Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10 cánh diều Bài 20: Thành tựu của công nghệ vi sinh vật và ứng dụng của vi sinh vật

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10 cánh diều Bài 20_Thành tựu của công nghệ vi sinh vật và ứng dụng của vi sinh vật. Sinh học và sự phát triển bền vững. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 20: THÀNH TỰU CỦA CÔNG NGHỆ VI SINH VẬT VÀ ỨNG DỤNG CỦA VI SINH VẬT

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Công nghệ vi sinh vật là

  • A. ngành khoa học nghiên cứu và ứng dụng các vi sinh vật trong nông nghiệp để sản xuất các loại phân bón, thuốc trừ sâu sinh học.
  • B. ngành khoa học nghiên cứu và ứng dụng các vi sinh vật trong công nghiệp để sản xuất các sản phẩm phục vụ đời sống con người.
  • C. ngành khoa học nghiên cứu và ứng dụng các vi sinh vật trong y học để sản xuất các loại thuốc nhằm chữa trị các bệnh cho con người.
  • D. ngành khoa học nghiên cứu và ứng dụng các vi sinh vật trong khoa học môi trường để sản xuất các chế phẩm xử lí ô nhiễm môi trường.

Câu 2: Cho các đặc điểm sau:

(1) Vi sinh vật đóng vai trò quan trọng trong quá trình phân giải hữu cơ, chuyển hoá các chất vô cơ tạo ra nhiều sản phẩm hữu ích cho tự nhiên và con người.

(2) Nhiều vi sinh vật có khả năng sinh trưởng nhanh hoặc sống trong các môi trường cực khắc nghiệt.

(3) Vi sinh vật có khả năng phân hủy gây hư hỏng lương thực, gây mất mĩ quan các vật dụng, đồ gỗ dùng xây dựng nhà cửa.

(4) Nhiều vi sinh vật có khả năng sinh độc tố lây nhiễm vào các nguyên liệu sản xuất dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho con người.

Số đặc điểm là cơ sở khoa học của việc ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 3: Cơ sở khoa học của việc ứng dụng vi sinh vật trong sản xuất thuốc điều trị bệnh cho con người là

  • A. nhiều vi sinh vật có khả năng tổng hợp nhiều chất có hoạt tính sinh học như kháng sinh, enzyme,…
  • B. nhiều vi sinh vật chỉ có khả năng sinh trưởng trong những giới hạn nhất định của các yếu tố môi trường,
  • C. nhiều vi sinh vật có khả năng tổng hợp nên các chất độc hại, các chất ức chế sinh trưởng cho côn trùng.
  • D. nhiều vi sinh vật có khả năng tổng hợp các chất hữu cơ từ chất vô cơ nhờ năng lượng ánh sáng Mặt Trời.

Câu 4: Trong quá trình làm kim chi, thực chất là tạo điều kiện để quá trình nào sau đây xảy ra?

  • A. Phân giải protein, cellulose
  • B. Lên men lactic đồng hình
  • C. Lên men lactic dị hình
  • D. Phân giải cellulose, lên men lactic

Câu 5: Quá trình lên men rượu etylic từ nguyên liệu tinh bột cần có sự tham gia của các vi sinh vật?

  • A. nấm men rượu và vi khuẩn lactic.
  • B. nấm men rượu và nấm mốc.
  • C. nấm men rượu.
  • D. nấm mốc và vi khuẩn lactic.

Câu 6: Để sản xuất chất kháng sinh, người ta thường sử dụng chủ yếu những nhóm vi sinh vật nào sau đây?

(1) Xạ khuẩn.

(2) Vi khuẩn.

(3) Động vật nguyên sinh.

(4) Nấm.

  • A. (1), (2), (3).
  • B. (1), (2), (4).
  • C. (2), (3).
  • D. (1), (4).

Câu 7: Cho các đặc điểm sau:

(1) Có khả năng phân giải lân khó tan trong đất

(2) Có khả năng tăng cường cố định đạm

(3) Có khả năng kích thích sinh trưởng bộ rễ cây trồng

(4) Có khả năng tổng hợp độc tố đối với côn trùng

Số đặc điểm là cơ sở của việc ứng dụng vi sinh vật trong sản xuất phân hữu cơ là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 8: Vi sinh vật được sử dụng trong công nghiệp sản xuất ethanol sinh học là

  • A. nấm men.
  • B. nấm mốc.
  • C. tảo.
  • D. vi khuẩn.

Câu 9: Quy trình sản xuất khí sinh học từ rác thải hữu cơ được thực hiện nhờ

  • A. nhóm vi sinh vật nitrat hóa và phản nitrat hóa.
  • B. nhóm vi sinh vật quang tự dưỡng và quang dị dưỡng.
  • C. nhóm vi sinh vật cố định và phân giải lân.
  • D. nhóm vi sinh vật lên men và sinh methane.

Câu 10: Chủng vi sinh vật nào sau đây được dùng trong xử lí ô nhiễm môi trường?

  • A. Clostridium thermocellum.
  • B. Escherichia coli.
  • C. Penicillium chrysogenum.
  • D. Lactococcus lactis.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánBCABB
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánCCADA



 

 

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Cho các thành tựu sau đây:

(1) Sử dụng vi khuẩn Corynebacterium glutamicum để sản xuất mì chính.

(2) Sử dụng nấm mốc Aspergillus niger để sản xuất enzyme amylase, protease bổ sung vào thức ăn chăn nuôi.

(3) Sử dụng nấm Penicillium chrysogenum để sản xuất kháng sinh penicillin.

(4) Sử dụng vi khuẩn Lactococcus lactis để sản xuất phomat.

Trong các thành tựu trên, số thành tựu của công nghệ vi sinh trong công nghiệp thực phẩm là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

 

Câu 2: Lĩnh vực nào sau đây ít có sự liên quan đến công nghệ vi sinh vật?

  • A. Y học.
  • B. Môi trường.
  • C. Công nghệ thực phẩm.
  • D. Công nghệ thông tin.

 

Câu 3: Cho các hướng phát triển sau:

(1) Chỉnh sửa, tạo đột biến định hướng các gene trong tế bào vi sinh vật

(2) Tìm kiếm và khai thác các nguồn gene vi sinh vật

(3) Thiết lập các hệ thống lên men lớn, tự động, liên tục và đồng bộ với công nghệ thu hồi

(4) Xây dựng các giải pháp phân tích vi sinh vật tự động trong công nghiệp, nông nghiệp và xử lí môi trường.

Số hướng phát triển của công nghệ vi sinh vật trong tương lai là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 4: Điều nào sau đây không đúng khi nói về lên men ở vi sinh vật

  • A. Cơ chất (ví dụ đường) bị oxy hoá từng phần.
  • B. NADH bị khử thành NAD + để cung cấp cho đường phân.
  • C. Chất nhận electron là chất hữu cơ nội sinh.
  • D. ATP được tạo thành nhờ phosphoryl hoá oxy hoá.

 

Câu 5: Nhóm vi sinh vật được sử dụng để sản xuất chất kháng sinh tự nhiên chủ yếu là

  • A. xạ khuẩn và vi khuẩn.
  • B. xạ khuẩn và vi tảo.
  • C. vi khuẩn và nấm.
  • D. xạ khuẩn và nấm.

 

Câu 6: Chất nào sau đây không được dùng làm nguyên liệu sản xuất rượu?

  • A. ngô
  • B. mật đường
  • C. váng sữa
  • D. nho

 

Câu 7: Nguyên liệu nào sau đây quan trọng để sản xuất axit glutamic?

  • A. glycerol
  • B. rượu mạnh ngô
  • C. tryptone
  • D. biotine

 

Câu 8: Vi sinh vật nào sau đây có hàm lượng vitamin cao?

  • A. vi khuẩn
  • B. nấm men
  • C. tảo
  • D. động vật nguyên sinh

 

Câu 9: Vì sao vi sinh vật được sử dụng như những "nhà máy" để sản xuất các protein, DNA, RNA và các sản phẩm khác?

  • A. Vì vi sinh vật có kích thước rất nhỏ, có khả năng phân bố rộng và hệ gene đã được nghiên cứu để dễ dàng điều khiển các hoạt động trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.
  • B. Vì vi sinh vật có khả năng trao đổi chất mạnh mẽ, sinh trưởng nhanh và hệ gene đã được nghiên cứu để dễ dàng điều khiển các hoạt động trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.
  • C. Vì vi sinh vật có khả năng phân bố trong những môi trường khắc nghiệt và hệ gene đã được nghiên cứu để dễ dàng điều khiển các hoạt động trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.
  • D. Vì vi sinh vật có kích thước rất nhỏ, trao đổi chất mạnh mẽ, sinh trưởng nhanh, hình thức sinh sản đa dạng đồng thời khả năng phân bố rộng đặc biệt là những môi trường khắc nghiệt.

 

Câu 10: Cơ sở khoa học của ứng dụng sử dụng vi sinh vật để sản xuất thuốc trừ sâu sinh học là

  • A. khả năng tự tổng hợp các chất cần thiết của vi sinh vật.
  • B. khả năng tiết enzyme ngoại bào để phân giải các chất của vi sinh vật.
  • C. khả năng tạo ra các chất độc hại cho côn trùng gây hại của vi sinh vật.
  • D. khả năng chuyển hóa các chất dinh dưỡng cho cây trồng của vi sinh vật.

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi
Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánCDDDD
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánBDBBB



 

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (4 điểm). Công nghệ vi sinh vật có thể được ứng dụng trong các lĩnh vực nào?

Câu 2 (6 điểm). Vi sinh vật được ứng dụng trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng như thế nào?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

 - Công nghệ vi sinh vật có thể được ứng dụng trong nông nghiệp, chế biến thực phẩm, y dược, xử lí chất thải.  - Ngoài ra, công nghệ vi sinh vật cũng mở ra cuộc cách mạng trong ngành sản xuất bột giặt và các ngành công nghiệp thuộc da.

2 điểm

2 điểm

Câu 2

(6 điểm)

 - Nhiều chất có hoạt tính sinh học (kháng sinh, enzyme, các chất kích thích hoặc ức chế sinh trưởng,…) được sản xuất từ vi sinh vật dùng làm thuốc.  - Sử dụng vi sinh vật để sản xuất sinh khối làm chế phẩm hỗ trợ sức khỏe cho con người:  + Sinh khối vi khuẩn Lactobacillus casei, Lactobacillus plantarum, Bifidobacterium bifidum,… dùng làm men vi sinh giúp tăng cường hệ miễn dịch và cân bằng hệ vi sinh vật đường đường ruột,…  + Sinh khối của một số vi tảo được dùng để bồi bổ sức khỏe, chống lão hóa, làm đẹp da,…

2 điểm

2 điểm

2 điểm



 

 

ĐỀ 2

Câu 1 (4 điểm). Vi sinh vật được ứng dụng trong nông nghiệp như thế nào?

Câu 2 (6 điểm). Vi sinh vật được ứng dụng như thế nào trong chế biến và bảo quản thực phẩm?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

 - Sản xuất thuốc trừ sâu sinh học: Nhiều vi sinh vật được sử dụng làm chế phẩm thuốc trừ sâu sinh học giúp ức chế hoặc tiêu diệt một số sinh vật gây hại cho cây trồng.  - Sản xuất phân bón sinh học: Một số vi sinh vật đóng vai trò quan trọng trong phân giải lân khó tan trong đất, tăng cường cố định đạm, hỗ trợ và kích thích sinh trưởng bộ rễ cây trồng.

2 điểm

2 điểm

Câu 2

(6 điểm)

 - Các enzyme từ vi sinh vật được sử dụng nhiều nhất trong công nghiệp chế biến và bảo quản thực phẩm.  - Sinh khối của một số vi sinh vật được sử dụng trực tiếp để lên men.  - Lactic acid, acetic acid, ethanol và một số chất ức chế sinh trưởng do vi sinh vật sinh ra được dùng như các chất bảo quản trong chế biến thực phẩm.

2 điểm

2 điểm

2 điểm



 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Tại sao vi khuẩn Bacillus thuringiensis được sử dụng để sản xuất thuốc trừ sâu sinh học?

  • A. Vì vi khuẩn Bacillus thuringiensis có khả năng sinh ra độc tố để tiêu diệt côn trùng.
  • B. Vì vi khuẩn Bacillus thuringiensis có khả năng kí sinh và làm chết côn trùng.
  • C. Vì vi khuẩn Bacillus thuringiensis có khả năng ức chế sự sinh sản của côn trùng.
  • D. Vì vi khuẩn Bacillus thuringiensis có khả năng ức chế sự di chuyển của côn trùng.

 

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về phân bón vi sinh?

  • A. Phân bón vi sinh được tạo thành bằng cách phối trộn chế phẩm vi sinh vật với chất mang hoặc các chất hữu cơ.
  • B. Phân bón vi sinh luôn chỉ chứa một chủng vi sinh vật có khả năng cố định đạm hoặc phân giải các chất hữu cơ, vô cơ khó hấp thụ.
  • C. Một số loại phân bón vi sinh phổ biến hiện nay là phân vi sinh cố định đạm, phân vi sinh phân giải lân, phân vi sinh phân giải cellulose,…
  • D. Phân bón vi sinh có nhiều ưu điểm nổi bật như đảm bảo an toàn cho đất, cây trồng, con người và môi trường.

 

Câu 3: Sử dụng công nghệ Nano Bioreactor nhằm mục đích

  • A. sản xuất mĩ phẩm bảo vệ da.
  • B. bảo quản giống vi sinh vật.
  • C. xử lí nước thải.
  • D. tạo giống vi sinh vật mới.

 

Câu 4: Sản xuất pin nhiên liệu vi sinh vật (microbial fuel cell) nhằm mục đích

  • A. tạo giống vi sinh vật mới.
  • B. làm chỉ thị đánh giá nhanh nước thải.
  • C. sản xuất năng lượng sinh học.
  • D. bảo tồn các chủng vi sinh vật quý.

 

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm). Các kiến thức về công nghệ vi sinh vật được ứng dụng trong ngành nghề nào?

Câu 2 (4 điểm). Vi sinh vật được ứng dụng như thế nào trong bảo vệ môi trường?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi
Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánACCB

Tự luận:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

Các kiến thức về công nghệ vi sinh vật được ứng dụng trong nhiều ngành nghề khác nhau như chế biến thực phẩm, chăn nuôi, trồng trọt, y – dược học, môi trường, hóa chất,…

2 điểm

Câu 2

(3 điểm)

 - Nhiều chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu (chế phẩm EM) đã được sản xuất, ứng dụng trong chuyển hóa rác thải hữu cơ thành phân bón hữu cơ, khí sinh học (biogas) và xử lí rác thải dạng rắn, nước thải dạng lỏng.  - Một số vi sinh vật hoặc chế phẩm enzyme sản xuất từ vi sinh vật được sử dụng trong quy trình xử lí khí thải.

2 điểm

2 điểm

 



 

 

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Đâu không phải là đặc điểm của sản phẩm từ vi sinh vật?

  • A. Hiệu quả nhanh chóng.
  • B. An toàn, thân thiện với môi trường.
  • C. Giá thành rẻ.
  • D. Hiệu quả lâu dài.

 

Câu 2: Tương là sản phẩm được tạo thành nhờ enzyme của:

  • A. Nấm mốc Aspergillus oryzae.
  • B. Vi khuẩn Lactococcus lactis.
  • C. Vi khuẩn chủng Bacillus thuringiensis.
  • D. Vi khuẩn Escherichia Coli ( E.coli).

Câu 3: Vi sinh vật nào được sử dụng để sản xuất mì chính?

  • A. Penicillium chrysogenum.
  • B. Saccharomyces cerevisiae.
  • C. Escherichia coli.
  • D. Corynebacterium glutamicum.

 

Câu 4: Nấm Penicillium chrysogenum được sử dụng để sản xuất

  • A. kháng sinh penicillin.
  • B. kháng sinh streptomycin.
  • C. một số enzyme như amylase, protease.
  • D. mì chính.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm). Công nghệ vi sinh vật có thể được ứng dụng trong các lĩnh vực nào?

Câu 2 (4 điểm). Vi sinh vật được ứng dụng như thế nào trong xử lí chất thải? Lấy ví dụ.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi
Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánAADA

Tự luận:

Câu
Nội dung
Biểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

 - Công nghệ vi sinh vật có thể được ứng dụng trong nông nghiệp, chế biến thực phẩm, y dược, xử lí chất thải.  - Ngoài ra, công nghệ vi sinh vật cũng mở ra cuộc cách mạng trong ngành sản xuất bột giặt và các ngành công nghiệp thuộc da.

1 điểm

1 điểm

Câu 2

(4 điểm)

 - Dựa vào khả năng hấp thụ và phân giải nhiều hợp chất, kể cả chất thải, chất độc hại và kim loại nặng của vi sinh vật, con người đã sử dụng chúng để xử lí ô nhiễm môi trường hiệu quả, ít tốn kém.  - Ví dụ: Sử dụng các vi sinh vật “ăn” dầu như Alcanivorax borkumensis để xử lí các sự cố tràn dầu trên biển.

2 điểm

2 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay