Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10 cánh diều Bài 18: Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10 cánh diều Bài 18: Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật. Sinh học và sự phát triển bền vững. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 18: SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN Ở VI SINH VẬT

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Sinh trưởng của vi sinh vật là

  • A. sự tăng lên về số lượng tế bào của quần thể vi sinh vật thông qua quá trình sinh sản.
  • B. sự tăng lên về số lượng tế bào của quần thể vi sinh vật thông qua quá trình nguyên phân.
  • C. sự tăng lên về số lượng tế bào của cơ thể vi sinh vật thông qua quá trình sinh sản.
  • D. sự tăng lên về số lượng tế bào của cơ thể vi sinh vật thông qua quá trình nguyên phân.

Câu 2: Sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn được nuôi trong môi trường mà các chất dinh dưỡng không được bổ sung thêm đồng thời không rút bớt sản phẩm và chất thải trong suốt quá trình nuôi diễn ra theo

  • A. 4 pha.
  • B. 2 pha.
  • C. 3 pha.
  • D. 1 pha.

Câu 3: “Phát triển ngoại tế bào” có nghĩa là

  • A. trên bề mặt của tế bào chủ
  • B. bên trong tế bào chủ
  • C. nhấn chìm tế bào chủ
  • D. làm hỏng màng tế bào của tế bào chủ

Câu 4: Điều kiện quan trọng nhất để chuyển từ dạng sợi sang dạng men trong phòng thí nghiệm là?

  • A. Môi trường nghèo chất dinh dưỡng
  • B. Môi trường giàu chất dinh dưỡng
  • C. Nhiệt độ cao
  • D. Nhiệt độ thấp

Câu 5: Trong tự nhiên, nấm hay gặp nhất ở đâu?

  • A. Ký sinh ở động vật
  • B. Ký sinh ở người
  • C. Ký sinh ở thực vật
  • D. Hoại sinh ở đất

Câu 6: Trình tự các pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy không liên tục là

  • A. pha tiềm phát → pha lũy thừa → pha cân bằng → pha suy vong.
  • B. pha tiềm phát → pha cân bằng → pha luỹ thừa → pha suy vong.
  • C. pha lũy thừa → pha tiềm phát → pha suy vong → pha cân bằng.
  • D. pha lũy thừa → pha tiềm phát → pha cân bằng → pha suy vong.

Câu 7: Trong nuôi cấy không liên tục, số lượng tế bào sống trong quần thể giảm dần là đặc điểm của pha?

  • A. Pha suy vong.
  • B. Pha lag.
  • C. Pha log.
  • D. Pha cân bằng.

Câu 8: Pha tiềm phát không có đặc điểm đặc điểm nào sau đây?

  • A. Dinh dưỡng đầy đủ cho sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn.
  • B. Vi khuẩn thích ứng dần với môi trường và tổng hợp các enzyme trao đổi chất.
  • C. Các chất độc hại cho sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn tích lũy nhiều.
  • D. Mật độ tế bào vi khuẩn trong quần thể chưa tăng (gần như không thay đổi).

Câu 9: Quá trình nào vi khuẩn nói chung sử dụng để sinh sản?

  • A. giảm phân
  • B. nguyên phân
  • C. sự liên hợp
  • D. phân đôi

Câu 10: Hoạt động nào của con người được gọi là nuôi cấy vi sinh vật theo hình thức liên tục?

  • A. Làm rượu
  • B. Làm nấm
  • C. Làm giấm
  • D. Làm bánh mì

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánAAABD
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánAACDC



 

 

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Trong nuôi cấy không liên tục, để thu được lượng sinh khối của vi khuẩn tối đa nên tiến hành thu hoạch vào thời điểm nào sau đây?

  • A. Đầu pha lũy thừa.
  • B. Cuối pha lũy thừa.
  • C. Đầu pha tiềm phát.
  • D. Cuối pha cân bằng.

 

Câu 2: Mật độ tế bào vi khuẩn trong quần thể bắt đầu suy giảm ở

  • A. pha tiềm phát.
  • B. pha lũy thừa.
  • C. pha cân bằng.
  • D. pha suy vong.

 

Câu 3: Để khắc phục hiện tượng mật độ tế bào vi khuẩn không tăng ở pha cân bằng có thể thực hiện biện pháp nào sau đây?

  • A. Bổ sung thêm một lượng vi sinh vật giống thích hợp.
  • B. Bổ sung thêm nguồn chất dinh dưỡng vào môi trường.
  • C. Bổ sung thêm khí oxygen với nồng độ thích hợp.
  • D. Bổ sung thêm khí nitrogen với nồng độ thích hợp.

Câu 4: Hình thức sinh sản nào sau đây thuộc về nấm sợi?

  • A. Sinh sản bằng bào tử vô tính
  • B. Sinh sản bằng bào tử hữu tính
  • C. Sinh sản bằng hình thức phân đôi
  • D. Sinh sản bằng bào tử vô tính và hữu tính

 

Câu 5: Ở trong tủ lạnh, thực phẩm giữ được khá lâu là vì:

  • A. vi khuẩn bị tiêu diệt ở nhiệt độ thấp
  • B. nhiệt độ thấp làm biến đổi thức ăn, vi khuẩn không thể phân hủy được
  • C. khi ở trong tủ lạnh vi khuẩn bị mất nước nên không hoạt động được
  • D. ở nhiệt độ thấp trong tủ lạnh các vi khuẩn bị ức chế

 

Câu 6: Cho các hình thức sinh sản sau:

(1) Phân đôi

(2) Nảy chồi

(3) Hình thành bào tử vô tính

(4) Hình thành bào tử tiếp hợp

Số hình thức sinh sản có cả ở vi sinh vật nhân sơ và vi sinh vật nhân thực là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

 

Câu 7: Các hình thức sinh sản chủ yếu ở tế bào nhân sơ là:

  • A. sinh sản bằng nội bào tử, bằng ngoại bào tử
  • B. sinh sản bằng phân đôi, bào tử đốt, nảy chồi
  • C. sinh sản nảy chồi, bằng bào tử vô tính, bào tử hữu tính
  • D. sinh sản bằng nội bào tử, nảy chồi

 

Câu 8: Nấm men rượu sinh sản bằng:

  • A. bào tử trần
  • B. bào tử hữu tính
  • C. bào tử vô tính
  • D. nảy chồi

 

Câu 9: Cho các hoạt động sau:

(1) Nhiễm sắc thể mạch vòng của chúng bám vào cấu trúc gấp nếp trên màng sinh chất để làm điểm tựa.

(2) Nhiễm sắc thể mạch vòng nhân đôi.

(3) Tế bào kéo dài, thành và màng tế bào chất thắt lại để hình thành vách ngăn phân chia tế bào chất và chất nhân về hai tế bào mới.

Trình tự các hoạt động trong quá trình phân đôi ở vi sinh vật nhân sơ là

  • A. 1 → 2 → 3.
  • B. 1 → 3 → 2.
  • C. 2 → 3 → 1.
  • D. 2 → 1 → 3.

 

Câu 10: Một loại vi khuẩn chỉ cần amino acid loại methionine làm chất dinh dưỡng hữu cơ và sống trong hang động không có ánh sáng. Kiểu dinh dưỡng của loại vi khuẩn này là

  • A. quang tự dưỡng.
  • B. quang dị dưỡng.
  • C. hóa dị dưỡng.
  • D. hóa tự dưỡng.

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi
Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánBDBDD
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánCDDAC



 

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (4 điểm). Nêu điểm khác nhau giữa nảy chồi của nấm men so với nảy chồi ở vi khuẩn.

Câu 2 (6 điểm). Vi sinh vật được ứng dụng như thế nào trong xử lí chất thải? Lấy ví dụ.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

 - Ở nấm men, các chồi mọc lên trực tiếp không có các ống rỗng như nảy chồi ở vi khuẩn.  - Sự phân chia vật chất di truyền trong nảy chồi ở nấm men theo kiểu phân bào có thoi vô sắc còn ở vi khuẩn phân bào không có thoi vô sắc.

2 điểm

2 điểm

Câu 2

(6 điểm)

 - Dựa vào khả năng hấp thụ và phân giải nhiều hợp chất, kể cả chất thải, chất độc hại và kim loại nặng của vi sinh vật, con người đã sử dụng chúng để xử lí ô nhiễm môi trường hiệu quả, ít tốn kém.  - Ví dụ:  + Sử dụng hệ vi sinh hiếu khí hoặc kị khí trong các bể xử lí sinh học để xử lí nước thải.  + Sử dụng các vi sinh vật “ăn” dầu như Alcanivorax borkumensis để xử lí các sự cố tràn dầu trên biển.  + Sử dụng các Archaea sinh methane để xử lí chất thải vật nuôi nhằm vừa tạo ra khí biogas làm chất đốt cho gia đình vừa tránh ô nhiễm môi trường và tạo ra phân bón hữu cơ cho cây trồng.

1,5 điểm

1,5 điểm

1,5 điểm

1,5 điểm



 

 

ĐỀ 2

Câu 1 (4 điểm). Vi sinh vật được ứng dụng như thế nào trong y dược?

Câu 2 (6 điểm). Nêu một số thành tựu của công nghệ vi sinh vật.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

 - Các sản phẩm trao đổi chất ở vi sinh vật còn được ứng dụng trong lĩnh vực y dược để sản xuất thuốc kháng sinh, vaccine, các amino acid, protein đơn bào, hormone, probiotics và nhiều chế phẩm sinh học có giá trị khác.  - Vi sinh vật còn được ứng dụng trong việc chuẩn đoán các bệnh hiểm nghèo, ung thư, bệnh mới phát sinh.

2 điểm

2 điểm

Câu 2

(6 điểm)

Đóng vai trò then chốt trong công nghệ vi sinh vật là công nghệ lên men và công nghệ thu hồi sản phẩm:

 - Công nghệ lên men:  + Thức ăn chăn nuôi  + Bia, rượu, sữa chua,…  - Công nghệ thu hồi sản phẩm:  + Thuốc bảo vệ thực vật sinh học (Bacillus thuringiensis - Bt)  + Thuốc kháng sinh, vaccine  + Chế phẩm sinh học.

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm



 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Thiếu hụt chất dinh dưỡng sẽ khiến vi sinh vật

  • A. sinh trưởng chậm hoặc ngừng sinh trưởng.
  • B. sinh trưởng và sinh sản nhanh chóng hơn.
  • C. tăng cường quang hợp để tự tổng hợp chất dinh dưỡng.
  • D. tăng cường hô hấp kị khí để tự tổng hợp chất dinh dưỡng.

 

Câu 2: Vì sao một số chất hoá học như phenol, các kim loại nặng, alcohol thường dùng làm chất diệt khuẩn?

  • A. Vì các chất này có thể gây biến tính và làm bất hoạt protein, phá hủy cấu trúc màng sinh chất,…
  • B. Vì các chất này có thể tiêu diệt hoặc ức chế đặc hiệu sự sinh trưởng của một hoặc một vài nhóm vi sinh vật.
  • C. Vì các chất này có thể gây biến đổi vật chất di truyền làm giảm khả năng thích nghi của vi sinh vật với môi trường.
  • D. Vì các chất này có thể ngăn cản sự hấp thụ nước khiến các vi sinh vật bị chết do thiếu nước trầm trọng.

 

Câu 3: Cho các yếu tố sau: nhiệt độ, độ ẩm, các hợp chất phenol, các kim loại nặng, tia UV, tia X. Trong các yếu tố này, số yếu tố vật lí ảnh hưởng đến vi sinh vật là

  • A. 4.
  • B. 5.
  • C. 6.
  • D. 3.

 

Câu 4: Yếu tố nào không ảnh hưởng đến sinh trưởng của quần thể vi sinh vật?

  • A. Nhiệt độ
  • B. Độ ẩm
  • C. Chất ức chế
  • D. Di truyền

 

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (1,5 điểm). Người ta ứng dụng độ ẩm như thế nào để ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật gây hại?

Câu 2 (4,5 điểm). Các yếu tố nào ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi
Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánAAAD

Tự luận:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(1,5 điểm)

Ứng dụng: Tạo độ ẩm phù hợp cho các vi sinh vật có lợi phát triển tối ưu. Tạo độ ẩm bất lợi (phơi khô) nhằm ức chế các vi sinh vật gây hại cho con người.

1,5 điểm

Câu 2

(4,5 điểm)

 - Các yếu tố hóa học: Nguồn dinh dưỡng, độ pH, chất ức chế,...  - Các yếu tố vật lí: Nhiệt độ, áp suất thẩm thấu, độ ẩm,...  - Các yếu tố sinh học là các yếu tố do sinh vật sản sinh ra gây ảnh hưởng đến các sinh vật khác sống trong cùng môi trường.

1,5 điểm

1,5 điểm

1,5 điểm

 



 

 

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Chất kháng sinh khác chất diệt khuẩn ở đặc điểm là

  • A. có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế vi sinh vật một cách chọn lọc.
  • B. không làm tổn thương đến da và mô sống của cơ thể người.
  • C. có khả năng làm biến tính các protein, các loại màng tế bào.
  • D. có khả năng sinh oxygen nguyên tử có tác dụng oxi hóa mạnh.

 

Câu 2: Cho các phát biểu sau:

(1) Thuốc kháng sinh là chế phẩm có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế đặc hiệu sự sinh trưởng của một hoặc một vài nhóm vi sinh vật.

(2) Thuốc kháng sinh được dùng để điều trị các bệnh nhiễm trùng ở người, động vật và thực vật.

(3) Việc lạm dụng thuốc kháng sinh gây hiện tượng nhờn thuốc (kháng kháng sinh) nhanh chóng ở nhiều vi sinh vật gây bệnh.

(4) Dung dịch cồn – iodine có khả năng ức chế sinh trưởng và tiêu diệt vi sinh vật nhưng không được coi là chất kháng sinh.

Số phát biểu đúng khi nói về thuốc kháng sinh là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 3: Đâu không phải là quá trình nuôi cấy không liên tục trong thực tế?

  • A. làm sữa chua
  • B. nuôi con giấm
  • C. muối dưa cà
  • D. lên men rượu

 

Câu 4: Bệnh nào không phải do vi khuẩn tạo nên?

  • A. HIV/AIDS
  • B. Ho gà
  • C. Viêm họng
  • D. Viêm xoang

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (1,5 điểm). Nêu biện pháp để khắc phục hiện tượng mật độ tế bào vi khuẩn không tăng ở pha cân bằng.

Câu 2 (4,5 điểm). Vi sinh vật nhân sơ sinh sản bằng cách nào?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi
Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánADBA

Tự luận:

Câu
Nội dung
Biểu điểm

Câu 1

(1,5 điểm)

Biện pháp để khắc phục hiện tượng mật độ tế bào vi khuẩn không tăng ở pha cân bằng là: Bổ sung thêm chất dinh dưỡng và lấy bớt đi dịch nuôi cấy.

1 điểm

Câu 2

(4,5 điểm)

 - Phân đôi: là hình thức sinh sản của phần lớn các vi sinh vật nhân sơ và là hình thức phân bào không có thoi vô sắc (trực phân).  - Nảy chồi: là kiểu sinh sản vô tính có ở một số vi khuẩn.  - Hình thành bào tử

1,5 điểm

1,5 điểm

1,5 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay