Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 cánh diều Bài 7: Văn bản Đi trong hương tràm
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 cánh diều Bài 7: Văn bản Đi trong hương tràm. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 cánh diều (có đáp án)
ĐỀ THI 15 PHÚT – VĂN BẢN: ĐI TRONG HƯƠNG TRÀM
ĐỀ SỐ 1
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Tác giả của tác phẩm là ai?
- A. Hoài Vũ
- B. Tố Hữu
- C. Nguyễn Khoa Điềm
- D. Nguyễn Đình Thi
Câu 2: Giá trị nội dung của tác phẩm là gì?
- A. Bức tranh Đồng bằng sông Cửu Long đầy sắc hương
- B. Khung cảnh sinh hoạt nơi sông nước
- C. Tình cảm nhớ thương của người đi xa khi nhớ về nhà
- D. Tất cả những ý trên đều đúng
Câu 3: Không gian, thời gian, hình ảnh hòa tràm trong phần 1 được miêu tả như thế nào?
- A. Không gian: trong gió, mây
- B. Thời gian: buổi sáng
- C. Hình ảnh hoa tràm: e ấp trong vòm lá, khắp trời hương tỏa bay
- D. Tất cả những ý trên đều đúng
Câu 4: Nhân vật trữ tình trong bài thơ Đi trong hương tràm là ai?
- A. Tác giả
- B. Tác giả và người con gái tác giả thương
- C. Người con gái tác giả thương
- D. Không xác định
Câu 5: Nội dung phần 4 của bài thơ là gì?
- A. Khung cảnh thiên nhiên
- B. Hương tràm trong niềm thương nỗi nhớ của những người yêu nhau
- C. Hương tràm trong tâm trí con người
- D. Thiên nhiên, cảnh vật trong mùa hoa tràm
Câu 6: Những hình ảnh nào thể hiện tâm trạng trống trải, cô đơn của nhân vật trữ tình khi vắng "em"?
- A. Dù đi đâu và xa cách bao lâu/ dù gió mây kia đổi hướng thay màu
- B. Dù trái tim em không trao anh nữa/ một thoáng hương tràm cho ta bên nhau
- C. A và B đúng
- D. A và B sai
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình qua 2 câu thơ:
“Bầu trời thì cao, cánh đồng thì rộng
Hương tràm bên anh, mà em đi đâu”
Câu 2 (2 điểm): Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong khổ thơ 4? Và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?
GỢI Ý ĐÁP ÁN
1. Phần trắc nghiệm
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
Đáp án | A | D | D | B | C | C |
2. Phần tự luận
Câu hỏi | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) | - "Bầu trời", "cánh đồng" luôn tồn tại vĩnh hằng trong đất trời, đại diện cho sự rộng lớn, mênh mông => Nhân vật trữ tình cảm thấy lẻ loi, hiu quạnh - Trước kia, anh có "hương tràm", có "em" cạnh bên thì bây giờ, anh lại một mình bơ vơ với "hương tràm" => Giống như bầu trời và cánh đồng, hương tràm vẫn luôn hiện hữu, duy chỉ có "em" là không => Nỗi ám ảnh về sự cô đơn đã khắc sắc trong tâm trí nhân vật trữ tình | 0,5 điểm 0,25 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,25 điểm |
Câu 2 (2 điểm) | - Điệp từ: “Anh vẫn” 3 lần - Liệt kê: Bóng tràm, lá tràm, hương tràm => Hương tràm đã ăn sâu vào tâm trí của con người nơi đây, dù có cách xa thì “em” cùng hương tràm vẫn mãi luôn gắn bó và trở thành nỗi nhớ trong “anh” | 0,5 điểm 0,5 điểm 1 điểm |
ĐỀ SỐ 2
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ gì?
- A. Thơ bảy chữ
- B. Thơ tự do
- C. Thơ thất ngôn tứ tuyệt
- D. Thơ tám chữ
Câu 2: Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong nhan đề của bài thơ?
- A. Ẩn dụ
- B. Nhân hoá
- C. So sánh
- D. Hoán dụ
Câu 3: Các hình ảnh “hương tràm”, “hoa tràm”, “lá tràm” đại diện cho điều gì?
- A. Những thứ mang đến niềm vui và niềm tin rằng một ngày nào đó đôi ta sẽ gặp nhau
- B. Những nét đặc trưng của cây tràm
- C. Hình ảnh thiên nhiên mới lạ, gây ra bởi cảm xúc mà “anh” dành cho “em”.
- D. Hình ảnh thiên nhiên thân thuộc của quê hương và luôn gắn bó với nỗi nhớ “em”
Câu 4: Hình ảnh: “Gió Tháp Mười đã thổi, thổi rất sâu” ấn tượng như thế nào về tâm trạng cô đơn, trống vắng của nhân vật trữ tình?
- A. Ngọn gió đã làm cho chàng trai nhận ra nỗi trống vắng cô đơn khủng khiếp của mình
- B. Không có người yêu bên cạnh, chàng trai có một cảm nhận sâu sắc hơn về ngọn gió
- C. Ngọn gió như thổi vào sâu thẳm trong trái tim cô đơn của chàng trai
- D. Tất cả các đáp án trên
Câu 5: Ở khổ thơ cuối, nhân vật trữ tình đã khẳng định điều gì?
- A. Hương tràm kết nối, nâng đỡ tâm hồn, cảm xúc của những người yêu nhau
- B. Nỗi nhớ thương hương tràm còn mà người không còn
- C. Ước mơ khát vọng của con người sông nước
- D. Dù em đã vĩnh viễn đi xa, nhưng tình yêu mà em dành cho anh và anh dành cho em thì vẫn nguyên vẹn và tinh khôi như buổi ban đầu
Câu 6: Đâu không phải là giá trị nghệ thuật của bài thơ?
- A. Biện pháp so sánh, nhân hóa, được sử dụng hiệu quả
- B. Miêu tả tâm lý nhân vật đặc sắc
- C. Ngôn ngữ thơ trong sáng, thiết tha
- D. Biện pháp điệp từ, điệp ngữ
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Ai là nhân vật trữ tình trong bài thơ? Vì sao?
Câu 2 (2 điểm): Hình ảnh hoa tràm được miêu tả ở những phương diện nào trong bài thơ?
GỢI Ý ĐÁP ÁN
1. Phần trắc nghiệm
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
Đáp án | B | A | D | C | D | B |
2. Tự luận
Câu hỏi | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) | - Văn bản nói về cảm xúc của nhân vật trữ tình - người con trai với nỗi nhớ "em" da diết - Giải thích: + Xuyên suốt bài thơ giống như một lời độc thoại triền miên không dứt + Những hồi ức, những kỉ niệm về một tình yêu, nỗi buồn nhớ mênh mông… của người con trai với nỗi nhớ "em" da diết | 0,5 điểm 0,5 điểm 1 điểm |
Câu 2 (2 điểm) | - Không gian: trong gió, trong mây, trong vòm lá, khắp trời mây Vàm Cỏ Tây - Thời gian: sáng nay - Hình ảnh hoa tràm: e ấp => Hoa là biểu tượng của cái đẹp, nhưng rất phù du. Lá là biểu tượng của tuổi xuân, của sự sống; nhưng không thể vĩnh cửu => Một tình yêu đẹp nhưng cũng thật mong manh. Dường như nỗi đau mất mát khiến cho cả gió, mây, hoa, lá… cũng ngơ ngác, thẫn thờ | 0,5 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm |
=> Giáo án ngữ văn 10 cánh diều tiết: Văn bản - Đi trong hương tràm