên thủy ở Việt Nam khi có công cụ lao động bằng kim loại xuất hiện:
A. Mở rộng địa bàn cư trú.
B. Chuyển xuống cư trú ở các vùng đồng bằng ven sông.
C. Biết dùng cày gỗ có lắp lưỡi bằng đồng để cày ruộng, trồng lúa, dùng lưỡi hái để gặt.
D. Định cư ở địa bàn có điều kiện thuận lợi để săn bắt, hái lượm.
Câu 9: Xã hội nguyên thủy tan rã là do:
A. Tư hữu xuất hiện.
B. Có sự chuyên môn hóa trong sản xuất.
C. Con người có mối quan hệ bình đẳng.
D. Công cụ lao động bằng đá được sử dụng phổ biế
Câu 10: Sự phân hóa không triệt để của xã hội nguyên thủy ở phương Đông là do:
A. Cư dân sinh sống phân tán ở nhiều khu vực.
B. Cư dân sinh sống chủ yếu ở vùng núi.
C. Tính liên kết trong cộng đồng và nhiều tập tục của xã hội nguyên thủy vẫn tiếp tục được bảo lưu.
D. Quan hệ giữa người với người là bất bình đẳng
GỢI Ý ĐÁP ÁN
...........................................
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 (6 điểm). Nêu một số nét cơ bản của xã hội nguyên thủy Việt Nam trong quá trình tan rã
Câu 2 (4 điểm). Vì sao xã hội nguyên thủy ở phương Đông không phân hóa triệt để?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) | Một số nét cơ bản của xã hội nguyên thủy Việt Nam trong quá trình tan rã: - Thể hiện qua ba nền văn hoá: Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun: Chứng tỏ người nguyên thuỷ đã mở rộng địa bàn cư trú chuyển dần xuống vùng đồng bằng. - Cư dân đã phát minh ra thuật luyện kim, chế tạo công cụ, vũ khí bằng đồng (thể hiện qua hiện vật). - Đồ gốm phát triển, đẹp (hiện vật, chứng tỏ đã biết nung gốm ở nhiệt độ cao). - Định cư ven các con sông và có đời sống tinh thần phong phú (vị trí các nền văn hoá, hiện vật phản ánh chăn nuôi và đời sống tinh thần: gà, tượng người). | 6 điểm |
Câu 2 (4 điểm) | Xã hội nguyên thủy ở phương Đông không phân hóa triệt để vì: Vào cuối thời nguyên thủy, cư dân phương Đông sinh sống và làm nông nghiệp chủ yếu bên các dòng song, đất phù sa màu mỡ, thuận tiện để sử dụng công cụ đá và đồng đỏ. Trong điều kiện đó, họ thường sống quần tụ, cùng đào kênh mương, đắp đê, chống giặc ngoại xâm. Do vậy, sự liên kết giữa các cộng đồng và nhiều tập tục của xã hội nguyên thủy vẫn được bảo lưu. | 4 điểm |
ĐỀ 2
Câu 1 (6 điểm). Sự phân hóa không triệt để của xã hội nguyên thủy trên thế giới được thể hiện như thế nào?
Câu 2 (4 điểm). Cuối thời nguyên thủy, người Việt cổ đã có những công cụ lao động và những ngành nghệ sản xuất nào?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
...........................................
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Việc sử dụng công cụ bằng kim loại không giúp cho người nguyên thủy ở Việt Nam:
A. Mở rộng địa bàn cư trú, rời khỏi vùng trung du, chuyển xuống các vùng đồng bằng ven sông.
B. Biết dùng cày có lưỡi bằng đồng để cày ruộng, dùng lưỡi hái để gặt.
C. Sống định cư lâu dài ở ven các con sông lớn, tạo thành những khu vực tập trung dân cư, chuẩn bị cho sự ra đời của các quốc gia sơ kì đầu tiên.
D. Hợp sức để đánh thắng quân Tần xâm lược, lập ra nhà nước Âu Lạc.
Câu 2. Người băng Ôt-di hơn 5 000 năm tuổi, được tìm thấy trong băng ở dãy núi An-pơ thuộc Ý, cùng một số công cụ bằng kim loại như rìu đồng, mũi tên đồng. Phát hiện này là một bằng chứng quan trọng giúp các nhà khoa học nghiên cứu về:
A. Sự ra đời của công cụ bằng kim loại.
B. Sự chuyển biến của xã hội cuối thời nguyên thủy.
C. Sự ra đời của công cụ lao động và vũ khí bằng đồng.
D. Óc sáng tạo của người nguyên thủy.
Câu 3. Quá trình phân hóa xã hội và tan rã của xã hội nguyên thủy ở phương Đông không xảy ra ở:
A. Ai Cập.
B. Hy Lạp.
C. Lưỡng Hà.
D. Trung Quốc.
Câu 4. Yếu tố đã tạo nên cuộc cách mạng trong sản xuất thời nguyên thủy là:
A. Chế tạo cung tên.
B. Công cụ bằng kim khí.
C. Làm đồ gốm.
D. Trồng trọt, chăn nuôi.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (4 điểm): Ý nghĩa của việc phát hiện ra kim loại vào cuối thời nguyên thủy là gì?
Câu 2 (2 điểm): Mối quan hệ giữa người với người như thế nào trong xã hội có phân hoá giàu, nghèo?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
Đáp án | D | B | B | B |
Tự luận:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (4 điểm) | + Diện tích canh tác nông nghiệp ngày càng mở rộng, nhờ đó năng suất lao động tăng cao, sản phẩm làm ra không chỉ đủ ăn mà còn dư thừa thường xuyên. + Gây chiến tranh giữa các bộ lạc, có đánh nhau giữa các cá nhân, có kẻ giàu người nghèo. + Đã có chuyên môn hoá một số nghề trong xã hội (khai mỏ, luyện kim). Xuất hiện nông nghiệp dùng lưỡi cày bằng sắt và sức kéo của động vật. | 4 điểm |
Câu 2 (2 điểm) | Mối quan hệ giữa người với người trong xã hội có phân hoá giàu, nghèo: quan hệ bình đẳng được thay thế bằng quan hệ bất bình đẳng, xuất hiện giai cấp thống trị (người giàu), giai cấp bị trị (người nghèo) | 2 điểm |
ĐỀ 2
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Vào cuối thời nguyên thủy, con người ở Việt Nam đã có sự thay đổi địa bàn cư trú:
A. Mở rộng địa bàn cư trú lên các vùng trung du và miền núi.
B. Mở rộng địa bàn cư trú xuống vùng đồng bằng ven các con sông.
C. Thu hẹp địa bàn cư trú, sống tập trung trong các hang động, mái đá.
D. Thay đổi địa bàn cư trú liên tục, nay đây mai đó.
Câu 2. Con người tình cờ phát hiện ra đồng đỏ khi khác thác đá vào:
A. Thiên niên kỉ V TCN.
B. Thiên niên kỉ VI TCN.
C. Thiên niên kỉ VII TCN.
D. Thiên niên kỉ VIII TCN.
Câu 3. Việc sử dụng công cụ lao động bằng kim loại đã dẫn đến chuyển biến nào dưới đây trong đời sống xã hội của người nguyên thủy?
A. Năng suất lao động tăng cao.
B. Xuất hiện các gia đình phụ hệ.
C. Tạo sa sản phẩm dư thừa thường xuyên.
D. Mở rộng địa bàn cư trú và diện tích sản xuất.
Câu 4. Dấu ấn đầu tiên tạo nên sự chuyển biến quan trọng gắn liền với các nền văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun là:
A. Cư dân phát hiện ra thuật luyện kim và biết chế tạo công cụ lao động, vũ khí bằng đồng.
B. Cư dân phát hiện ra đồng đỏ.
C. Cư dân đã luyện đc đồng thau và sắt.
D. Cư dân phát hiện ra thuật luyện kim.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (4 điểm): Kim loại được sử dụng vào những mục đích gì trong đời sống của con người cuối thời nguyên thủy?
Câu 2 (2 điểm): Nguyên nhân nào dẫn đến sự phân hoá xã hội thành người giàu và người nghèo?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
...........................................
--------------- Còn tiếp ---------------