Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10 cánh diều Bài 19: Quá trình tổng hợp phân giải ở vi sinh vật và ứng dụng

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10 cánh diều Bài 19_Quá trình tổng hợp phân giải ở vi sinh vật và ứng dụng. Sinh học và sự phát triển bền vững. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 19: QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP VÀ PHÂN GIẢI Ở VI SINH VẬT VÀ ỨNG DỤNG

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Vi sinh vật nào sau đây có khả năng quang hợp không thải O2?

  • A. Vi khuẩn màu tía và màu lục.
  • B. Vi khuẩn lam và vi tảo.
  • C. Vi tảo và vi khuẩn màu tía.
  • D. Vi khuẩn màu tía và vi tảo.

Câu 2: Acid lactic được tạo ra nhờ quá trình?

  • A. hô hấp hiếu khí.
  • B. hô hấp kị khí.
  • C. lên men.
  • D. hô hấp nhân tạo.

Câu 3: Lên men dấm được coi là ứng dụng của quá trình nào?

  • A. Hô hấp hiếu khí không hoàn toàn
  • B. Lên men kỵ khí
  • C. Hô hấp kỵ khí.
  • D. Hô hấp hiếu khí hoàn toàn

Câu 4: Trong quá trình làm kim chi, thực chất là tạo điều kiện để quá trình nào sau đây xảy ra?

  • A. Phân giải protein, cellulose
  • B. Lên men lactic đồng hình
  • C. Lên men lactic dị hình
  • D. Phân giải cellulose, lên men lactic

Câu 5: Quá trình lên men rượu etylic từ nguyên liệu tinh bột cần có sự tham gia của các vi sinh vật?

  • A. nấm men rượu và vi khuẩn lactic.
  • B. nấm men rượu và nấm mốc.
  • C. nấm men rượu.
  • D. nấm mốc và vi khuẩn lactic.

Câu 6: Protein của cá, đậu tương được phân giải tạo ra các acid amin nhờ enzyme?

  • A. Amylase
  • B. Nuclease
  • C. Protease
  • D. Lipase

Câu 7: Cho các vai trò sau:

(1) Góp phần tạo ra hợp chất hữu cơ cho sinh giới.

(2) Góp phần cung cấp O2 cho con người và các sinh vật trên Trái Đất.

(3) Tham gia sản xuất thực phẩm, dược phẩm, nhiên liệu cho con người.

(4) Góp phần cung cấp CO2 cho quá trình quang hợp ở thực vật.

Số vai trò của vi sinh vật quang tổng hợp là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 8: Đơn phân để tổng hợp protein ở vi sinh vật là

  • A. amino acid.
  • B. nucleotide.
  • C. glycerol.
  • D. acid béo.

Câu 9: Cho các ứng dụng sau ở vi sinh vật:

(1) Sản xuất glutamic acid nhờ vi khuẩn Corynebacterium glutamicum.

(2) Sản xuất lysine nhờ vi khuẩn Brevibacterium flavum.

(3) Sản xuất protein nhờ nấm men S. cerevisiae.

(4) Sản xuất nhựa sinh học nhờ vi khuẩn Bacillus cereus hay Cupriavidus necator. Số ứng dụng của quá trình tổng hợp amino acid và protein ở vi sinh vật là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 10: Đối với vi sinh vật, polysaccharide được tổng hợp có vai trò

  • A. làm nguyên liệu xây dựng tế bào hoặc chất dự trữ cho tế bào.
  • B. làm nguyên liệu xây dựng tế bào và thực hiện chức năng xúc tác.
  • C. làm nguyên liệu xây dựng tế bào hoặc thực hiện chức năng di chuyển.
  • D. làm chất kháng sinh để ức chế sự phát triển quá mức của các sinh vật khác.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánACABB
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánCCACA



 

 

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Các vi sinh vật tổng hợp lipid từ nguyên liệu là

  • A. glycerol và acid béo.
  • B. amino acid.
  • C. glucose.
  • D. nucleotide.

 

Câu 2: Dựa vào nhu cầu của vi sinh vật đối với nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu, người ta phân chia làm mấy nhóm vi sinh vật?

  • A. 4
  • B. 2
  • C. 1
  • D. 3

 

Câu 3: Quá trình phân giải có vai trò là

  • A. hình thành các hợp chất đặc trưng để xây dựng và duy trì các hoạt động sống của tế bào.
  • B. hình thành năng lượng cung cấp cho quá trình tổng hợp và các hoạt động của tế bào.
  • C. hình thành nguyên liệu và năng lượng cung cấp cho quá trình tổng hợp và các hoạt động của tế bào.
  • D. hình thành các hợp chất tích lũy năng lượng để duy trì các hoạt động sống của tế bào.

Câu 4: Điều nào sau đây không đúng khi nói về lên men ở vi sinh vật

  • A. Cơ chất (ví dụ đường) bị oxy hoá từng phần.
  • B. NADH bị khử thành NAD + để cung cấp cho đường phân.
  • C. Chất nhận electron là chất hữu cơ nội sinh.
  • D. ATP được tạo thành nhờ phosphoryl hoá oxy hoá.

 

Câu 5: Con người ứng dụng quá trình tổng hợp các chất ức chế sự phát triển của các sinh vật khác ở vi sinh vật để

  • A. sản xuất dầu diesel sinh học.
  • B. sản xuất glutamic acid.
  • C. sản xuất nhựa hóa dầu.
  • D. sản xuất thuốc kháng sinh.

 

Câu 6: Chất nào sau đây không được dùng làm nguyên liệu sản xuất rượu?

  • A. ngô
  • B. mật đường
  • C. váng sữa
  • D. nho

 

Câu 7: Nguyên liệu nào sau đây quan trọng để sản xuất axit glutamic?

  • A. glycerol
  • B. rượu mạnh ngô
  • C. tryptone
  • D. biotine

 

Câu 8: Vi sinh vật nào sau đây có hàm lượng vitamin cao?

  • A. vi khuẩn
  • B. nấm men
  • C. tảo
  • D. động vật nguyên sinh

 

Câu 9: Có hai loại lên men lactic là:

  • A. Lên men lactic hóa dưỡng và lên men lactic quang dưỡng
  • B. Lên men lactic đồng hình và lên men lactic dị hình
  • C. Lên men lactic tự dưỡng và lên men lactic dị dưỡng
  • D. Lên men lactic chủ động và lên men lactic bị động

 

Câu 10: Con người có thể nuôi nấm men hoặc vi tảo dự trữ carbon và năng lượng bằng cách tích lũy nhiều lipid trong tế bào để

  • A. sản xuất dầu diesel sinh học.
  • B. sản xuất glutamic acid.
  • C. sản xuất nhựa hóa dầu.
  • D. sản xuất thuốc kháng sinh.

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi
Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánAACDD
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánCDBBA



 

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (4 điểm). Nêu vai trò của quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật.

Câu 2 (6 điểm). Nêu khái niệm, phân loại và vai trò của quá trình quang tổng hợp ở vi khuẩn.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

 - Vai trò của quá trình tổng hợp: hình thành các hợp chất (vật liệu) để xây dựng và duy trì các hoạt động của vi sinh vật, đồng thời, giúp vi sinh vật tích lũy năng lượng.  - Vai trò của quá trình phân giải ở vi sinh vật: hình thành nguyên liệu và năng lượng cung cấp cho quá trình tổng hợp và các hoạt động của tế bào.

2 điểm

2 điểm

Câu 2

(6 điểm)

 - Quang tổng hợp ở vi sinh vật là quá trình vi sinh vật tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ nhờ năng lượng ánh sáng.  - Quang tổng hợp ở vi sinh vật được chia thành hai nhóm: quang hợp không thải O2 – quang khử (vi khuẩn màu tía và màu lục) và quang hợp thải O2 (vi khuẩn lam và vi tảo).  - Vai trò của quang tổng hợp ở vi sinh vật đối với sinh giới: góp phần tạo ra hợp chất hữu cơ cho sinh giới, cung cấp O2 cho con người và các sinh vật trên Trái Đất.

2 điểm

2 điểm

2 điểm



 

 

ĐỀ 2

Câu 1 (4 điểm). Nêu cơ chế và vai trò của quá trình tổng hợp amino acid, protein ở vi khuẩn.

Câu 2 (6 điểm). Nêu một số ứng dụng của quá trình tổng hợp lipid và tổng hợp kháng sinh ở vi khuẩn trong thực tiễn.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

 - Cơ chế: Phần lớn vi sinh vật có khả năng tự tổng hợp được các amino acid. Thông qua quá trình dịch mã, ribosome sẽ liên kết các amino acid để tổng hợp protein.  - Vai trò: Một số protein tham gia hình thành cấu trúc tế bào vi sinh vật, phần lớn còn lại thực hiện chức năng xúc tác.

2 điểm

2 điểm

Câu 2

(6 điểm)

 - Tổng hợp lipid: Nuôi cấy một số vi sinh vật dự trữ carbon và năng lượng bằng cách tích lũy nhiều lipid trong tế bào như nấm men hoặc vi tảo để thu lipid sử dụng trong sản xuất dầu diesel sinh học.  - Tổng hợp kháng sinh: Tuyển chọn và nuôi các vi sinh vật để sản xuất thuốc kháng sinh dùng trong chữa bệnh. Ví dụ: Kháng sinh penicillin được sản xuất từ nấm mốc Penicillium chrysogenum.

3 điểm

3 điểm



 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Sản phẩm của quá trình phân giải protein là

  • A. amino acid.
  • B. glucose.
  • C. glycerol.
  • D. acid béo.

 

Câu 2: Các sản phẩm giàu amino acid như nước tương, nước mắm là sản phẩm ứng dụng của quá trình

  • A. phân giải protein.
  • B. phân giải polysaccharide.
  • C. phân giải glucose.
  • D. phân giải amylase.

 

Câu 3: Trong quá trình tổng hợp polysaccharide của vi sinh vật, chất khởi đầu là:  

  • A. acid amin.
  • B. đường glucose.
  • C. ADP.
  • D. ADP – glucose.

 

Câu 4: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về quá trình tổng hợp ở vi sinh vật?

  • A. Vi sinh vật có khả năng tổng hợp tất cả các chất thiết yếu cho tế bào như carbohydrate, protein, nucleic acid và lipid.
  • B. Con đường hóa tổng hợp là con đường phổ biến và quan trọng nhất để tổng hợp glucose ở vi sinh vật.
  • C. Tất cả các amino acid đều được vi sinh vật tổng hợp từ những sản phẩm của quá trình phân giải đường và nguồn nitrogen lấy từ môi trường.
  • D. Ở vi sinh vật, lipid được tổng hợp từ các acid béo và glycerol còn nucleic acid được tổng hợp từ đơn phần là nucleotide.

 

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm). Nêu vai trò của kháng sinh đối với chính các vi sinh vật tổng hợp ra nó.

Câu 2 (4 điểm). Quá trình phân giải nhờ vi sinh vật mang lại lợi ích gì?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi
Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánAADB

Tự luận:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

Kháng sinh do cơ thể vi sinh vật tổng hợp có tác dụng để ức chế sự phát triển của các sinh vật khác, tạo cơ hội phát triển cho chính vi sinh vật đó.

2 điểm

Câu 2

(4 điểm)

 - Vi sinh vật phân giải các hợp chất hữu cơ và chuyển hóa các hợp chất vô cơ giúp khép kín vòng tuần hoàn vật chất trong tự nhiên.  - Con người có thể ứng dụng quá trình phân giải của vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trường, đồng thời, kết hợp để tạo ra các sản phẩm hữu ích như hóa chất, nguyên liệu và nhiên liệu.

2 điểm

2 điểm

 



 

 

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Cho các ứng dụng sau:

(1) Sản xuất nước tương, nước mắm.

(2) Sản xuất phân bón hữu cơ làm giàu dinh dưỡng cho đất.

(3) Sản xuất ethanol sinh học.

(4) Sản xuất sữa chua, các sản phẩm muối chua như rau, củ, quả,…

Số ứng dụng của quá trình phân giải polysaccharide ở vi sinh vật là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

 

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về quá trình phân giải ở vi sinh vật?

  • A. Vi sinh vật có thể phân giải các hợp chất hữu cơ và chuyển hóa các chất vô cơ giúp khép kín vòng tuần hoàn vật chất trong tự nhiên.
  • B. Con người có thể ứng dụng quá trình phân giải của vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trường, tạo ra các sản phẩm hữu ích khác.
  • C. Khả năng phân giải của vi sinh vật trong tự nhiên là đa dạng và ngẫu nhiên nhưng luôn có hại cho con người.
  • D. Vi sinh vật có khả năng phân giải làm hư hỏng thực phẩm, gây mất mĩ quan các vật dụng, đồ gỗ dùng xây dựng nhà cửa,…

Câu 3: Trong quy trình làm sữa chua, việc cho một hộp sữa chua thành phẩm vào hỗn hợp nguyên liệu nhằm mục đích

  • A. giảm nhiệt độ môi trường lên men.
  • B. tăng nhiệt độ môi trường lên men.
  • C. cung cấp giống vi khuẩn lên men.
  • D. tiêu diệt các vi khuẩn gây hại.

 

Câu 4: Làm bánh mì là ứng dụng của quá trình

  • A. lên men lactic.
  • B. lên men rượu.
  • C. lên men acetic.
  • D. lên men propionic.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm). Con người đã ứng dụng quá trình tổng hợp amino acid, protein ở vi khuẩn như thế nào?

Câu 2 (4 điểm). Quá trình phân giải nhờ vi sinh vật gây tác hại gì?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi
Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánCCCB

Tự luận:

Câu
Nội dung
Biểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

Con người có thể ứng dụng vi sinh vật để sản xuất amino acid như: sản xuất glutamic acid nhờ vi khuẩn Corynebacterium glutamicum; sản xuất lysine nhờ vi khuẩn Brevibacterium flavum; sản xuất protein nhờ nấm men S. cerevisiae.

1 điểm

Câu 2

(4 điểm)

 - Làm hư hỏng thực phẩm, ví dụ như lúa, ngô, khoai, sắn,…  - Làm hư hỏng và gây mất mĩ quan các vật dụng, đồ gỗ dùng xây dựng nhà cửa,…

2 điểm

2 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay