Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10 cánh diều Bài 16: Công nghệ tế bào

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10 cánh diều Bài 16: Công nghệ tế bào. Sinh học và sự phát triển bền vững. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 16: CÔNG NGHỆ TẾ BÀO

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Công nghệ tế bào là

  • A. một lĩnh vực của công nghệ sinh học, bao gồm các quy trình kĩ thuật chọn tạo và nuôi cấy tế bào, mô trong môi trường sinh vật nhằm duy trì và tăng sinh tế bào, mô; từ đó sản xuất các sản phẩm phục vụ đời sống con người.
  • B. một lĩnh vực của công nghệ sinh học, bao gồm các quy trình kĩ thuật chọn tạo và nuôi cấy tế bào, mô trong môi trường nước nhằm duy trì và tăng sinh tế bào, mô; từ đó sản xuất các sản phẩm phục vụ đời sống con người.
  • C. một lĩnh vực của công nghệ sinh học, bao gồm các quy trình kĩ thuật chọn tạo và nuôi cấy tế bào, mô trong môi trường cạn nhằm duy trì và tăng sinh tế bào, mô; từ đó sản xuất các sản phẩm phục vụ đời sống con người.
  • D. một lĩnh vực của công nghệ sinh học, bao gồm các quy trình kĩ thuật chọn tạo và nuôi cấy tế bào, mô trong ống nghiệm (in vitro) nhằm duy trì và tăng sinh tế bào, mô; từ đó sản xuất các sản phẩm phục vụ đời sống con người.

Câu 2: Công nghệ tế bào dựa trên nguyên lí là

  • A. tính toàn năng của tế bào.
  • B. khả năng biệt hoá của tế bào.
  • C. khả năng phản biệt hoá của tế bào.
  • D. tính toàn năng, khả năng biệt hoá và phản biệt hoá của tế bào.

Câu 3: Để có đủ cây trồng trong một thời gian ngắn đáp ứng yêu cầu sản xuất, người ta tách bộ phận nào của cây để nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng đặt trong ống nghiệm?

  • A. Mô.
  • B. Mô phân sinh.
  • C. Tế bào rễ.
  • D. Mô sẹo và tế bào rễ.

Câu 4: Trong công nghệ tế bào, người ta dùng tác nhân nào để kích thích mô sẹo phân hóa thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chính?

  • A. Tia tử ngoại.
  • B. Xung điện.
  • C. Tia X.
  • D. Hormone sinh trưởng.

Câu 5: Cho các bước tiến hành sau:

(1) Nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng thích hợp để tạo mô sẹo

(2) Tách mô phân sinh từ đỉnh sinh trưởng hoặc các tế bào lá non của cây mẹ

(3) Nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng thích hợp để tạo cây con hoàn chỉnh

(4) Đem cây con trồng ngoài thực địa

(5) Đem cây con trồng trong vườn ươm

Trình tự các bước của quy trình vi nhân giống là

  • A. (2) → (3) → (1) → (5) → (4).
  • B. (2) → (3) → (1) → (4) → (5).
  • C. (2) → (1) → (3) → (5) → (4).
  • D. (2) → (1) → (3) → (4) → (5).

Câu 6: Nhân bản vô tính ở động vật đã có những triển vọng như thế nào?

  • A. Nhân nhanh nguồn gen động vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng và nhân nhanh giống vật nuôi nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất
  • B. Tạo ra giống vật nuôi mới có nhiều đặc tính quý
  • C. Tạo ra cơ quan nội tạng từ các tế bào động vật đã được chuyển gen người
  • D. Tạo ra giống có năng suất cao, miễn dịch tốt

Câu 7: Để tăng nhanh số lượng cá thể đáp ứng yêu cầu sản xuất, người ta áp dụng phương pháp nào?

  • A. Vi nhân giống
  • B. Gây đột biến dòng tế bào xôma
  • C. Sinh sản hữu tính
  • D. Gây đột biến gen

Câu 8: Trong ứng dụng di truyền học, cừu Đôli là sản phẩm của phương pháp

  • A. Gây đột biến gen
  • B. Nhân bản vô tính
  • C. Gây đột biến dòng tế bào xôma
  • D. Sinh sản hữu tính

Câu 9: Để nhận được mô non, cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh hoàn toàn giống với cơ thể gốc, người ta phải thực hiện

  • A. Công nghệ tế bào
  • B. Công nghệ sinh học
  • C. Công nghệ gen
  • D. Kĩ thuật gen

Câu 10: Cho các ứng dụng sau:

(1) Nhân nhanh các giống cây trồng để đáp ứng nhu cầu về giống cây trồng

(2) Bảo tồn các giống cây trồng quý hiếm như các cây gỗ quý, các cây có nguy cơ tuyệt chủng

(3) Tạo ra các giống cây trồng sạch bệnh virus

(4) Tạo nguyên liệu khởi đầu cho nuôi cấy dịch huyền phù tế bào, chuyển gene vào tế bào thực vật

Số ứng dụng của vi nhân giống là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánDDBDC
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánAABAD



 

 

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về tính toàn năng, khả năng biệt hóa và phản biệt hóa của tế bào?

  • A. Tính toàn năng của mỗi loại tế bào động vật là giống nhau.
  • B. Hầu hết các loại tế bào thực vật đều có khả năng phản biệt hóa.
  • C. Tính toàn năng của tế bào động vật cao hơn tế bào thực vật.
  • D. Tất cả các dòng tế bào động vật có khả năng phản biệt hóa.

Câu 2: Trong thực tiễn sản xuất, người nông dân thường dùng kĩ thuật giâm cành đối với một số cây trồng như sắn, mía, rau muống, khoai lang,... Đặc tính nào sau đây của tế bào thực vật là nguyên lí để thực hiện kĩ thuật này?

  • A. Tính toàn năng.
  • B. Khả năng biệt hoá.
  • C. Khả năng phản biệt hoá.
  • D. Tính toàn năng, khả năng biệt hóa và phản biệt hóa.

 

Câu 3: Trong kĩ thuật cấy gen, ADN tái tổ hợp được hình thành bởi

  • A. Phân tử ADN của tế bào nhận là plasmit
  • B. Một đoạn ADN của tế bào cho với một đoạn ADN của tế bào nhận là plasmit
  • C. Một đoạn mang gen của tế bào cho với ADN của thể truyền
  • D. Một đoạn ADN mang gen của tế bào cho với ADN tái tổ hợp

Câu 4: Kĩ thuật gen là gì?

  • A. Kĩ thuật gen là kĩ thuật tạo ra một gen mới.
  • B. Kĩ thuật gen là các thao tác sửa chữa một gen hư hỏng.
  • C. Kĩ thuật gen là các thao tác chuyển một gen từ tế bào nhận sang tế bào khác.
  • D. Kĩ thuật gen là các thao tác tác động lên ADN, để chuyển một đoạn ADN mang một gen hoặc một cụm gen từ tế bào của loài cho sang tế bào của loài nhận nhờ thể truyền

 

Câu 5: Tế bào sinh dưỡng của thực vật khi được kích hoạt phản biệt hoá sẽ hình thành

  • A. mô sẹo.
  • B. mô biểu bì.
  • D. mô sinh sản.

C. mô sinh dưỡng.

 

Câu 6: Những thành tựu nào dưới đây không phải là kết quả ứng dụng của công nghệ gen?

  • A. Tạo chủng vi sinh vật mới
  • B. Tạo cây trồng biến đổi gen
  • C. Tạo cơ quan nội tạng của người từ các tế bào động vật
  • D. Tạo ra các cơ thể động vật biến đổi gen.

 

Câu 7: Ngành công nghệ sử dụng các tế bào sống và quá trình sinh học để tạo ra các sản phẩm sinh học cần thiết cho con người là ngành

  • A. Công nghệ enzyme/protein
  • C. Công nghệ tế bào thực vật và động vật
  • B. Công nghệ gen
  • D. Công nghệ sinh học

 

Câu 8: Ngành công nghệ nào là công nghệ cao và mang tính quyết định sự thành công của cuộc cách mạng sinh học?

  • A. Công nghệ gen
  • C. Công nghệ chuyển nhân và phôi
  • B. Công nghệ enzyme/protein
  • D. Công nghệ sinh học xử lí môi trường

 

Câu 9: Ngành công nghệ nào sản xuất ra các chế phẩm vi sinh dùng trong chăn nuôi, trồng trọt và bảo quản thực phẩm?

  • A. Công nghệ enzyme/protein
  • C. Công nghệ tế bào thực vật và động vật
  • B. Công nghệ gen
  • D. Công nghệ lên men

 

Câu 10: Tính toàn năng của tế bào là

  • A. khả năng một tế bào phân chia, phát triển thành mô, cơ quan, cơ thể hoàn chỉnh trong môi trường thích hợp.
  • B. quá trình một tế bào biến đổi thành một loại tế bào mới, có tính chuyên hóa về cấu trúc và chức năng.
  • C. quá trình kích hoạt tế bào đã biệt hóa thành tế bào mới giảm hoặc không còn tính chuyên hóa về cấu trúc và chức năng.
  • D. khả năng một tế bào phân chia, phát triển thành mô, cơ quan, cơ thể hoàn chỉnh trong mọi loại môi trường.

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi
Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánBACDA
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánCDADA



 

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (4 điểm). Em hiểu như thế nào về công nghệ tế bào? Công nghệ tế bào được phát triển dựa trên nền tảng nào?

Câu 2 (6 điểm). Nêu một số thành tựu của công nghệ tế bào thực vật.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

 - Công nghệ tế bào là một lĩnh vực của công nghệ sinh học, bao gồm các quy trình kĩ thuật chọn tạo và nuôi cấy tế bào, mô trong ống nghiệm (in vitro) nhằm duy trì và tăng sinh tế bào, mô; từ đó sản xuất các sản phẩm phục vụ đời sống con người.  - Công nghệ tế bào được phát triển dựa trên nền tảng kết hợp của một số lĩnh vực như sinh học tế bào, sinh học phân tử,…

2 điểm

2 điểm

Câu 2

(6 điểm)

 - Nhân nhanh các giống cây trồng: Từ mảnh lá, thân, rễ,… của cây mẹ, trải qua giai đoạn phản biệt hóa, công nghệ nhân giống in vitro đã tạo ra mô sẹo, tái sinh chồi từ mô sẹo, từ đó phát triển thành nhiều cây con.  - Tạo giống cây trồng mới bằng cách dung hợp tế bào trần và tạo giống cây trồng biến đổi gene.  - Sản xuất các chất có hoạt tính sinh học trong tế bào thực vật

2 điểm

2 điểm

2 điểm

ĐỀ 2

Câu 1 (4 điểm). Tính toàn năng, khả năng biệt hóa và phản biệt hóa có sự khác nhau như thế nào giữa tế bào động vật và tế bào thực vật?

Câu 2 (6 điểm). Vi nhân giống được ứng dụng như thế nào?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

 - Phản biệt hóa có thể thực hiện được ở hầu hết các loại tế bào khác nhau của cơ thể thực vật.  - Phản biệt hóa ở tế bào động vật thường khó thực hiện hơn tế bào thực vật. Tính toàn năng, khả năng biệt hóa và phản biệt hóa của tế bào động vật có sự khác biệt rất lớn giữa các loại tế bào, mô và cơ quan.

2 điểm

2 điểm

Câu 2

(6 điểm)

 - Nhân nhanh các giống cây trồng, đặc biệt là các giống quý hiếm như các cây dược liệu, cây gỗ quý, cây thuộc loài nằm trong sách đỏ  - Tạo ra các giống cây sạch bệnh virus (kĩ thuật nuôi cấy mô phân sinh, tạo hạt giống nhân tạo).  - Tạo ra nguyên liệu khởi đầu cho các quy trình nuôi dịch huyền phù tế bào thực vật, chuyển gene vào tế bào thực vật.

2điểm

2 điểm

2 điểm



 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Tế bào trần là loại tế bào thực vật đã được loại bỏ

  • A. thành tế bào.
  • B. nhân tế bào.
  • C. ti thể.
  • D. lục lạp.

 

Câu 2: Cho các thành tựu sau:

(1) Tạo mô, cơ quan thay thế

(2) Tạo dòng tế bào và động vật chuyển gene

(3) Nhân bản vô tính ở động vật

Các thành tựu chính của công nghệ tế bào động vật gồm

  • A. (1) và (2).
  • B. (1) và (3).
  • C. (2) và (3).
  • D. (1), (2) và (3).

 

Câu 3: Ưu điểm của công nghệ phản biệt hóa tế bào sinh dưỡng thành tế bào gốc để tái tạo các mô, cơ quan tự thân nhằm thay thế mô, cơ quan bị tổn thương ở người bệnh là

  • A. giúp chủ động được nguồn mô, cơ quan cấy ghép.
  • B. giúp hạn chế được hiện tượng đào thải mô, cơ quan ở người bệnh.
  • C. giúp chủ động được nguồn mô, cơ quan cấy ghép đồng thời hạn chế được hiện tượng đào thải mô, cơ quan ở người bệnh.
  • D. giúp tạo ra nguồn mô, cơ quan cấy ghép một cách nhanh chóng, đơn giản và tiết kiệm chi phí cho người bệnh.

 

Câu 4: Mục đích của việc sử dụng kĩ thuật gen là:

  • A. Là sử dụng những kiểu gen tốt, ổn định để làm giống
  • B. Để sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa trên quy mô công nghiệp.
  • C. Là tập trung các gen trội có lợi vào những cơ thể dùng làm giống
  • D. Là tập trung những gen lạ vào một cơ thể để tạo giống mới

 

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm). Nêu một số thành tựu của nhân bản vô tính động vật.

Câu 2 (4 điểm). Phương pháp dung hợp tế bào trần được ứng dụng như thế nào?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi
Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánADAB

Tự luận:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

Cừu Dolly là động vật có vú đầu tiên được nhân bản vô tính năm 1996. Sau đó, hàng hoạt các động vật như chó, lợn, dê,… đã được nhân bản vô tính thành công.

2 điểm

Câu 2

(4 điểm)

 - Tạo cây lai mang các đặc tính tốt của hai dòng tế bào ban đầu mà bằng phương pháp sinh sản hữu tính thông thường không thể tạo ra được. Ví dụ: tạo cây pomato mang đặc điểm của cả cây cà chua và cây khoai tây.  - Dung hợp dòng tế bào trần đơn bội (n) với dòng tế bào trần lưỡng bội (2n) cùng loài được sử dụng trong tạo các giống cây tam bội (3n) không hạt. Ví dụ: dưa hấu không hạt, bưởi và cam không hạt,…

2 điểm

2 điểm

 



 

 

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Nhân bản vô tính ở động vật là quá trình

  • A. tạo ra các tế bào hoặc nhiều cá thể hoàn toàn giống nhau về mặt di truyền từ một hoặc một số tế bào sinh dưỡng ban đầu.
  • B. tạo ra các tế bào hoặc nhiều cá thể hoàn toàn khác nhau về mặt di truyền từ một hoặc một số tế bào sinh dưỡng ban đầu.
  • C. tạo ra các tế bào hoặc nhiều cá thể hoàn toàn khác nhau về mặt di truyền từ một hoặc một số tế bào sinh dục chín ban đầu.
  • D. tạo ra các tế bào hoặc nhiều cá thể hoàn toàn giống nhau về mặt di truyền từ một hoặc một số tế bào sinh dục chín ban đầu.

 

Câu 2: Trong ứng dụng kĩ thuật gen. Sản phẩm nào sau đây tạo ra qua ứng dụng lĩnh vực “tạo ra các chủng vi sinh vật mới”:

  • A. Horomone insulin chữa bệnh đái tháo đường ở người
  • B. Tạo giống lúa giàu vitamin A
  • C. Sữa bò có mùi sữa người và dễ tiêu hóa, dùng để nuôi trẻ trong vòng 6 tháng tuổi
  • D. Cá trạch có trọng lượng cao

Câu 3: Cho các ứng dụng công nghệ tế bào sau:

(1) Vi nhân giống

(2) Dung hợp tế bào trần

(3) Cấy truyền phôi

(4) Nhân bản vô tính

Số ứng dụng tạo được giống mới là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

 

Câu 4: Đâu không phải là thành tựu thực tiễn của công nghệ tế bào động vật?

  • A. Nhân bản vô tính vật nuôi.
  • B. Liệu pháp tế bào gốc.
  • C. Liệu pháp gene.
  • D. Lai tế bào sinh dưỡng.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm). Em hiểu như thế nào về liệu pháp tế bào gốc?

Câu 2 (4 điểm). Tạo dòng tế bào và động vật chuyển gene được ứng dụng như thế nào trong sản xuất chế phẩm sinh học, nghiên cứu và sàng lọc thuốc?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi
Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánAAAD

Tự luận:

Câu
Nội dung
Biểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

Liệu pháp tế bào gốc là phương pháp chữa bệnh bằng cách truyền tế bào gốc được nuôi cấy ngoài cơ thể vào người bệnh để thay thế các tế bào bị bệnh di truyền.

2 điểm

Câu 2

(4 điểm)

 - Ứng dụng sản xuất chế phẩm sinh học: Chuyển gene quy định tổng hợp các chất như hormone sinh trưởng, các kháng thể, kháng nguyên, interferon,… vào tế bào động vật tạo ra các dòng tế bào và động vật chuyển gene để sản xuất thuốc, vaccine.  - Ứng dụng làm mô hình cho các nghiên cứu bệnh học và sàng lọc thuốc: Công nghệ tế bào gốc giúp tạo nên các dòng tế bào và động vật chuyển gene làm mô hình cho các nguyên cứu bệnh học và sàng lọc thuốc.

2 điểm

2 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay