Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 chân trời Bài 10 Thực hành tiếng Việt
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo Bài 10 Thực hành tiếng Việt. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo (có đáp án)
ĐỀ THI 15 PHÚT – THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
ĐỀ SỐ 1
- Phần trắc nghiệm (6 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Ngữ cảnh là gì?
- Là ngôn ngữ trong một hoàn cảnh đang nói đến
- Là toàn bộ nói chung những đơn vị đứng trước và đứng sau một đơn vị ngôn ngữ đang xét, quy định ý nghĩa và giá trị cụ thể của đơn vị ngôn ngữ đó trong chuỗi lời nói
- Là các yếu tố chỉ sự vật nhằm làm nổi bật nghĩa của từ đặt ở trung tâm
- Cả A và C
Câu 2: Ngữ cảnh của một từ có thể là ……………
- Một tình huống
- Một tình huống, một đoạn văn
- Một tình huống, một đoạn văn, một câu, một cụm từ
- Một tình huống, một đoạn văn, một câu, một cụm từ và cũng có thể là một từ
Câu 3: Ngữ cảnh có vai trò gì?
- Hỗ trợ xây dựng cấu trúc câu, làm cho cấu trúc câu trở nên chuẩn chỉnh hơn
- Mở rộng thành phần câu, làm rõ ý nghĩa của câu
- Có vai trò quan trọng trong việc lựa chọn từ ngữ khi viết hoặc nói và hiểu nghĩa của từ khi đọc hoặc nghe
- Tất cả các đáp án trên
Câu 4: Khi xác định nghĩa của từ, cần phải lưu ý điều gì?
- Cách tổ chức câu văn, đoạn văn, và các yếu tố khác có liên quan
- Xem trong ngữ cảnh này, từ có được dùng với nghĩa thông thường hay được dùng với nghĩa khác
- Xu hướng chính của thời đại
- Tất cả các đáp án trên
Câu 5: Đọc đoạn thơ sau:
“Tôi nằm nghe trái tim mình ca hát
Trên ngực tôi nằm ngủ một con mèo.”
Xác định nghĩa của từ “ca hát” trong đoạn thơ trên
- Hát hò
- Chỉ trạng thái tinh thần vui sướng
- Thăng thiên
- Chỉ trạng thái ca hát
Câu 6: Đọc đoạn thơ sau:
“Em bé nhìn đóm bay, chờ tiếng bàn chân mẹ
Bàn chân mẹ lội bùn ì oạp phía đồng xa
Trời về khuya lung linh trắng vườn hoa mận trắng.
Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ.”
Mẹ đã bế ai vào nhà?
- Nỗi đợi vẫn nằm mơ
- Bố
- Em bé đang ngủ mơ
- Không gian quanh em bé
- Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Đọc đoạn thơ sau:
“Em bé ngồi nhìn ra ruộng lúa
Trời tối trên đầu hè. Nửa vầng trăng non.”
- Xác định nghĩa của từ "non" trong đoạn thơ trên. Dựa vào đâu em xác định được nghĩa của từ ấy?
- Từ ví dụ trên, em hãy nêu cách xác định nghĩa của từ dựa vào ngữ cảnh.
Câu 2 (2 điểm): Xác định nghĩa của các từ ngữ được in đậm trong các câu sau và giải thích cách xác định nghĩa của các từ ấy.
- Cha ông ta đã mở mang vùng đất hoang này để trồng trọt, sinh sống từ rất lâu đời. Công lao khai khấn ấy con cháu cần đời đời ghi nhớ.
- Một mình chị ấy quán xuyến mọi việc trong gia đình từ dọn dẹp, nấu ăn đến đưa đón, dạy dỗ con cái.
- Người vị tha luôn vì người khác, biết nghĩ cho người khác. Đây là một đức tính tốt. Trái với người vị tha là người vị kỉ.
- Bây giờ tôi chẳng thiết tha với chuyện gì cả. Tôi chỉ tha thiết mong anh giải quyết cho trường hợp của tôi.
ĐỀ SỐ 2
- Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Câu 1: Ngôn ngữ của ngữ cảnh là?
- Nhân vật giao tiếp
- Bối cảnh ngoài ngôn ngữ
- Văn cảnh
- Tất cả đáp án trên
Câu 2: Bối cảnh rộng được hiểu là gì?
- Bối cảnh lịch sử, xã hội, địa lý, phong tục tập quán, chính trị… ở bên ngoài ngôn ngữ
- Thời gian, địa điểm cụ thể, tình huống cụ thể
- Bao gồm tất cả các yếu tố ngôn ngữ cùng có mặt trong văn bản, đi trước hoặc sau một yếu tố ngôn ngữ nào đó
- Gồm các sự kiến, biến cố, sự việc, hoạt động,… diễn ra trong thực tế và các trạng thái, tâm trạng, tình cảm của con người
Câu 3: Trong giao tiếp, khi một người nói – một người nghe được gọi là gì?
- Đối thoại
- Song thoại
- Độc thoại
- Độc thoại nội tâm
Câu 4: Đọc đoạn thơ sau:
“Khi lớn khôn ước mơ càng cháy bỏng
Vai kề vai nghe rộn tiếng tim yêu
Trải tâm tư dưới trời trăng sáng
Cuộc đời ơi, đẹp biết bao nhiêu!”
Dựa vào ngữ cảnh hãy xác định nghĩa của từ “cháy bỏng”.
- Chỉ ý “dũng cảm”
- Chỉ ý “mãnh liệt”
- Chỉ ý “bốc cháy”
- Chỉ ý “cháy làm cho bỏng”
Câu 5: Ngữ cảnh có vai trò như thế nào đối với người nghe (đọc) và quá trình lĩnh hội văn bản?
- Ngữ cảnh là căn cứ để lĩnh hội, phân tích, đánh giá nội dung, hình thức của văn bản
- Ngữ cảnh là cơ sở cho việc lựa chọn nội dung, cách thức giao tiếp và phương tiện ngôn ngữ
- A và B đều đúng
- A và B sai
Câu 6: Xác định nghĩa của từ “huyết” trong đoạn thơ sau:
“Trong khoảnh khắc sách, bài là giấy cũ
Nhớ làm chi. Thầy mẹ đợi, em trông.
Trên đường làng huyết phượng nở thành bông
Và vườn rộng nhiều trái cây ngon ngọt.”
- Máu
- Tiết
- Chỉ việc hoa phượng nhuốm máu
- Chỉ màu đỏ rực của hoa phượng
- Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Vai trò của ngữ cảnh là gì?
Câu 2 (2 điểm): Đọc khổ thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Một miếng cau khô
Khô gầy như mẹ
Con nâng trên tay
Không cầm được lệ.”
- a) Dựa vào ngữ cảnh, xác định nghĩa của từ “cầm” trong khổ thơ trên.
- b) Tìm thêm những ngữ cảnh khác của từ cầm (ví dụ: cầm bút, cầm chắc phần thắng,...) và xác định nghĩa của từ cầm trong mỗi ngữ cảnh đó.
=> Giáo án ngữ văn 7 chân trời tiết: Thực hành tiếng việt trang 104