Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 cánh diều Bài 8: Văn bản Gió thanh lay động cành cô trúc
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 cánh diều Bài 8: Văn bản Gió thanh lay động cành cô trúc. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 cánh diều (có đáp án)
ĐỀ THI 15 PHÚT – VĂN BẢN: GIÓ THANH LAY ĐỘNG CÀNH CÔ TRÚC
ĐỀ SỐ 1
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Tác giả của văn bản Gió thanh lay động cành cô trúc là ai?
- A. Chu Văn Sơn
- B. Nguyễn Khoa Điềm
- C. Nguyễn Đình Thi
- D. Tố Hữu
Câu 2: Văn bản được in trong tác phẩm nào?
- A. Những nghịch lí của thời gian
- B. Từ góc sân nhà em
- C. Thơ, điệu hồn và cấu trúc
- D. Rừng dừa xào xạc
Câu 3: Nội dung phần 1 của bài là gì?
- A. Bức tranh thu tuyệt đẹp
- B. Cảm nhận bài Thu Vịnh để thấy rõ hơn thần thái trời thu
- C. Phân tích hai câu đề
- D. Cái "thần" của mùa thu
Câu 4: Bức tranh thu thanh đạm được thể hiện qua:
- A. Nước biếc
- B. Vườn trúc thanh cao
- C. A và B đúng
- D. A và B sai
Câu 5: Những câu văn, cụm từ cho biết thái độ và cảm xúc của người viêt trong phần 3:
- A. Với hai sắc độ ấy, bức tranh thu của Nguyễn Khuyến đã lan tỏa một gam xanh vừa thanh đạm vừa sâu lắng, điều mà Xuân Diệu gọi là "những điệu xanh"
- B. Thực thì, khung cửa kia mùa nào chẳng thế, chẳng phải thu đến thì nó thưa hơn. Nhưng, có phải sang đến mùa thu thì cái vẻ thưa của nó mới lưu thành ấn tượng trong nhỡn quan thi sĩ như một nét song thu....
- C. Và vầng trăng tri kỉ chỉ thoải mái đi về cùng với thi nhân qua cái khung trời thông thoáng trữ tình ấy?
- D. Tất cả những ý trên đều đúng
Câu 6: Giá trị nghệ thuật của tác phẩm là gì?
- A. Ngôn ngữ sắc bén
- B. Nghệ thuật nghị luật chặt chẽ, thuyết phục
- C. Biện pháp so sánh, nhân hóa, điệp từ điệp ngữ được sử dụng hiệu quả
- D. Ngôn ngữ thơ trong sáng thiết tha
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Tác giả đã phân tích hai câu đề như thế nào?
Câu 2 (2 điểm): Nội dung chủ đạo và âm điệu của hai cậu luận được phân tích như thế nào?
GỢI Ý ĐÁP ÁN
1. Phần trắc nghiệm
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
Đáp án | A | C | D | C | D | B |
2. Phần tự luận
Câu hỏi | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) | - Mở đầu là hình ảnh bầu trời mùa thu xanh ngắt và cao vời vợi: + Xanh ngắt: xanh thăm thẳm một màu + “Mấy từng cao”: tưởng như bầu trời có nhiều lớp, nhiều tầng - Cần trúc thanh mảnh khẽ đong đưa trước ngọn gió hắt hiu càng tô thêm vẻ mênh mông của bầu trời mùa thu | 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm |
Câu 2 (2 điểm) | - Tâm trạng hoài cổ chi phối cách nhìn, cách nghĩ của nhà thơ: + Hoa năm nay mà nghĩ là hoa năm ngoái + Tiếng ngỗng trời kêu quen thuộc mỗi độ thu về khiến nhà thơ giật mình, băn khoăn tự hỏi ngỗng nước nào - Âm điệu câu thơ 4/1/2 như chứa chất bâng khuâng, suy tư => Quan sát cảnh vật với một nỗi niềm u uất | 0,5 điểm 0,25 điểm 0,5 điểm 0,25 điểm 0,5 điểm |
ĐỀ SỐ 2
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Câu 1: Thể loại của văn bản Gió thanh lay động cành cô trúc là gì?
- A. Văn bản thuyết minh
- B. Văn bản khoa học
- C. Văn bản nghị luận
- D. Văn bản tự sự
Câu 2: Các luận điểm của văn bản là gì?
- A. Mùa thu là quãng lặng để hòa giải hai đối cực là mùa hè nóng nực và mùa đông buốt giá
- B. Hai câu đề đã ghi ngay được cái thần thái của trời thu, hai câu thực tả cảnh mặt nước và mặt đất
- C. Không gian và thời gian bỗng mở rộng ra đến hai câu luận
- D. Tất cả các đáp án trên
Câu 3: Luận điểm của tác giả về hai câu thực là gì?
- A. Không gian và thời gian trong bức tranh mùa thu
- B. Thần thái của trời thu với vẻ êm ả, mát mẻ và trong xanh
- C. Bức tranh thu ảm đạm cứ hạ dần độ cao thông qua việc miêu tả mặt nước và mặt đất
- D. Bức họa thật nhanh thật đọng, thể hiện nỗi niềm của thi nhân
Câu 4: Hai câu kết thể hiện điều gì ở nhà thơ?
- A. Thi hứng dạt dào thôi thúc nhà thơ cầm bút, nhưng phần lí trí bừng thức khiến nhà thơ chợt thấy thẹn với ông Đào
- B. Nguyễn Khuyến thẹn về tài thơ thua kém hay thẹn vì không có được khí tiết cứng cỏi như ông Đào?
- C. Câu thơ cuối bỏ lửng khơi gợi suy ngẫm của người đọc
- D. Tất cả các đáp án trên
Câu 5: Tác giả đã kết hợp những thao tác nghị luận nào để làm rõ đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của từng cặp câu “đề, thực, luận, kết”?
- A. Phân tích, tổng hợp
- B. Phân tích, chứng minh
- C. Phân tích, so sánh
- D. Tổng hợp, so sánh
Câu 6: Nhan đề của văn bản có nghĩa là gì?
- A. Những mĩ cảm tinh tế để nhận biết những gợn gió thanh làm xao động thân cô trúc
- B. Miêu tả khóm trúc vào tiết thanh minh
- C. Nguyễn Khuyến miêu tả ngọn gió để ẩn dụ cho tình cảm của con người
- D. Khí tiết của trúc, luôn biết giữ mình thanh cao, luôn xao mình dù chỉ là một làn gió thoảng
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Những luận điểm chính mà tác giả đã sử dụng trong bài nghị luận của mình là gì?
Câu 2 (2 điểm): Ở đoạn văn cuối, tác giả chủ yếu sử dụng kiểu câu nào? Tác dụng kiểu câu ấy trong việc thể hiện thông điệp, giọng điệu, sắc thái cảm xúc của người viết là gì?
GỢI Ý ĐÁP ÁN
1. Phần trắc nghiệm
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
Đáp án | C | D | C | D | B | A |
2. Tự luận
Câu hỏi | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) | - Hai câu đề: Thần thái của trời thu với vẻ êm ả, mát mẻ và trong xanh - Hai câu thực: Bức tranh thu ảm đạm cứ hạ dần độ cao thông qua việc miêu tả mặt nước và mặt đất - Hai câu luận: Không gian và thời gian trong bức tranh mùa thu - Hai câu kết: Bức họa thật nhanh thật đọng, thể hiện nỗi niềm của thi nhân Nguyễn Khuyến | 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm |
Câu 2 (2 điểm) | - Ở đoạn văn cuối, tác giả chủ yếu sử dụng kiểu câu hỏi tu từ - Tác dụng: + Khơi gợi trí tưởng tượng của người đọc + Tăng sự bộc lộ cảm xúc trong việc thể hiện thông điệp, giọng điệu, sắc thái cảm xúc của người viết | 0,5 điểm 0,5 điểm 1 điểm |
=> Giáo án ngữ văn 10 cánh diều tiết: Văn bản 2 - Gió thanh lay động cành cô trúc