Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 cánh diều Bài 8: Thực hành tiếng Việt

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 cánh diều Bài 8: Thực hành tiếng Việt. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 cánh diều (có đáp án)

ĐỀ THI 15 PHÚT – THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Dòng nào nói đúng nhất về liên kết trong văn bản?

  • A. Chỉ có các phương tiện liên kết của ngôn ngữ mới có thể làm nhiệm vụ liên kết
  • B. Người ta liên kết các câu bằng mối liên quan của nội dung mà chúng thể hiện, và cũng có thể dùng các phương tiện liên kết của ngôn ngữ để liên kết
  • C. Không bao giờ cần các phương tiện ngôn ngữ khi liên kết các câu văn trong văn bản
  • D. Các dấu câu là phương tiện liên kết chủ yếu

Câu 2: Tác giả đã sử dụng những từ ngữ nào để liên kết các câu trong đoạn văn?

Sự sáng tạo trong văn học nghệ thuật gần giống với sự sáng tạo ra sự sống: "Dùng hình tượng là để lấy sự sống tác động vào sự sống, lấy sự sống sinh ra sự sống:. Nhưng đây là một sự sống đặc biệt, một sự sống bất diệt. Hình tượng văn học có giá trị, một khi ra ra đời, tham gia vào sự sinh hoạt xã hội như một con người thực. Người ta tâm sự với Kiều, thương Kiều, khóc Kiều và mê Kiều. Từ những nét mực, trang giấy bỗng hiện lên cả một thế giới đã lùi sâu vào dĩ vãng. Chính cái "phép mầu" kì diệu ấy đã khiến Go-rơ-ki (Gorki) ngồi đọc truyện ngắn "Trái tim bình dị" của Phlô-be (Flaubert), cảm thấy như trong quyển sách có một thứ ảo thuật gì khó hiểu; và Go-rơ-ki đã mấy lần giơ tờ giấy ra trước ánh sáng, nhìn qua các dòng chữ để tìm xem có cái bí mật gì ở trong ấy không. (Nguyễn Duy Bình).

  • A. Sự sáng tạo trong văn học
  • B. Chính cái "phép mầu" kì diệu ấy
  • C. Từ những nét mực
  • D. Hình tượng văn học có giá trị

Câu 3: Có những hình thức liên kết nào?

  • A. Phép lặp
  • B. Phép nối
  • C. Phép thế
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 4: Hãy sắp xếp các câu văn sau theo thứ tự hợp lí để tạo thành một đoạn văn hoàn chỉnh:

1. Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử?

2. Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất luỹ mà trỗi dậy. Bẹ măng bọc kín thân cây non, ủ kĩ như áo mẹ trùm lần trong lần ngoài cho đứa con non nớt.

3. Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng.

  • A. 3-2-1
  • B. 1-2-3
  • C. 1-3-2
  • D. 2-1-3

Câu 5: Liên kết trong văn bản cần phải:

  • A. Liên kết về nội dung
  • B. tùy thuộc ý đồ nghệ thuật của người viết
  • C. Liên kết cả về nội dung và hình thức
  • D. Liên kết về hình thức với các phương tiện liên kết rõ ràng

Câu 6: Đọc đoạn văn sau và nhận xét về tính liên kết của nó

“Đêm nay trăng sáng. Ánh trăng tràn xuống mặt đường, len lỏi trong những ngỏ nhỏ. Những con ngõ tối om, chẳng có một bóng người. Mọi người làm việc quần quật từ sáng đến tối mà chẳng mở lời than phiền.”

  • A. Đoạn văn có liên kết
  • B. Đoạn văn không có sự liên kết do không tìm thấy các phương tiện liên kết
  • C. Đoạn văn không có sự liên kết bởi ý đồ của người viết là như vậy
  • D. Đoạn văn không có sự liên kết vì mỗi câu văn diễn đạt một nội dung khác nhau

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Đọc đoạn văn dưới đây và xác định các phép liên kết về mặt hình thức:

“Một ông bố đang đọc tạp chí và cô con gái nhỏ của ông cứ làm ông phân tâm mãi.

Để làm cho cô bé bận rộn, ông xé một trang in bản đồ thế giới ra. Ông ta xé nó ra từng mảnh và yêu cầu cô con gái đi vào phòng và xếp chúng lại thành một bản đồ hoàn chỉnh.

Ông chắc mẩm rằng cô bé sẽ mất cả ngày để hoàn tất nó. Nhưng chỉ sau vài phút cô bé đã quay trở lại với tấm bản đồ hoàn hảo……

Khi ông bố ngạc nhiên hỏi tại sao cô bé có thể xếp nhanh như vậy, cô bé đáp, “ Oh ….Cha, có một khuôn mặt của một người đàn ông ở phía bên kia của tờ giấy….con chỉ việc xếp theo gương mặt đó và sau đó con có được bản đồ hoàn chỉnh!”

Câu 2 (2 điểm): Trong đoạn trích sau đây, những phép liên kết câu và liên kết đoạn văn nào đã được sử dụng?

“Văn nghệ đã làm cho tâm hồn họ thực sự được sống. Lời gửi của văn nghệ là sự sống. Sự sống ấy tỏa đều cho mọi vẻ, mọi mặt của tâm hồn. Văn nghệ nói chuyện với tất cả tâm hồn chúng ta, không riêng gì trí tuệ, nhất là trí thức.”

GỢI Ý ĐÁP ÁN

1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6
Đáp ánBCDACD

2. Phần tự luận

Câu hỏiNội dungBiểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

 - Phép lặp: Lặp từ “ông”, “cô bé”, “bản đồ hoàn chỉnh”  - Phép thế:  + “Ông”, “ông ta”, “cha” thay thế cho “ông bố”  + “Cô bé” thay thế cho “cô con gái nhỏ”  + “Nó”, “chúng” thay thế cho “trang in bản đồ thế giới”  - Phép nối: “nhưng”

0,5 điểm

0,5 điểm

0,25 điểm

0,5 điểm

0,25 điểm

Câu 2

(2 điểm)

 - Liên kết câu: “Văn nghệ” (phép lặp);  - Liên kết đoạn: “sự sống”; “văn nghệ” (phép lặp)

1 điểm

1 điểm

 

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1: Đại từ “nó” trong câu “Cái im lặng lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị chặt ra từng khúc, mà gió thì giống như nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung…” thay thế cho cụm từ nào?

  • A. Cái im lặng
  • B. Lúc đó
  • C. Thật dễ sợ
  • D. Cái im lặng lúc đó

Câu 2: Chỉ ra tính liên kết trong đoạn văn sau:

“Nguyễn Trãi đã ý thức rõ ràng tự giác về chức năng chiến đấu của văn chương, tự hào khi đã biết dùng ngòi bút như một vũ khí. Ở nhà văn này, có sự gắn bó mật thiết giữa sự nghiệp và văn chương, giữa con người hành động và con người sáng tác. Sự nghiệp càng lớn, công tích càng cao, đức độ càng dày, thì sáng tác càng hay, càng có giá trị, từ đó hình thành nên nhà văn - chiến sĩ. Nguyễn Trãi ngày xưa, Bác Hồ ngày nay là những nhà văn như thế.”

  • A. Phép nối: từ đó
  • B. Phép lặp: sự nghiệp, văn chương, nhà văn
  • C. Phép thế: như thế
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 3: Chỉ ra lỗi thiếu mạch lạc trong đoạn văn dưới đây:

“Văn nghị luận yêu cầu người viết phải đưa ra quan điểm của mình về một vấn đề, sau đó mới giải thích và thuyết phục người đọc đồng tình với quan điểm của mình. Chúng ta thường cảm thấy văn nghị luận khó viết, thật ra đây là kiểu bài dễ viết nhất so với căn biểu cảm và văn miêu tả vì dàn ý của bài văn nghị luận mang tính khuôn mẫu và tương đối ổn định.”

  • A. Lỗi kết đoạn
  • B. Lỗi thiếu hụt chủ đề
  • C. Lỗi lạc chủ đề
  • D. Lỗi logic

Câu 4: Các câu sau sử dụng phép liên kết gì?

“Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu.”

  • A. Phép nối
  • B. Phép thế
  • C. Phép liên tưởng
  • D. Phép lặp

Câu 5: Ý nào sau đây nêu chưa đúng về sự liên kết trong một văn bản?

  • A. Các đoạn văn phải trình bày các vấn đề khác nhau, hướng tới những chủ đề riêng biệt
  • B. Các đoạn văn và các câu phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí
  • C. Các đoạn văn phải phục vụ một chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ chủ đề của đoạn văn
  • D. Các đoạn văn trong văn bản cũng như các câu trong một đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức

Câu 6: Đoạn văn sau sử dụng những phép liên kết câu nào?

“Đến lúc chia tay, mang ba lô trên vai, sau khi bắt tay hết mọi người, anh Sáu mới đưa mắt nhìn con, thấy nó đứng trong góc nhà. Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao.”

  • A. Phép lặp, phép thế
  • B. Phép lặp, phép nối
  • C. Phép thế, phép trái nghĩa
  • D. Phép trái nghĩa, phép đồng nghĩa

II. Tự luận (4 điểm)      

Câu 1 (2 điểm): Tìm các cặp từ ngữ trái nghĩa trong hai câu văn sau đây và cho biết chúng có tác dụng như thế nào trong việc liên kết câu:

“Thời gian vật lí vô hình, giá lạnh, đi trên một con đường thẳng tắp, đều đặn như một cái máy (tuyệt hảo bởi không bao giờ hư), tạo tác và phá huỷ mọi sinh vật, mọi hiện hữu. Trong khi đó, thời gian tâm lí lại hữu hình, nóng bỏng, quay theo một hình tròn, lúc nhanh lúc chậm với bao kỉ niệm nhớ thương về dĩ vãng, cũng như bao nhiêu dự trù lo lắng cho tương lai.”

Câu 2 (2 điểm): Tìm và chữa các lỗi liên kết hình thức trong các đoạn trích sau:

  • a. Với bộ răng khoẻ cứng, loài nhện khổng lồ này có thể cắn thủng cả giày da. Mọi biện pháp chống lại nó vẫn chưa có kết quả vì chúng sống sâu dưới mặt đất. Hiện nay, người ta vẫn đang thử tìm cách bắt chúng để lấy nọc điều trị cho những người bị nó cắn.
  • b. Tại văn phòng, đồng chí Bộ trưởng đã gặp gỡ một số bà con nông dân để trao đổi ý kiến. Mỗi lúc bà con kéo đến hội trường một đông.

=> Giáo án ngữ văn 10 cánh diều tiết: Thực hành tiếng việt trang 104

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay