Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 chân trời Bài 8 Thực hành tiếng Việt
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo Bài 8 Thực hành tiếng Việt. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo (có đáp án)
ĐỀ THI 15 PHÚT – THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
ĐỀ SỐ 1
- Phần trắc nghiệm (6 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Số từ là gì?
- Là những con số
- Là số lượng từ trong một câu
- Là những từ chỉ số lượng và số thứ tự của sự vật
- Không có khái niệm số từ
Câu 2: Nếu đứng trước danh từ, số từ biểu thị điều gì?
- Số lượng chính xác hoặc ước chừng cho sự vật được nêu ra ở danh từ
- Số thứ tự của danh từ
- Số lượng chính xác hoặc ước chừng cho sự vật được nêu ra ở động từ hoặc tính từ
- Số thứ tự của động từ hoặc tính từ
Câu 3: Ta cần lưu ý gì khi sử dụng số từ trong giao tiếp?
- Khi nói và viết, có thể dùng số từ ở trước hoặc sau danh từ để bổ sung ý nghĩa về số lượng hoặc số thứ tự cho danh từ. Đó cũng là cách mở rộng thành phần câu, làm cho thông tin của câu trở nên rõ ràng, cụ thể và chi tiết
- Khi đọc và nghe, cần chú ý đến sự xuất hiện của các số từ ở trước hoặc sau danh từ để biết được số lượng hoặc số thứ tự của sự vật, đối tượng
- Không được phép bỏ số từ ra khỏi những câu văn liên quan đế số liệu, làm như vậy sẽ thể hiện sự kém cỏi trong cách vận dụng ngôn ngữ
- Cả A và B
Câu 4: Hãy xác định số từ trong câu “Sau đó, cờ lại được đặt vào vị trí quy định để trọng tài gọi hai người chơi tiếp theo của hai đội tham gia”
- Tiếp theo
- Hai
- Đặt
- Tất cả các đáp án trên
Câu 5: Hãy xác định số từ và chức năng của nó trong câu “Bước thứ nhất: Sơ chế nguyên liệu. Rửa sạch rau sống, rau thơm, hẹ…, ngâm qua với nước muối pha loãng và sau đó vớt lên để ráo nước”.
- Nhất, bổ sung ý nghĩa số lượng chính xác cho danh từ “thứ”
- Nhất, bổ sung ý nghĩa số thứ tự cho danh từ “thứ”
- Sạch, bổ sung ý nghĩa tính chất cho danh từ “rau”
- Không có
Câu 6: Hãy xác định số từ trong câu “Tôi đã thấy cảnh đó trước đây nhưng lần này nó khác quá”.
- Đã
- Lần
- Này, đó
- Không có
- Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Tìm và xác định chức năng của số từ trong các câu sau:
- Vẽ một vòng tròn nhỏ giữa sân, ở giữa đặt một cây cờ hoặc chiếc khăn, cành lá,..tượng trưng cho cờ.
- Sau đó, cờ lại được đặt vào vị trí quy định để trọng tài tiếp tục gọi hai người chơi tiếp theo của hai đội tham gia.
- Sau hai ngày thì đặt ngửa củ hoa lên, đưa vào dụng cụ dưỡng như bình thủy tinh, bình nhựa, bát đất nung.
- Em quẹt que diêm thứ hai, diêm cháy và sáng rực lên.
đ. Mỗi khi dỡ những chiếc bánh khúc trong chõ ra, bà nội lại xếp dăm cái lên đĩa để thắp hương trên bàn thờ.
Câu 2 (2 điểm): Trong câu văn “Rồi bà tôi dỡ dăm chiếc bánh khúc nóng hổi cho vào một chiếc đĩa để chị tôi mang vào cuối làng biếu bà ngoại tôi”, vì sao tác giả lại dùng từ biếu mà không dùng cho hoặc tặng?
ĐỀ SỐ 2
- Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Câu 1: Từ “một” trong cụm từ “mỗi một chữ cái” là gì?
- Danh từ chỉ sự vật
- Lượng từ
- Số từ
- Danh từ chỉ đơn vị
Câu 2: Trong câu sau đây: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”
Các từ “Nhất, nhì, tam, tứ” là số từ chỉ cái gì?
- Số lượng
- Thứ tự
- Số đếm
- Số la mã
Câu 3: Trong các nhóm từ dưới đây, nhóm từ nào chỉ số đếm?
- Những, các,…
- Dăm ba, năm bảy, một vài,…
- Hai, bốn, sáu, tám
- Thứ nhất, thứ nhì, thứ ba,..
Câu 4: Số từ là gì?
- Là những từ chỉ cảm xúc
- Là những từ chỉ số lượng
- Là những từ chỉ hành động
- Là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật
Câu 5: Các từ được sử dụng trong phép thế?
- Cái này, việc ấy, vì vậy, tóm lại…
- Đây, đó, kia, thế, vậy…
- Và, rồi, nhưng, vì, để, nếu…
- Nhìn chung, tuy nhiên, dù thế, nếu vậy…
Câu 6: Dòng nào sau đây không chứa những từ ngữ thường dùng trong phép nối?
- Cái này, điều ấy, việc đó,…hắn, họ, nó…
- Vì vậy, nếu thế, thế thì, vậy nên…
- Nhìn chung, tóm lại, hơn nữa, vả lại, với lại…
- Và, rồi, nhưng, mà, còn, vì, nếu, tuy, để…
- Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Nêu định nghĩa và phân loại số từ
Câu 2 (2 điểm): Tìm số từ trong bài thơ sau. Xác định ý nghĩa của các số từ ấy.
“Một canh… hai canh… lại ba canh,
Trằn trọc băn khoăn, giấc chẳng thành;
Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt,
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.”
=> Giáo án ngữ văn 7 chân trời tiết: Thực hành tiếng việt trang 54