Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 chân trời Bài 10 Văn bản 1: Đợi mẹ

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo Bài 10 Văn bản 1: Đợi mẹ. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo (có đáp án)

ĐỀ THI 15 PHÚT – VĂN BẢN: ĐỢI MẸ

ĐỀ SỐ 1

  1. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Ai của tác giả của bài thơ “Đợi mẹ”?

  1. Nhiều tác giả
  2. Học Phi
  3. Nguyễn Huy Tưởng
  4. Vũ Quần Phương

Câu 2: Hai dòng thơ đầu có những từ nào gieo vần với nhau?

  1. Lúa – non, vần chân
  2. Ra – lúa, vần lưng
  3. Lúa – nửa, vần lưng
  4. Không có

Câu 3: Em bé trong bài thơ đang ở đâu?

  1. Ở ruộng lúa
  2. Ở đầu hè
  3. Ở bên bếp lửa
  4. Bài thơ không đề cập đến

Câu 4: Hình ảnh ví bé như “nỗi đợi vẫn nằm mơ” là một cách nói như thế nào?

  1. Rất độc đáo, thi vị
  2. Rất điển hình
  3. Rất truyền thống
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 5: Câu nào không đúng về tình trạng của căn nhà trong bài thơ?

  1. Ngọn lửa bếp chưa nhen
  2. Căn nhà tranh trống trải
  3. Căn nhà điển hình của thôn quê Việt Nam thời xưa
  4. Căn nhà được tạo dựng bằng tình yêu gia đình

Câu 6: Đâu là cách hiểu đúng về câu thơ “Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ”?

  1. Mẹ về nhà thấy em bé đã ngủ quên lúc nào không hay rồi bế bé vào nhà
  2. Mẹ bế được cả nỗi đợi vẫn nằm mơ vào trong nhà
  3. Mẹ có năng lực tâm linh
  4. Không thể hiểu nổi.
  5. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Mẹ đã bế ai vào nhà? Dựa vào đâu mà em cho là như vậy?

Câu 2 (2 điểm): Xác định cách gieo vần và ngắt nhịp của bài thơ. Em có nhận xét gì về cách gieo vần và ngắt nhịp ấy?

ĐỀ SỐ 2

  1. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1: Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

  1. Nghị luận
  2. Tự sự
  3. Thuyết minh
  4. Biểu cảm

Câu 2: Điền từ còn thiếu vào chỗ … trong đoạn thơ sau:

“Em bé ngồi nhìn ra …

Trời tối trên đầu hè. Nửa vầng trăng non”

  1. bầu trời
  2. ruộng lúa
  3. dòng sông
  4. cánh đồng

Câu 3: Câu thơ nào không thể hiện cách ngắt nhịp độc đáo trong bài thơ?

  1. Ngọn lửa bếp chưa nhen, căn nhà tranh trống trải
  2. Em bé nhìn vầng trăng, nhưng chưa nhìn thấy mẹ
  3. Trời tối trên đầu hè. Nửa vầng trăng non
  4. Đom đóm bay ngoài ao. Đom đóm đã vào nhà

Câu 4: Đom đóm bay thể hiện điều gì?

  1. Nông thôn rất phát triển
  2. Sắp mưa
  3. Không khí nóng nực
  4. Trời tối

Câu 5: Qua bài thơ, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì?

  1. Hãy lắng nghe lời của cỏ cây loài vật để biết yêu thương, nâng đỡ sự sống ngay từ khi sự sống ấy mới là những mầm sống
  2. Mỗi con người, sự vật, dù là nhỏ bé, đều góp phần tạo nên sự sống như hạt mầm góp màu xanh cho đất trời
  3. Tình cảm con với mẹ, mẹ với con là một trong những tình cảm thiêng liêng, trân quý nhất của con người
  4. Tất cả đáp án trên

Câu 6: Bài thơ đã thể hiện được tình cảm, cảm xúc gì của tác giả?

  1. Nhớ nhung
  2. Yêu thương
  3. Thấp thỏm, chờ đợi ngóng trông mẹ về
  4. Tất cả đáp án trên
  5. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Hình ảnh em bé đợi mẹ đến khuya đã gợi ra những ý nghĩa gì?

Câu 2 (2 điểm): Thông qua văn bản, em có cảm nhận gì về tình cảm giữa những người thân trong gia đình?

 

=> Giáo án ngữ văn 7 chân trời tiết: Văn bản 1. Đợi mẹ

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay