Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10 cánh diều Bài 14: Giảm phân

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10 cánh diều Bài 14: Giảm phân. Sinh học và sự phát triển bền vững. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 14: GIẢM PHÂN

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Giảm phân xảy ra ở loại tế bào nào sau đây?

  • A. Tế bào sinh dưỡng.
  • B. Tế bào giao tử.
  • C. Tế bào sinh dục chín.
  • D. Tế bào sinh dục sơ khai.

Câu 2: Trong giảm phân, tế bào sinh dục ở thời kì chín có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội trải qua

  • A. 1 lần nhân đôi nhiễm sắc thể và 2 lần phân bào liên tiếp.
  • B. 1 lần nhân đôi nhiễm sắc thể và 1 lần phân bào liên tiếp.
  • C. 2 lần nhân đôi nhiễm sắc thể và 2 lần phân bào liên tiếp.
  • D. 2 lần nhân đôi nhiễm sắc thể và 1 lần phân bào liên tiếp.

Câu 3: Trong giảm phân nhiễm sắc thể được nhân đôi ở thời điểm nào?

  • A. Kì trung gian trước giảm phân I.
  • B. Kì đầu của giảm phân I.
  • C. Kì trung gian của giảm phân II.
  • D. Kì đầu của giảm phân II.

Câu 4: Các giao tử được hình thành qua giảm phân có bộ nhiễm sắc thể

  • A. đơn bội (n).
  • B. lưỡng bội (2n).
  • C. tam bội (3n).
  • D. tứ bội (4n).

Câu 5: Phát biểu nào dưới đây về hoạt động của các nhiễm sắc thể trong giảm phân II là đúng?

  • A. Các nhiễm sắc thể co lại cho thấy số lượng nhiễm sắc thể kép trong bộ đơn bội ở kì đầu.
  • B. Các cặp nhiễm sắc thể kép xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
  • C. Thoi phân bào tiêu biến ở kì sau. Trang | 2 Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai
  • D. Màng nhân hình thành ở kì sau.

Câu 6: Có một số tế bào sinh tinh ở một loài thú giảm phân bình thường tạo ra 128 tinh trùng chứa NST giới tính Y. Các tế bào sinh tinh nói trên có số lượng bằng

  • A. 16
  • B. 32
  • C. 64
  • D. 128

Câu 7: Cặp gen Bb tồn tại trên NST thường mỗi gen đều có chiều dài 4080 Ao , B có tỉ lệ A/G = 9/7, b có tỉ lệ A/G = 13/3. Cơ thể mang cặp gen Bb giảm phân rối loạn phân bào 1. Số nu mỗi loại về cặp gen Bb trong giao tử là

  • A. A = T = 675, G = X = 525.
  • B. A = T = 975, G = X = 225.
  • C. A = T = 1650, G = X = 750.
  • D. A = T = 2325, G = X = 1275.

Câu 8: Hiện tượng các nhiễm sắc thể tiếp hợp và trao đổi chéo diễn ra ở kì nào của giảm phân?

  • A. Kì đầu I.
  • B. Kì giữa I.
  • C. Kì đầu II.
  • D. Kì giữa II.

Câu 9: Biết hàm lượng DNA nhân trong một tế bào sinh tinh của một loài động vật là 6,6pg. Trong trường hợp phân bào bình thường, hàm lượng DNA nhân của mỗi tế bào khi đang ở kì sau của giảm phân II là

  • A. 3,3pg
  • B. 26,4 pg
  • C. 13,2 pg
  • D. 6,6pg

Câu 10: Giảm phân I làm cho

  • A. số lượng nhiễm sắc thể giảm đi một nửa và tạo ra các tổ hợp nhiễm sắc thể mới.
  • B. số lượng nhiễm sắc thể tăng lên gấp đôi và tạo ra các tổ hợp nhiễm sắc thể mới.
  • C. số lượng nhiễm sắc thể được giữ nguyên nhưng tạo ra các tổ hợp nhiễm sắc thể mới.
  • D. số lượng nhiễm sắc thể giảm đi một nửa nhưng không tạo ra các tổ hợp nhiễm sắc thể mới.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánCAAAA
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánCCADA



 

 

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Trong giảm phân, kì sau I và kì sau II đều xảy ra hiện tượng nào sau đây?

  • A. Các chromatid tách nhau ra ở tâm động.
  • B. Các nhiễm sắc thể kép tập trung thành một hàng.
  • C. Các nhiễm sắc thể di chuyển về 2 cực của tế bào.
  • D. Các nhiễm sắc thể kép bắt đôi theo từng cặp tương đồng.

 

Câu 2: Trong giảm phân các nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng có sự tiếp hợp và bắt chéo nhau vào kì nào?

  • A. Kì đầu I.
  • C. Kì giữa I.
  • B. Kì đầu II.
  • D. Kì giữa II.

 

Câu 3: Giảm phân và nguyên phân giống nhau ở đặc điểm nào sau đây?

  • A. Đều có 2 lần phân bào liên tiếp.
  • B. Đều có 1 lần nhân đôi nhiễm sắc thể.
  • C. Đều có sự tiếp hợp giữa các nhiễm sắc thể tương đồng.
  • D. Đều có sự trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc thể tương đồng.

Câu 4: Kết quả của giảm phân tạo ra

  • A. Tế bào sinh dưỡng có bộ nhiễm sắc thể 2n.
  • B. Giao tử có bộ nhiễm sắc thể n.
  • C. Tinh trùng có bộ nhiễm sắc thể n.
  • D. Trứng có bộ nhiễm sắc thể n

 

Câu 5: Ở kì nào của giảm phân I, các cặp nhiễm sắc thể kép trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng phân li độc lập với nhau về 2 cực tế bào?

  • A. Kì đầu
  • B. Kì sau
  • C. Kì cuối
  • D. Kì giữa

 

Câu 6: Một tế bào sinh dục sơ khai của 1 loài thực hiện nguyên phân liên tiếp một số đợt tạo ra các tế bào con. Các tế bào con sinh ra từ đợt nguyên phân cuối cùng đều giảm phân bình thường tạo 128 tinh trùng chứa NST Y. Số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai là

  • A. 4
  • B. 7
  • C. 6
  • D. 5

 

Câu 7: Ở một cơ thể của một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24, trong đó có 4 cặp nhiễm sắc thể đồng dạng có cấu trúc giống nhau, giảm phân hình thành giao tử có trao đổi chéo đơn xảy ra ở 2 cặp nhiễm sắc thể. Số loại giao tử tối đa có thể tạo ra là

  • A. 256.
  • B. 1024.
  • C. 4096.
  • D. 512.

 

Câu 8: Giảm phân có thể tạo ra các tổ hợp nhiễm sắc thể mới do

  • A. sự trao đổi đoạn giữa các NST ở kì đầu I kết hợp với sự phân li và tổ hợp ngẫu nhiên của các NST ở kì sau II.
  • B. sự trao đổi đoạn giữa các NST ở kì đầu II kết hợp với sự phân li và tổ hợp ngẫu nhiên của các NST ở kì sau I.
  • C. sự trao đổi đoạn giữa các NST ở kì đầu I kết hợp với sự phân li và tổ hợp ngẫu nhiên của các NST ở kì sau I.
  • D. sự trao đổi đoạn giữa các NST ở kì đầu II kết hợp với sự phân li và tổ hợp ngẫu nhiên của các NST ở kì sau II.

 

Câu 9: Quan sát một nhóm tế bào sinh tinh của một cơ thể ruồi giấm có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8, giảm phân bình thường; người ta đếm được trong tất cả các tế bào này có tổng số 128 nhiễm sắc thể kép đang phân li về hai cực của tế bào. Số giao tử được tạo ra sau khi quá trình giảm phân kết thúc là

  • A. 8.
  • B. 16.
  • C. 32.
  • D. 64.

 

Câu 10: Giao tử là

  • A. tế bào có bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n), có thể trực tiếp tham gia thụ tinh tạo thành hợp tử ở sinh vật đa bào.
  • B. tế bào có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n), có thể trực tiếp tham gia thụ tinh tạo thành hợp tử ở sinh vật đa bào.
  • C. tế bào có bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n), có thể trải qua giảm phân rồi mới tham gia thụ tinh tạo thành hợp tử ở sinh vật đa bào.
  • D. tế bào có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n), có thể trải qua giảm phân rồi mới tham gia thụ tinh tạo thành hợp tử ở sinh vật đa bào.

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi
Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánCABBB
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánCBCDA



 

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (4 điểm). Thụ tinh là gì? Trình bày kết quả của quá trình thụ tinh.

Câu 2 (6 điểm). Trình bày diễn biến của giảm phân I.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

 - Thụ tinh là quá trình kết hợp giữa giao tử đực với giao tử cái.  - Kết quả của quá trình thụ tinh là sự dung hợp giữa giao tử đực với giao tử cái, từ đó tạo ra hợp tử, phát triển thành phôi rồi có thể phát sinh ra cơ thể mới (thế hệ con).

2 điểm

2 điểm

Câu 2

(6 điểm)

 - Kì đầu I: Các nhiễm sắc thể kép bắt đôi với nhau và có thể tiến hành trao đổi các đoạn chromatid theo từng cặp tương đồng, sau đó xoắn lại. Màng nhân và nhân con tiêu biến. Thoi phân bào được hình thành.  - Kì giữa I: Các cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng sau khi bắt đôi và co xoắn cực đại di chuyển về mặt phẳng xích đạo của tế bào và xếp thành hai hàng. Thoi phân bào đính vào tâm động ở một nhiễm sắc thể kép của cặp nhiễm sắc thể tương đồng.  - Kì sau I: Mỗi nhiễm sắc thể kép trong cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng được thoi phân bào kéo về mỗi cực của tế bào.  - Kì cuối I: Ở mỗi cực của tế bào, các nhiễm sắc thể kép dần dãn xoắn, màng nhân và nhân con xuất hiện, thoi phân bào tiêu biến và tế bào chất phân chia tạo thành hai tế bào con có bộ nhiễm sắc thể đơn  bội kép (n nhiễm sắc thể kép).

1,5 điểm

1,5 điểm

1,5 điểm

1,5 điểm



 

ĐỀ 2

Câu 1 (4 điểm). Các yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình giảm phân?

Câu 2 (6 điểm). Trình bày diễn biến của giảm phân II.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

 - Một số nhân tố bên trong ảnh hưởng đến quá trình giảm phân: di truyền, các hormone sinh dục, tuổi thành thục sinh dục,…  - Một số nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến quá trình giảm phân: Nhiệt độ, các hóa chất, các bức xạ, các chất dinh dưỡng, căng thẳng.

2 điểm

2 điểm

Câu 2

(6 điểm)

 - Kì đầu I: Các nhiễm sắc thể kép bắt đôi với nhau và có thể tiến hành trao đổi các đoạn chromatid theo từng cặp tương đồng, sau đó xoắn lại. Màng nhân và nhân con tiêu biến. Thoi phân bào được hình thành.  - Kì giữa I: Các cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng sau khi bắt đôi và co xoắn cực đại di chuyển về mặt phẳng xích đạo của tế bào và xếp thành hai hàng. Thoi phân bào đính vào tâm động ở một nhiễm sắc thể kép của cặp nhiễm sắc thể tương đồng.  - Kì sau I: Mỗi nhiễm sắc thể kép trong cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng được thoi phân bào kéo về mỗi cực của tế bào.  - Kì cuối I: Ở mỗi cực của tế bào, các nhiễm sắc thể kép dần dãn xoắn, màng nhân và nhân con xuất hiện, thoi phân bào tiêu biến và tế bào chất phân chia tạo thành hai tế bào con có bộ nhiễm sắc thể đơn  bội kép (n nhiễm sắc thể kép).

1,5 điểm

1,5 điểm

1,5 điểm

1,5 điểm



 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Bộ nhiễm sắc thể của loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn định qua các thế hệ là nhờ

  • A. sự phối hợp của quá trình nguyên phân và giảm phân.
  • B. sự phối hợp của quá trình nguyên phân và thụ tinh.
  • C. sự phối hợp của quá trình giảm phân và thụ tinh.
  • D. sự phối hợp của quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.

 

Câu 2: Ngựa có bộ nhiễm sắc thể 2n = 64 và lừa có bộ nhiễm sắc thể 2n = 62. Con lai giữa ngựa cái và lừa đực là con la. Con la sẽ có bộ nhiễm sắc thể là

  • A. 2n = 62.
  • B. 2n = 64.
  • C. 2n = 63.
  • D. 2n = 126.

 

Câu 3: Ở ruồi giấm 2n = 8. Hỏi ở kì sau của giảm phân I có số lượng nhiễm sắc thể kép trong tế bào là bao nhiêu?

  • A. 4
  • B. 8
  • C. 16
  • D. 2

 

Câu 4: Nhân tố nào sau đây là nhân tố bên trong ảnh hưởng đến quá trình giảm phân?

  • A. Nhiệt độ.
  • B. Hormone sinh dục.
  • C. Chất dinh dưỡng.
  • D. Căng thẳng thần kinh.

 

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm). Em hãy giải thích nguồn gốc của các nhiễm sắc thể trong mỗi cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong tế bào của cơ thể sinh vật lưỡng bội.

Câu 2 (4 điểm). Nhân tố bên trong ảnh hưởng đến quá trình giảm phân như thế nào?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi
Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánDCAB

Tự luận:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

Giao tử đực chứa bộ nhiễm sắc thể đơn bội có nguồn gốc từ bố, giao tử cái chứa bộ nhiễm sắc đơn bội có nguồn gốc từ mẹ. Thụ tinh là quá trình giao tử đực đơn bội (n) kết hợp giao tử cái đơn bội (n) → hợp tử lưỡng bội (2n) → phôi → cơ thể mới. Như vậy, trong mỗi cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong tế bào của cơ thể sinh vật lưỡng bội, 1 chiếc có nguồn gốc từ bố và 1 chiếc có nguồn gốc từ mẹ.

2 điểm

Câu 2

(4 điểm)

 - Nhân tố di truyền: quy định thời điểm bắt đầu giảm phân và số lần giảm phân, thời gian của một lần giảm phân rất khác nhau ở các loài sinh vật khác nhau.  - Các hormone sinh dục: Ở động vật, một số hormone sinh dục kích thích giảm phân hình thành giao tử. Sự phối hợp hoạt động giữa các loại hormone sinh dục ảnh hưởng tới tốc độ của quá trình giảm phân hình thành giao tử.

2 điểm

2 điểm

 



 

 

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Kết thúc giảm phân, một tế bào sinh tinh sẽ tạo ra

  • A. 4 tinh trùng.
  • B. 1 tinh trùng.
  • C. 2 tinh trùng.
  • D. 3 tinh trùng.

 

Câu 2: Kết thúc giảm phân, một tế bào sinh trứng sẽ tạo ra

  • A. 4 tế bào trứng.
  • B. 2 tế bào trứng và 2 thể cực.
  • C. 1 tế bào trứng và 3 thể cực.
  • D. 3 tế bào trứng và 1 thể cực.

Câu 3: Nếu một cá thể sinh vật sinh sản hữu tính có bộ nhiễm sắc thể 2n = 4 được kí hiệu là AaBb thì có thể tạo ra mấy loại giao tử khác nhau về kí hiệu bộ nhiễm sắc thể?

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 4.
  • D. 3.

 

Câu 4: Diễn biến của nhiễm sắc thể ở kỳ giữa của giảm phân I là

  • A. 2n nhiễm sắc thể đơn xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
  • B. 2n nhiễm sắc thể đơn xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
  • C. 2n nhiễm sắc thể kép xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
  • D. 2n nhiễm sắc thể kép xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm). Cá thể có bộ NST 2n = 4 và có kiểu gen là AaBb có thể tạo ra mấy loại giao tử?

Câu 2 (4 điểm). Kể tên một số cây trồng, vật nuôi được điều khiển sinh sản bằng hormone sinh dục mà em biết.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi
Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánACCD

Tự luận:

Câu
Nội dung
Biểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

Nếu một cá thể sinh vật sinh sản hữu tính có bộ nhiễm sắc thể 2n = 4 được kí hiệu AaBb thì có thể tạo ra 4 loại giao tử là AB, Ab, aB, ab.

2 điểm

Câu 2

(4 điểm)

 - Cá mè, cá trắm cỏ không đẻ trong ao nuôi. Tiêm dịch chiết từ tuyến dưới não của các loài cá khác làm trứng chín hàng loạt, sau đó nặn trứng ra và cho thụ tinh nhân tạo bên ngoài cơ thể rồi đem ấp nở ra cá con.  - Trong trồng trọt, người ta dùng GA3B (Gibberelline) trong công nghệ lúa lai, phun lên bông của cây mẹ, để bông lúa vươn dài ra, dễ tiếp nhận phấn hoa,…

2 điểm

2 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay