Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10 cánh diều Bài 10: Sự chuyển hóa năng lượng và enzyme

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10 cánh diều Bài 10: Sự chuyển hóa năng lượng và enzymec. Sinh học và sự phát triển bền vững. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 10: SỰ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG VÀ ENZYME

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Dạng năng lượng chủ yếu trong tế bào là

  • A. năng lượng cơ học.
  • B. năng lượng hoá học.
  • C. năng lượng điện.
  • D. năng lượng nhiệt.

Câu 2: Các dạng năng lượng trong tế bào có liên quan đến sự chuyển động của các phần tử vật chất là

  • A. năng lượng hoá học, năng lượng nhiệt, năng lượng cơ học.
  • B. năng lượng hoá học, năng lượng điện, năng lượng cơ học.
  • C. năng lượng hóa học, năng lượng điện, năng lượng nhiệt.
  • D. năng lượng cơ học, năng lượng điện, năng lượng nhiệt.

Câu 3: Các thành phần cấu tạo nên phân tử ATP gồm

  • A. nitrogenous base adenine, 3 gốc phosphate, đường ribose.
  • B. nitrogenous base adenine, 2 gốc phosphate, đường ribose.
  • C. nitrogenous base thymine, 3 gốc phosphate, đường ribose.
  • D. nitrogenous base thymine, 2 gốc phosphate, đường ribose.

Câu 4: Sự chuyển hoá năng lượng trong tế bào là

  • A. quá trình biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác.
  • B. quá trình biến đổi dạng năng lượng hóa năng thành dạng năng lượng nhiệt năng.
  • C. quá trình biến đổi năng lượng trong hợp chất này thành năng lượng trong hợp chất khác.
  • D. quá trình biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác, từ năng lượng trong hợp chất này thành năng lượng trong hợp chất khác.

Câu 5: Dạng năng lượng nào là dạng năng lượng tiềm ẩn chủ yếu trong tế bào?

  • A. Điện năng.
  • B. Quang năng.
  • C. Hóa năng.
  • D. Cơ năng.

Câu 6: Dạng năng lượng chủ yếu tồn tại trong tế bào là:

  • A. Nhiệt năng và thế năng.
  • B. Hóa năng và động năng.
  • C. Điện năng và động năng.
  • D. Nhiệt năng và hóa năng.

Câu 7: “Đồng tiền năng lượng của tế bào” là tên gọi của hợp chất cao năng nào?

  • A. FADH2
  • B. ADP
  • C. NADPH
  • D. ATP

Câu 8: ATP truyền năng lượng cho các hợp chất khác thông qua chuyển nhóm phosphate cuối cùng cho các chất đó để trở thành:

  • A. Đường ribose.
  • B. Base nito adenine.
  • C. ADP.
  • D. Hợp chất cao năng.

Câu 9: Liên kết P ~ P ở trong phân tử ATP rất dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng, nguyên nhân là do

  • A. Phân tử ATP là chất giàu năng lượng.
  • B. Phân tử ATP có chứa 3 nhóm phosphate.
  • C. Đây là liên kết mạnh.
  • D. Các nhóm phosphate đều tích điện âm nên đẩy nhau.

Câu 10: Trong phân tử ATP, có 3 nhóm phosphate nên chúng:

  • A. Hoạt động yếu.
  • B. Hút nhau mạnh dẫn đến dễ hình thành phân tử.
  • C. Dễ liên kết với các phân tử khác.
  • D. Đều tích điện âm nên có xu hướng đẩy nhau, giải phóng năng lượng.

 

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Số liên kết cao năng có trong 1 phân tử ATP là

  • A. 2 liên kết.
  • B. 3 liên kết.
  • C. 4 liên kết.
  • D. 1 liên kết.

 

Câu 2: ATP là hợp chất cao năng vì

  • A. liên kết giữa gốc phosphate và đường ribose trong ATP rất dễ bị phá vỡ để giải phóng ra năng lượng.
  • B. liên kết giữa hai gốc phosphate trong ATP rất dễ bị phá vỡ để giải phóng ra năng lượng.
  • C. liên kết giữa gốc phosphate và base adenine trong ATP rất dễ bị phá vỡ để giải phóng ra năng lượng.
  • D. liên kết giữa đường ribose và base adenine trong ATP rất dễ bị phá vỡ để giải phóng ra năng lượng.

 

Câu 3: Cho các hoạt động sau:

(1) Tổng hợp các chất hoá học cần thiết cho tế bào.

(2) Vận chuyển chủ động các chất qua màng.

(3) Sinh công cơ học.

(4) Vận chuyển thụ động các chất qua màng.

Số hoạt động cần sử dụng năng lượng ATP là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 4: ATP là một hợp chất cao năng, năng lượng của ATP tích lũy chủ yếu ở:

  • A. Cả 3 nhóm phosphate.
  • B. 2 liên kết phosphate gần phân tử đường.
  • C. 2 liên kết giữa 2 nhóm phosphate ở ngoài cùng.
  • D. Chỉ 1 liên kết v ngoài cùng.

 

Câu 5: Chất tham gia phản ứng do enzyme xúc tác được gọi là

  • A. cơ chất.
  • B. chất xúc tác.
  • C. phức hợp enzyme - cơ chất.
  • D. trung tâm hoạt động.

 

Câu 6: ATP là một phân tử quan trọng trong trao đổi chất vì:

  • A. Các liên kết phosphate cao năng dễ hình thành nhưng không dễ phá huỷ.
  • B. Nó dễ dàng thu được từ môi trường ngoài cơ thể.
  • C. Nó có các liên kết phosphate cao năng dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng.
  • D. Nó vô cùng bền vững và mang nhiều năng lượng.

 

Câu 7: Enzyme là

  • A. chất xúc tác sinh học đặc hiệu làm tăng tốc độ phản ứng, không bị biến đổi khi kết thúc phản ứng.
  • B. chất xúc tác hoá học đặc hiệu làm tăng tốc độ phản ứng, không bị biến đổi khi kết thúc phản ứng.
  • C. chất xúc tác sinh học đặc hiệu làm tăng tốc độ phản ứng, bị biến đổi khi kết thúc phản ứng.
  • D. chất xúc tác hóa học đặc hiệu làm tăng tốc độ phản ứng, bị biến đổi khi kết thúc phản ứng.

 

Câu 8: Khi nói về chuyển hoá vật chất và năng lượng, nhận định nào dưới đây là không chính xác?

  • A. Chuyển hóa vật chất gồm hai quá trình: đồng hóa và dị hóa.
  • B. Chuyển hoá vật chất giúp tế bào thực hiện các đặc tính của sự sống như sinh trưởng, phát triển, cảm ứng, sinh sản.
  • C. Chuyển hoá vật chất là tập hợp các phản ứng xảy ra bên ngoài tế bào
  • D. Chuyển hoá vật chất luôn đi kèm chuyển hoá năng lượng

 

Câu 9: Khi nói về chuyển hoá vật chất trong tế bào, phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Trong quá trình chuyển hóa vật chất, các chất được di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác trong tế bào.
  • B. Chuyển hóa vật chất là quá trình biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác.
  • C. Chuyển hóa vật chất là tập họp các phản ứng sinh hoá xảy ra bên trong tế bào.
  • D. Chuyển hóa vật chất là quá trình quang hợp và hô hấp xảy ra trong tế bào.

 

Câu 10: Enzyme là chất xúc tác đặc hiệu vì

  • A. mỗi enzyme thường xúc tác cho nhiều phản ứng.
  • B. mỗi enzyme thường xúc tác cho một phản ứng.
  • C. mỗi enzyme thường xúc tác cho hai phản ứng.
  • D. mỗi enzyme thường xúc tác cho ba phản ứng.

 

 

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (4 điểm). Lấy ví dụ về chất ức chế và chất hoạt hóa mà em biết.

Câu 2 (6 điểm). Trình bày khái niệm, đặc điểm, vai trò của chuyển hóa năng lượng trong tế bào.

 

ĐỀ 2

Câu 1 (4 điểm). Khi nhiệt độ tăng quá cao thì hoạt tính của enzyme bị ảnh hưởng như thế nào? Vì sao?

Câu 2 (6 điểm). Nêu đặc điểm của enzyme.

 III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Vùng cấu trúc không gian đặc biệt chuyên liên kết với cơ chất của enzyme được gọi là

  • A. trung tâm hoạt động.
  • B. phức hợp enzyme - cơ chất.
  • C. phức hợp enzyme - sản phẩm.
  • D. cofactor.

 

Câu 2: Hầu hết các enzyme có bản chất là

  • A. protein.
  • B. carbohydrate.
  • C. lipid.
  • D. nucleic acid.

 

Câu 3: ho các giai đoạn sau:

(1) Enzyme xúc tác biến đổi cơ chất để hình thành sản phẩm của phản ứng.

(2) Cơ chất liên kết với trung tâm hoạt động của enzyme bằng các liên kết yếu và tạo thành phức hệ enzyme – cơ chất.

(3) Sau khi phản ứng hoàn thành, sản phẩm rời khỏi enzyme, enzyme trở về trạng thái ban đầu và có thể sử dụng trở lại.

Trình tự sắp xếp đúng thể hiện cơ chế tác động của enzyme đến phản ứng mà nó xúc tác là

  • A. (1) → (2) → (3).
  • B. (1) → (3) → (2).
  • C. (2) → (1) → (3).
  • D. (2) → (3) → (1).

 

Câu 4: Chuyển hóa vật chất là:

  • A. sự chuyển đổi chất này thành chất khác.
  • B. sự chuyển đổi chất đơn giản thành chất phức tạp.
  • C. sự chuyển đổi chất phức tạp thành chất đơn giản.
  • D. sự chuyển đổi chất vô cơ thành chất hữu cơ.

 

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm). Vì sao ATP được coi là “đồng tiền” năng lượng của tế bào?

Câu 2 (4 điểm). Enzyme được ứng dụng như thế nào trong đời sống.

 



 

 

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Các yếu tố chính ảnh hưởng đến hoạt tính của enzyme gồm

  • A. chất hoạt hoá, chất ức chế, nồng độ cơ chất.
  • B. pH, nhiệt độ, nồng độ enzyme, nồng độ cơ chất.
  • C. chất hoạt hoá, chất ức chế, độ pH, nhiệt độ, nồng độ cơ chất.
  • D. chất hoạt hoá, chất ức chế, độ pH, nhiệt độ, nồng độ cơ chất, nồng độ enzyme.

 

Câu 2: Khi nhai kĩ cơm thấy có vị ngọt vì

  • A. tinh bột được chuyển hoá thành đường nhờ enzyme amylase trong nước bọt.
  • B. tinh bột được chuyển hoá thành đường nhờ enzyme protease trong nước bọt.
  • C. tinh bột được chuyển hoá thành đường nhờ enzyme pepsin trong nước bọt.
  • D. tinh bột được chuyển hoá thành đường nhờ enzyme lipase trong nước bọt.

Câu 3: Cho S là cơ chất, E là enzyme, P là sản phẩm. Sơ đồ nào sau đây là đúng với cơ chế xúc tác của enzyme?

  • A. S + E → ES → EP → E + P.
  • B. P + E → PE → ES → E + S.
  • C. S + E → EP → E + P.
  • D. P + E → ES → E + S.

 

Câu 4: Tính đặc hiệu của enzyme được quy định bởi

  • A. cofactor của enzyme.
  • B. điểm ức chế của enzyme.
  • C. điểm hoạt hóa của enzyme.
  • D. trung tâm hoạt động của enzyme.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm). Enzyme là gì?

Câu 2 (4 điểm). Trình bày khái niệm, vai trò của chuyển hóa năng lượng trong tế bào.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay