Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 cánh diều Bài 6: Thực hành tiếng Việt
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 cánh diều Bài 6: Thực hành tiếng Việt. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 cánh diều (có đáp án)
ĐỀ THI 15 PHÚT – THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
ĐỀ SỐ 1
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Nêu khái niệm phép chêm xen?
- A. Là chêm vào câu một cụm từ không trực tiếp có quan hệ đến quan hệ ngữ pháp trong câu, nhưng có tác dụng rõ rệt để bổ sung thông tin cần thiết hay bộc lộ cảm xúc
- B. Là chêm vào câu một câu khác có tác dụng rõ rệt để bổ sung thông tin cần thiết hay bộc lộ cảm xúc
- C. Là chêm vào câu một cụm từ láy không trực tiếp có quan hệ đến quan hệ ngữ pháp trong câu, nhưng có tác dụng rõ rệt để bổ sung thông tin cần thiết hay bộc lộ cảm xúc
- D. Là chêm vào câu một cụm danh từ không trực tiếp có quan hệ đến quan hệ ngữ pháp trong câu, nhưng có tác dụng rõ rệt để bổ sung thông tin cần thiết hay bộc lộ cảm xúc
Câu 2: Dấu hiệu nhận biết của bộ phận chêm xen trong câu thường gặp là gì?
- A. Thường được tách ra bằng dấu phẩy, dấu ngoặc đơn hoặc dấu gạch ngang
- B. Thường được tách ra bằng dấu ngoặc kép
- C. Thường được tách ra bằng dấu phẩy hoặc dấu chấm
- D. Thường được tách ra bằng dấu phẩy, dấu ngoặc đơn hoặc dấu chấm câu
Câu 3: Chỉ ra phép chêm xen trong đoạn thơ sau:
“Cô bên nhà bên (có ai ngờ)
Cũng vào du kích
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)”
- A. Có ai ngờ
- B. Thương thương quá đi thôi
- C. Cả A và B đúng
- D. Cả A và B sai
Câu 4: Tác dụng của phần chêm xen ở đoạn trích sau là gì?
“Tố Hữu, lá cờ đầu trong dòng văn học cách mạng đã sáng tác bài thơ Việt Bắc. Bài thơ đã nói lên tình cảm quân dân thắm thiết trong những năm kháng chiến chống Pháp. Việt Bắc – mảnh đất nơi địa đầu Tổ quốc, đã nuôi dưỡng những người chiến sĩ cách mạng, nơi có những người dân hồn hậu và chất phác. Bài thơ đã để lại nhiều tình cảm về thiên nhiên và con người các tỉnh miền núi phía Bắc trong lòng người đọc.”
- A. Làm rõ về con người nhà thơ Tố Hữu
- B. Cung cấp thêm thông tin về nhà thơ Tố Hữu và địa danh Việt Bắc
- C. Làm rõ hơn về địa danh Việt Bắc
- D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 5: Tìm bộ phận chêm xen trong câu sau: “Lúc đó, buổi sáng của một ngày trước Ba mươi tháng Tư, năm người lính đứng bên chiếc cổng sắt xiêu vẹo, phía trong nhô cao một tháp xi măng lênh khênh.”
- A. Lúc đó
- B. Buổi sáng của một ngày trước
- C. Ba mươi tháng Tư
- D. Phía trong nhô cao một tháp xi măng lênh khênh
Câu 6: Tác dụng của bộ phận chêm xen trong câu sau là gì?
“Vào phiên liên lạc sớm với trung đoàn, tôi được nhắc tăng cường cảnh giác và được biết thêm rằng ngày hôm nay - rất có thể là ngày hôm nay - các binh đoàn bộ binh sẽ tiến vào nội đô.”
- A. Bổ sung thông tin, đầy đủ ý hơn trong câu
- B. Tăng sắc thái biểu cảm cho câu
- C. A và B đúng
- D. A và B sai
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Phân tích tác dụng của biện pháp chêm xen được sử dụng trong các câu sau?
- a. Thanh rút khăn lau mồ hôi trên trán – bên ngoài trời nắng gắt – rồi thong thả đi bên bức tường hoa thấp chạy thẳng đến đầu nhà.
- b. Gạch mát và phủ rêu khiến Thanh nhớ lại hai bàn chân xinh xắn của Nga, ngày nào, đi trên đó.
- c. Tuy nhiên, ông thường xuyên bị thanh tra Gia-ve (người luôn ngờ vực về nhân thân của ông) rình mò, theo dõi.
Câu 2 (2 điểm): Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ chêm xen trong câu dưới đây?
“Cô gái như chùm hoa lặng lẽ
Nhờ hương thơm nói hộ tình yêu
(Anh vô tình anh chẳng biết điều
Tôi đã đến với anh rồi đấy...)”
GỢI Ý ĐÁP ÁN
1. Phần trắc nghiệm
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
Đáp án | A | A | C | B | D | A |
2. Phần tự luận
Câu hỏi | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) | a. Giải thích cho hành động rút khăn lau mồ hôi trên trán của Thanh b. Bổ sung thông tin về hình ảnh hai bàn chân xinh xắn của Nga c. Bổ sung thông tin về thanh tra Gia-ve | 1 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm |
Câu 2 (2 điểm) | - Thành phần chêm xen: Anh vô tình anh chẳng biết điều/ Tôi đã đến với anh rồi đấy... - Tác dụng: bộc lộ tình cảm, cảm xúc của cô gái đến với chàng trai với thái độ trách móc chàng trai vô tâm một cách kín đáo | 1 điểm 1 điểm |
ĐỀ SỐ 2
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Câu 1: Thành phần chêm xen có thể được đặt ở vị trí nào trong câu?
- A. Giữa câu
- B. Cuối câu
- C. Đầu câu
- D. Cả A và B
Câu 2: Nhờ thành phần chêm xen, lời thơ, lời văn có thể trở nên như thế nào?
- A. Đạt được những yêu cầu đặt ra của các thể thơ, thể văn
- B. Giàu tính nhân văn và tinh thần dân tộc
- C. Giàu ý nghĩa và có tính thẩm mỹ
- D. Tất cả các đáp án trên
Câu 3: Đâu là thành phần chêm xen trong câu:
“Thanh rút khăn lau mồ hôi trên trán – bên ngoài trời nắng gắt – rồi thong thả đi bên bức tường hoa thấp chạy thẳng đến đầu nhà”
- A. Bên ngoài trời nắng gắt
- B. Thanh rút khăn lau mồ hôi trên trán
- C. Rồi thong thả đi
- D. Bức tường hoa
Câu 4: Đâu là thành phần chêm xen trong câu sau?
“Gạch mát và phủ rêu khiến Thanh nhớ lại hai bàn chân xinh xắn của Nga, ngày nào, đi trên đó.”
- A. Gạch mát
- B. Ngày nào
- C. Đi trên đó
- D. Phủ rêu
Câu 5: Tác dụng của biện pháp chêm xen được sử dụng trong câu dưới đây là gì?
“Tuy nhiên, ông thường xuyên bị thanh tra Gia-ve (người luôn ngờ vực về nhân thân của ông) rình mò, theo dõi.”
- A. Tạo nên sức hút cho người đọc khi nó được đặt trong dấu ngoặc đơn
- B. Tái hiện lên trong khung cảnh câu chuyện một con người đầy bí hiểm và làm cho cốt truyện trở nên li kì và hấp dẫn
- C. Giúp cho người đọc không cảm thấy khó hiểu với những hành động quyết liệt, lạnh lùng của Gia-ve khi đối mặt với nhân vật “ông”
- D. Câu trên không sử dụng biện pháp chêm xen
Câu 6: Tác dụng của biện pháp chêm xen được sử dụng trong câu dưới đây là gì? “Lúc đó, buổi sáng của một ngày trước Ba mươi tháng Tư, năm người lính đứng bên chiếc cổng sắt xiêu vẹo, phía trong nhô cao một tháp xi măng lênh khênh.”
- A. Tạo nên sức hút cho người đọc
- B. Miêu tả chân thực trạng thái của năm người lính
- C. Tái hiện khung cảnh buổi sáng của một ngày trước Ba mươi tháng Tư
- D. Bổ sung thông tin, đầy đủ ý hơn trong câu
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Hãy chỉ ra biện pháp tu từ chêm xen và nêu tác dụng của biện pháp ấy trong các trường hợp dưới đây:
- a. Đoạn ông mở gói giấy, lấy ra cục a ngùy - cái thứ thuốc dẻo quánh, màu vàng xỉn mà tôi đã thấy dạo trước - véo một miếng gắn vào đầu một cọng sậy.
- b. Tôi thì không bao giờ quên cô ấy, mặc dù thực ra là có gì đâu một tình cờ như thế, một gặp gỡ vẩn vơ, lưu luyến mơ hồ gần như không có thật mà năm tháng cuộc đời cứ mãi chồng chất lên muốn xóa nhòa.
Câu 2 (2 điểm): Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ chêm xen trong câu sau:
“Trước hết, người Hà Nội, kết quả của tinh hoa bốn phương tụ hội, đua trí, đua tài học hỏi người ngoài và nâng cao nên trở thành những người Việt Nam lao động giỏi, làm thợ giỏi, làm thầy cũng giỏi.”
GỢI Ý ĐÁP ÁN
1. Phần trắc nghiệm
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
Đáp án | D | C | A | B | C | D |
2. Tự luận
Câu hỏi | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) | a. Biện pháp tu từ chêm xen: cái thứ thuốc dẻo quánh, màu vàng xỉn mà tôi đã thấy dạo trước => Tác dụng: Bổ sung thêm thông tin cho cục a ngùy b. - Biện pháp tu từ chêm xen: mặc dù thực ra là có gì đâu một tình cờ như thế, một gặp gỡ vẩn vơ => Tác dụng: Bổ sung thêm thông tin về tình cảm và cảm xúc của nhân vật "tôi" | 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm |
Câu 2 (2 điểm) | - Thành phần chêm xen: cụm từ “kết quả của tinh hoa bốn phương tụ hội” và “làm thợ giỏi, làm thầy cũng giỏi” - Tác dụng: + “Kết quả của tinh hoa bốn phương tụ hội" bổ sung ý nghĩa cho "người Hà Nội" thể hiện con người nơi đây tiêu biểu cho nền văn hóa, kinh tế, chính trị của cả nước + “Làm thợ giỏi, làm thầy cũng giỏi” chú thích cho "lao động giỏi" | 1 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm |
=> Giáo án ngữ văn 10 cánh diều tiết: Thực hành tiếng việt bài 6 – Tiểu thuyết và truyện ngắn