Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10 cánh diều Bài 6: Các phân tử sinh học

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10 cánh diều Bài 6: Các phân tử sinh học. Sinh học và sự phát triển bền vững. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 6: CÁC PHÂN TỬ SINH HỌC

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Phân tử sinh học là

  • A. hợp chất hữu cơ được tạo ra từ tế bào và cơ thể sinh vật.
  • B. hợp chất vô cơ được tạo ra từ tế bào và cơ thể sinh vật.
  • C. hợp chất hữu cơ được cơ thể sinh vật lấy từ môi trường.
  • D. hợp chất vô cơ được cơ thể sinh vật lấy từ môi trường.

Câu 2: Nhóm phân tử nào sau đây gồm các phân tử sinh học lớn tham gia cấu tạo tế bào?

  • A. Carbohydrate, protein, nucleic acid, aldehyde.
  • B. Carbohydrate, protein, nucleic acid, lipid.
  • C. Protein, nucleic acid, alcohol, enzyme, hormone.
  • D. Protein, nucleic acid, lipid, acid hữu cơ, vitamin.

Câu 3: Thuật ngữ dùng để chỉ tất cả các loại đường là

  • A. Cacbohydrate
  • B. Đường lối
  • C. Cellulose
  • D. Tinh bột

Câu 4: Cơ thể người không tiêu hóa được loại đường nào?

  • A. Lactose
  • B. Cellulose
  • C. Mantose
  • D. Saccharose

Câu 5: Dựa trên tiêu chí nào sau đây mà carbohydrate được phân loại thành 3 nhóm là monosaccharide, disaccharide và polysaccharide?

  • A. Tính tan trong nước.
  • B. Khối lượng phân tử.
  • C. Số lượng nguyên tử.
  • D. Số lượng đơn phân.

Câu 6: Cho các ý sau:

Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân

Khi bị thủy phân thu được glucozo

Có thành phần nguyên tố gồm: C, H , O

Có công thức tổng quát: (C6H10O6)n

Tan trong nước

Trong các ý trên có mấy ý là đặc điểm chung của polysaccharide?

  • A. 4
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 5

Câu 7: Hợp chất nào sau đây khi bị thủy phân chỉ cho một loại sản phẩm là glucose?

  • A. Cellulose
  • B. Lactose
  • C. Chitin
  • D. Saccharose

Câu 8: Tính đa dạng của phân tử protein được quy định bởi

  • A. Số lượng, thành phần, trình tự các axit amin trong phân tử protein.
  • B. Số lượng liên kết peptide trong phân tử protein.
  • C. Nhóm amin của các axit amin trong phân tử protein.
  • D. Số chuỗi polypeptide trong phân tử protein.

Câu 9: Protein bị biến tính chỉ cần bậc cấu trúc nào sau đây bị phá vỡ?

  • A. Cấu trúc bậc 1 của protein.
  • B. Cấu trúc bậc 2 của protein.
  • C. Cấu trúc không gian ba chiều của protein.
  • D. Cấu trúc bậc 4 của protein.

Câu 10: Cho các hiện tượng sau:

Lòng trắng trứng đông lại sau khi luộc.

Thịt cua vón cục và nổi lên từng mảng khi đun nước lọc cua.

Sợi tóc duỗi thẳng khi được ép mỏng.

Sữa tươi để lâu ngày bị vón cục.

Có mấy hiện tượng thể hiện sự biến tính của protein?

  • A. 4
  • B. 3
  • C. 2
  •  
     

 

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Các amino acid tham gia cấu tạo protein khác nhau ở

  • A. nhóm carboxyl.
  • B. nhóm amino.
  • C. mạch bên.
  • D. liên kết peptide.

 

Câu 2: Tính đa dạng và đặc thù của protein được quy định bởi

  • A. số lượng các amino acid.
  • B. thành phần các amino acid.
  • C. trình tự sắp xếp các amino acid.
  • D. số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các amino acid.

Câu 3: Ăn quá nhiều đường sẽ có nguy cơ mắc bệnh gì trong các bệnh sau đây?

  • A. bệnh bướu cổ.
  • B. bệnh còi xương.
  • C. bệnh tiểu đường.
  • D. bệnh gút.

Câu 4: Hợp chất nào sau đây khi bị thủy phân chỉ cho một loại sản phẩm là glucose

  • A. Lactose.
  • B. Cellulose.
  • C. Chitin.
  • D. Saccharose.

 

Câu 5: Loại đường có trong thành phần cấu tạo của DNA và RNA là

  • A. Fructose
  • B. Pentose
  • C. Hecxose
  • D. Mantose

 

Câu 6: Bệnh thiếu máu do hồng cầu hình lưỡi liềm là hậu quả của đột biến thay thế amino acid glutamic acid ở vị trí số 6 thành valine trong một chuỗi polypeptide của hemoglobin, làm cho phân tử protein chuyển thành dạng chuỗi dài và thay đổi hình dạng hồng cầu. Trong trường hợp này, phân tử hemoglobin đã bị biến đổi về

  • A. cấu trúc bậc 1 và cấu trúc bậc 2.
  • B. cấu trúc bậc 2 và cấu trúc bậc 3.
  • C. cấu trúc bậc 3 và cấu trúc bậc 4.
  • D. tất cả các bậc cấu trúc không gian.

 

Câu 7: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về protein?

  • A. Protein chiếm đến hơn 50 % khối lượng vật chất khô của tế bào.
  • B. Protein được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là các nucleotide.
  • C. Protein tham gia hầu hết các hoạt động sống của tế bào và cơ thể.
  • D. Để thực hiện chức năng, protein phải có cấu trúc không gian bậc 3 trở lên.

 

Câu 8: Protein không có chức năng nào sau đây?

  • A. Cấu tạo nên chất nguyên sinh, các bào quan, màng tế bào.
  • B. Lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền.
  • C. Cấu trúc nên enzim, hoocmon, kháng thể.
  • D. Thực hiện việc vận chuyển các chất, co cơ, thu nhận thông tin.

 

Câu 9: Chất nào sau đây được cấu tạo từ các axit amin?

  • A. Cholesterol – tham gia cấu tạo nên màng sinh học.
  • B. Insulin – hoocmon do tuyến tụy ở người tiết ra.
  • C. Pentozo - tham gia cấu tạo nên axit nucleic trong nhân tế bào.
  • D. Estrogen – hormone do buồng trứng ở nữ giới tiết ra.

 

Câu 10: Điểm giống nhau giữa protein và lipid là

  • A. Cấu trúc theo nguyên tắc đa phân.
  • B. Đều có liên kết hidro trong cấu trúc phân tử.
  • C. Có chức năng dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào và cơ thể.
  • D. Gồm các nguyên tố C, H, O.

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (4 điểm). Phân tử sinh học là gì và bao gồm những chất nào?

Câu 2 (6 điểm). Trình bày ngắn gọn khái niệm, phân loại và vai trò của carbohydate.

 
 

ĐỀ 2

Câu 1 (4 điểm). Ở động vật, triglyceride có vai trò gì?

Câu 2 (6 điểm). Amino acid có cấu tạo như thế nào?

 III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Nucleotide – đơn phân của nucleic acid có cấu tạo gồm 3 thành phần là

  • A. gốc phosphate, đường pentose, nitrogenous base.
  • B. gốc phosphate, đường ribose, nitrogenous base.
  • C. gốc phosphate, đường deoxyribose, nitrogenous base.
  • D. gốc phosphate, đường glucose, nitrogenous base.

 

Câu 2: Cấu trúc quyết định tính đặc thù và đa dạng của phân tử protein là

  • A. Cấu trúc bậc 4.
  • B. Cấu trúc bậc 3.
  • C. Cấu trúc bậc 2.
  • D. Cấu trúc bậc 1.

 

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về điểm khác nhau giữa DNA và RNA?

  • A. DNA thường gồm có 1 chuỗi polynucleotide, còn RNA thường gồm có 2 chuỗi polynucleotide.
  • B. Đường cấu tạo nên nucleotide của DNA là ribose, còn đường cấu tạo nên nucleotide của RNA là deoxyribose.
  • C. Base cấu tạo nên nucleotide của DNA là A, T, G, X, còn base cấu tạo nên nucleotide của RNA là A, U, G, X.
  • D. DNA được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, còn RNA không được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.

 

Câu 4: Tính đa dạng và đặc thù của phân tử protein được quy định bởi

  • A. Số lượng, thành phần các axit amin.
  • B. Số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp các axit amin.
  • C. Số lượng, thành phần axit amin và cấu trúc không gian.
  • D. Số lượng, trật tự sắp xếp các axit amin và cấu trúc không gian.

 

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm). Kể tên một số steroid phổ biến trong cơ thể sinh vật.

Câu 2 (4 điểm). Cơ thể người lấy nguyên liệu từ đâu để tổng hợp các nucleic acid? Khi bị rối loạn chuyển hóa uric acid thì điều gì sẽ xay ra?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

 

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Tại sao DNA được gọi là vật chất di truyền chủ yếu trong sinh giới?

  • A. Vì DNA có chức năng lưu trữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
  • B. Vì DNA có chức năng cung cấp và dự trữ năng lượng cho các hoạt động sống.
  • C. Vì DNA có chức năng xúc tác sinh học cho hầu hết các phản ứng sinh hóa.
  • D. Vì DNA có chức năng bảo vệ cơ thể chống lại sự nhiễm virus, vi khuẩn.

 

Câu 2: Nhóm phân tử nào sau đây chỉ chứa phân tử sinh học có cấu trúc đa phân?

  • A. Carbohydrate, protein, nucleic acid.
  • B. Carbohydrate, protein, lipid.
  • C. Lipid, protein, nucleic acid.
  • D. Triglyceride, nucleic acid, protein.

Câu 3: Lipid không có đặc điểm:

  • A. không tan trong nước.
  • B. được cấu tạo từ các nguyên tố: C, H , O.
  • C. cung cấp năng lượng cho tế bào.
  • D. cấu trúc đa phân.

 

Câu 4: Chức năng chính của mỡ là

  • A. Thành phần chính cấu tạo nên màng sinh chất.
  • B. Dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể.
  • C. Thành phần cấu tạo nên một số loại hoocmôn.
  • D. Thành phần cấu tạo nên các bào quan.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm). Cholesterol có vai trò gì đối với cơ thể?

Câu 2 (4 điểm). Trình bày chức năng của nucleic acid.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay