Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10 cánh diều Bài 12: Thông tin tế bào

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10 cánh diều Bài 12: Thông tin tế bào. Sinh học và sự phát triển bền vững. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 12: THÔNG TIN TẾ BÀO

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Truyền tin giữa các tế bào là

  • A. quá trình tế bào tiếp nhận các tín hiệu được tạo ra từ các tế bào khác.
  • B. quá trình tế bào xử lí các tín hiệu được tạo ra từ các tế bào khác.
  • C. quá trình tế bào trả lời các tín hiệu được tạo ra từ các tế bào khác.
  • D. quá trình tế bào tiếp nhận, xử lí và trả lời các tín hiệu được tạo ra từ các tế bào khác.

Câu 2: Đối với sinh vật đa bào, truyền tin giữa các tế bào giúp

  • A. tăng tốc độ tiếp nhận và trả lời các kích thích từ môi trường sống của cơ thể.
  • B. tạo cơ chế điều chỉnh, phối hợp hoạt động đảm bảo tính thống nhất trong cơ thể.
  • C. neo giữ các tế bào đảm bảo cố định các tế bào tại vị trí nhất định trong cơ thể.
  • D. tất cả các tế bào trong cơ thể đều tiếp nhận và trả lời kích thích từ môi trường.

Câu 3: Chất truyền tin gồm 2 loại chính đó là

  • A. Phân tử hữu cơ kích thước lớn.
  • B. enzyme và một số muối hòa tan.
  • C. hormone và nước.
  • D. phân tử ưa nước và phân tử kị nước.

Câu 4: Con đường truyền tín hiệu là

  • A. Là quá trình ở đó tín hiệu trên bề mặt tế bào được chuyển thành một đáp ứng tế bào đặc thù thường gồm một chuỗi các bước.
  • B. Quá trình ở đó tín hiệu trên bề mặt tế bào được chuyển thành dạng thông tin hóa học.
  • C. Quá trình chuyển đổi tín hiệu của tế bào.
  • D. Quá trình tiếp nhận của tế bào với các phân tử truyền tin.

Câu 5: Loại phân tử nào tham gia vào việc đáp ứng các tín hiệu bên ngoài mà tế bào nhận được?

  • A. Acid nucleic.
  • B. Gene.
  • C. Cơ quan tiếp nhận.
  • D. Enzyme.

Câu 6: Hai kiểu truyền thông tin phổ biến giữa các tế bào gồm

  • A. truyền tin nội tiết và truyền tin cận tiết.
  • B. truyền tin cận tiết và truyền tin qua synapse.
  • C. truyền tin qua kết nối trực tiếp và truyền tin cận tiết.
  • D. truyền tin qua kết nối trực tiếp và truyền tin nội tiết.

Câu 7: Hình thức nào sau đây là hình thức truyền tin qua kết nối trực tiếp?

  • A. Tế bào tiết tiết các tín hiệu hóa học vào khoang gian bào để truyền tín hiệu cho các tế bào xung quanh.
  • B. Tế bào tiết tiết các tín hiệu hóa học vào máu để truyền tín hiệu cho các tế bào đích ở xa.
  • C. Các tế bào truyền tín hiệu cho nhau qua cầu sinh chất ở thực vật hoặc mối nối ở động vật.
  • D. Tín hiệu là chất dẫn truyền xung thần kinh được truyền qua khe synapse giữa tế bào thần kinh và tế bào đích.

Câu 8: Các enzyme thuỷ phân (hydrolase) được bài tiết từ?

  • A. Ribosome.
  • B. Ty thể.
  • C. Lysosome.
  • D. Bộ máy golgi.

Câu 9: Đôi khi bạn phải làm việc để có được thứ bạn cần và điều này cũng đúng trong tế bào sống. Tế bào thực vật yêu cầu ATP để hấp thụ các ion khoáng cần thiết từ đất dựa vào gradient nồng độ. Tế bào thực vật nào tham gia vào quá trình hấp thụ tích cực các ion?

  • A. Tế bào bảo vệ.
  • B. Tế bào palisade.
  • C. Tế bào xylem.
  • D. Tế bào gốc lông.

Câu 10: Sự co cơ mà ATP tạo điều kiện cho phép động vật có vú duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định. Một ví dụ rõ ràng là rùng mình, vì điều này giải phóng nhiệt. Hành động nào liên quan đến ATP là một ví dụ khác về cách động vật có vú tăng nhiệt độ cơ thể của chúng?

  • A. Dựng lông.
  • B. Giãn mạch.
  • C. Tiết mồ hôi.
  • D. Giảm nhịp tim.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánABDAC
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánACCDA



 

 

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Truyền tin cận tiết khác truyền tin nội tiết ở điểm là

  • A. có sự tiết các phân tử tín hiệu của các tế bào tiết.
  • B. có sự tiếp nhận các phân tử tín hiệu của các tế bào đích.
  • C. các phân tử tín hiệu được tiết vào khoang giữa các tế bào.
  • D. các phân tử tín hiệu được truyền đi trong khoảng cách xa.

 

Câu 2: Trong cơ thể đa bào, những tế bào ở cạnh nhau của cùng một mô thường sử dụng hình thức truyền tin là

  • A. truyền tin cận tiết.
  • B. truyền tin nội tiết.
  • C. truyền tin qua synapse.
  • D. truyền tin qua kết nối trực tiếp.

 

Câu 3: Quá trình truyền tin giữa tế bào tuyến giáp đến các tế bào cơ được mô tả như sau: Hormone từ tế bào tuyến giáp được vận chuyển trong máu đến các tế bào cơ làm tăng cường hoạt động phiên mã, dịch mã và trao đổi chất ở các tế bào cơ. Sự truyền tin giữa tế bào tuyến giáp đến các tế bào cơ được thực hiện theo hình thức nào sau đây?

  • A. truyền tin cận tiết.
  • B. truyền tin nội tiết.
  • C. truyền tin qua synapse.
  • D. truyền tin qua kết nối trực tiếp.

Câu 4: Tế bào tiếp nhận tín hiệu bằng :

  • A. Các protein thụ thể trên màng tế bào.
  • B. Các kênh protein trên màng tế bào hoặc thụ thể nằm trong tế bào chất.
  • C. Các protein thụ thể trên màng tế bào hoặc thụ thể nằm trong tế bào chất.
  • D. Các protein thụ thể nằm trong tế bào chất.

 

Câu 5: Hai phần của màng tế bào đóng vai trò là nơi nhận biết tế bào là gì?

  • A. glycolipid và glycoprotein của màng.
  • B. các đầu ưa nước và kỵ nước của màng lipid.
  • C. acid amin và lipid của màng.
  • D. protein màng ngoại vi và tích hợp.

 

Câu 6: Bạn có thể tìm thấy một phân tử lớn có chứa nhóm phosphate gắn với hai chuỗi acid béo ở đâu?

  • A. màng tế bào
  • B. tế bào chất
  • C. DNA
  • D. ribosome

 

Câu 7: Protein nằm trong màng tế bào có các đặc tính hóa học hỗ trợ các phân tử đi qua phía bên kia của màng trong quá trình:

  • A. khuếch tán đơn giản.
  • B.  khuếch tán tích cực.
  • C. tạo điều kiện khuếch tán.
  • D. thẩm thấu.

 

Câu 8: Quá trình truyền tin giữa tế bào tuyến giáp đến các tế bào cơ được mô tả như sau: Hormone từ tế bào tuyến giáp được vận chuyển trong máu đến các tế bào cơ làm tăng cường hoạt động phiên mã, dịch mã và trao đổi chất ở các tế bào cơ. Trong quá trình này, tế bào tiết là

  • A. tế bào tuyến giáp.
  • B. tế bào cơ.
  • C. tế bào hồng cầu.
  • D. tế bào tiều cầu.

 

Câu 9: Chất dẫn truyền thần kinh được giải phóng vào khớp thần kinh tại vị trí nào?

  • A. Màng sau synap.
  • B. Màng trước synap.
  • C. Bộ máy Golgi.
  • D. Trục.

 

Câu 10: Tế bào đích của một loại hormone hòa tan trong lipid như cortisol, có thể đáp ứng với nó là do nguyên nhân nào?

  • A. Bộ gen của chúng bao gồm các yếu tố đáp ứng phiên mã thích hợp.
  • B. Chúng có các thụ thể bề mặt tế bào liên kết màng.
  • C. Chỉ các tế bào đích biểu hiện các thụ thể tế bào thích hợp.
  • D. Phức hợp hormone - thụ thể kích thích quá trình phosphoryl hóa/dephosphoryl hóa của các protein tiếp theo trong con đường tín hiệu.

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi
Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánCDBCA
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánABABC



 

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (4 điểm). Em hiểu như thế nào là thông tin giữa các tế bào?

Câu 2 (6 điểm). Trình bày các hình thức thông tin giữa các tế bào.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

 - Thông tin giữa các tế bào là quá trình tế bào tiếp nhận, xử lí và trả lời các tín hiệu được tạo ra từ các tế bào khác.  - Thông tin có nhiều dạng khác nhau nhưng dạng chủ yếu là bằng các tín hiệu hóa học, thông tin có thể được chuyển từ dạng này sang dạng khác.

2 điểm

2 điểm

Câu 2

(6 điểm)

 - Truyền tin qua kết nối trực tiếp: Những tế bào ở cạnh nhau của cùng một mô có thể trao đổi các chất với nhau qua kết nối trực tiếp như cầu sinh chất ở các tế bào thực vật, mối nối ở các tế bào động vật.  - Truyền tin cận tiết: Các tín hiệu hóa học được tổng hợp tại tế bào tiết sau đó được tiết vào khoang giữa các tế bào (khoang gian bào) và truyền đến các tế bào đích xung quanh.  - Truyền tin nội tiết: Các tín hiệu hóa học được tổng hợp tại tế bào tiết sau đó được tiết vào máu và truyền đến các tế bào đích ở khoảng cách xa.

2 điểm

2 điểm

2 điểm

ĐỀ 2

Câu 1 (4 điểm). Trong cơ thể người và động vật, những hệ cơ quan nào đóng vai trò phối hợp hoạt động của tất cả các hệ cơ quan?

Câu 2 (6 điểm). Các giai đoạn truyền tin trong tế bào diễn ra như thế nào?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

Trong cơ thể người và động vật, những hệ cơ quan đóng vai trò phối hợp hoạt động của tất cả các hệ cơ quan là hệ thần kinh và hệ nội tiết. Trong đó:

 - Hệ thần kinh có chức năng điều khiển, điều hòa, phối hợp các cơ quan, hệ cơ quan trong trong cơ thể.  - Hệ nội tiết có vai trò liên lạc thông tin bên trong cơ thể bằng các hormone.

0,5 điểm

1,5 điểm

1,5 điểm

Câu 2

(6 điểm)

 - Tiếp nhận tín hiệu  + Phân tử tín hiệu liên kết với thụ thể đặc hiệu ở tế bào đích theo nguyên tắc chìa khóa với ổ khóa.  + Có 2 loại thụ thể: thụ thể trên màng tế bào hoặc thụ thể nằm trong tế bào chất.

o   Đối với thụ thể nằm trong tế bào chất, phân tử tín hiệu đi qua màng và liên kết với thụ thể tạo thành phức hợp tín hiệu – thụ thể.

o   Đối với thụ thể trên màng tế bào, phân tử tín hiệu liên kết với thụ thể ở bên ngoài tế bào.

 - Truyền tín hiệu  + Bản chất: Sự truyền tín hiệu bên trong tế bào thực chất là sự chuyển đổi tín hiệu giữa các phân tử trong con đường truyền tin của tế bào.  + Diễn biến: Khi phân tử tín hiệu liên kết với thụ thể đặc hiệu sẽ dẫn đến cấu hình của thụ thể bị biến đổi (thụ thể được hoạt hóa sang trạng thái hoạt động). Thụ thể hoạt động lại tác động tới phân tử liền kề gây hoạt hóa phân tử đó. Cứ như vậy, cho đến phân tử đích cuối cùng của chuỗi chuyển đổi tín hiệu trong tế bào được hoạt hóa.  + Trong trường hợp thụ thể nằm ở bên trong tế bào chất, con đường chuyển đổi tín hiệu có thể dẫn tới phân tử đích gây ra đáp ứng tế bào là hoạt hóa gene nhất định.  - Đáp ứng tín hiệu  + Kết quả của quá trình truyền tín hiệu là sự đáp ứng tế bào trước thông tin mà nó nhận được.  + Cùng một tín hiệu nhưng có thể gây nên những đáp ứng khác nhau.

1 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm



 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Trình tự các giai đoạn của quá trình truyền thông tin giữa các tế bào là

  • A. tiếp nhận → truyền tin nội bào → đáp ứng.
  • B. truyền tin nội bào → tiếp nhận → đáp ứng.
  • C. tiếp nhận → đáp ứng → truyền tin nội bào.
  • D. truyền tin nội bào → đáp ứng → tiếp nhận.

 

Câu 2: Sự kiện nào sau đây luôn xảy ra ở giai đoạn tiếp nhận của quá trình truyền thông tin giữa các tế bào?

  • A. Phân tử tín hiệu liên kết với thụ thể đặc hiệu ở tế bào đích, làm thay đổi hình dạng của thụ thể dẫn đến hoạt hóa thụ thể.
  • B. Phân tử tín hiệu đi qua màng và liên kết với thụ thể nằm ở bên trong tế bào tạo thành phức hợp tín hiệu – thụ thể.
  • C. Phức hợp tín hiệu – thụ thể đi vào nhân và tác động đến DNA và hoạt hóa sự phiên mã gene nhất định.
  • D. Tế bào đích xuất hiện nhiều thay đổi khác nhau như tăng cường phiên mã, dịch mã, tăng hay giảm quá trình chuyển hóa một hoặc một số chất,…

 

Câu 3: Trình tự tín hiệu xác định một protein sẽ được tổng hợp trên ribosome tự do hay ribosome gắn vào lưới nội chất nằm ở đâu?

  • A. Đuôi ưa nước.
  • B. Đuôi kỵ nước.
  • C. Đầu C.
  • D. Đầu N.

 

Câu 4: Căn cứ vào vị trí, thụ thể của tế bào được phân loại thành

  • A. thụ thể màng và thụ thể nội bào.
  • B. thụ thể màng và thụ thể trong nhân.
  • C. thụ thể màng nhân và thụ thể trong nhân.
  • D. thụ thể ngoài màng và thụ thể trong màng.

 

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm). Nếu các tế bào không truyền thông tin cho nhau thì điều gì sẽ xảy ra?

Câu 2 (4 điểm). Những động vật săn mồi phát hiện ra con mồi bằng cách nào?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi
Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánAADA

Tự luận:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

Nếu các tế bào trong cơ thể chúng ta hoạt động độc lập và không có sự trao đổi thông tin với nhau thì tính thống nhất trong cơ thể bị phá vỡ, các chức năng trong cơ thể có thể rối loạn dẫn đến cơ thể không thể tồn tại, sinh trưởng và phát triển.

2 điểm

Câu 2

(4 điểm)

 - Động vật săn mồi phát hiện ra con mồi nhờ cơ quan thị giác, khứu giác, xúc giác.  - Thông tin về con mồi được truyền các cơ quan: Thông tin từ cơ quan tiếp nhận (thị giác, khứu giác, xúc giác ) được truyền đến trung ương thần kinh và tác động đến tuyến trên thận, kích thích các tế bào của tuyến này tiết hormone adrenaline. Hormone này tác động đến các tế bào ở gan, tim, phổi, da,… và gây ra một loạt đáp ứng  động vật săn mồi đuổi bắt con mồi.

2 điểm

2 điểm

 



 

 

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Hormone estrogen, testosterone có bản chất là steroid. Thụ thể tế bào của những hormone thuộc loại nào sau đây?

  • A. Thụ thể màng.
  • B. Thụ thể ngoài màng.
  • C. Thụ thể nội bào.
  • D. Thụ thể ngoại bào.

 

Câu 2: Tại sao nói quá trình truyền thông tin từ phân tử tín hiệu là quá trình khuếch đại thông tin?

  • A. Vì quá trình truyền thông tin từ phân tử tín hiệu luôn dẫn đến sự tăng cường biểu hiện của một gene tương ứng.
  • B. Vì từ một phân tử tín hiệu ở bên ngoài tế bào có thể hoạt hóa một loạt các phân tử truyền tin bên trong tế bào.
  • C. Vì từ một phân tử tín hiệu ở bên ngoài tế bào có thể hoạt hóa hàng loạt các tế bào tại các vị trí khác nhau của cơ thể.
  • D. Vì quá trình truyền thông tin từ phân tử tín hiệu luôn dẫn đến sự tăng cường trao đổi và chuyển hóa các chất của cơ thể.

Câu 3: Các phân tử cụ thể liên kết với thụ thể là?

  • A. Đồng enzym.
  • B. Chất nền.
  • C. Enzyeme.
  • D. Phối tử.

 

Câu 4: Tại sao phân tử tín hiệu chỉ gây đáp ứng tế bào ở một hoặc một số loại tế bào đích nhất định?

  • A. Vì tế bào phải có thụ thể tương thích thì mới tiếp nhận được phân tử tín hiệu.
  • B. Vì tế bào phải có hình dạng tương thích thì mới tiếp nhận được phân tử tín hiệu.
  • C. Vì phân tử tín hiệu có thụ thể đặc hiệu để nhận biết tế bào đích tương thích.
  • D. Vì phân tử tín hiệu chỉ có khả năng đi qua màng của tế bào đích tương thích.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm). Lấy ví dụ về sự đáp ứng trong truyền tin.

Câu 2 (4 điểm). Truyền tin cận tiết và truyền tin nội tiết khác nhau như thế nào?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi
Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánCBDA

Tự luận:

Câu
Nội dung
Biểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

Ví dụ: Quá trình truyền thông tin từ insulin tạo ra đáp ứng là kích thích sự huy động các protein vận chuyển glucose ở trên màng sinh chất, từ đó làm tăng sự vận chuyển glucose từ máu vào trong tế bào và giảm lượng glucose trong máu.

2 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Truyền tin cận tiết
Truyền tin nội tiết
Diễn ra trong phạm vi gần.Diễn ra trong phạm vi xa.
Các phân tử tín hiệu được tiết vào khoang gian bào.Các phân tử tín hiệu được tiết vào máu.

2 điểm

2 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay