Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10 cánh diều Bài 21: Khái niệm, cấu tạo và chu trình nhân lên của virus

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10 cánh diều Bài 21: Khái niệm, cấu tạo và chu trình nhân lên của virus. Sinh học và sự phát triển bền vững. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10 cánh diều (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 21: KHÁI NIỆM, CẤU TẠO VÀ CHU TRÌNH NHÂN LÊN CỦA VIRUS

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Virus là

  • A. dạng sống không có cấu tạo tế bào, kích thước rất nhỏ, sống kí sinh bắt buộc trong tế bào của sinh vật.
  • B. dạng sống đơn bào, kích thước rất nhỏ, sống kí sinh bắt buộc trong tế bào của sinh vật.
  • C. dạng sống không có cấu tạo tế bào, kích thước rất nhỏ, sống kí sinh ngoại bào hoặc nội bào.
  • D. dạng sống có cấu tạo đa bào, kích thước rất nhỏ, sống kí sinh ngoại bào hoặc nội bào.

Câu 2: Vì sao virus phải sống kí sinh nội bào bắt buộc?

  • A. Vì virus không có cấu tạo tế bào nên phải kí sinh nội bào bắt buộc để sử dụng vật chất có sẵn trong tế bào chủ khi nhân lên.
  • B. Virus có kích thước rất nhỏ nên phải kí sinh nội bào bắt buộc để được bảo vệ trước tác động của ngoại cảnh.
  • C. Virus có quá trình trao đổi chất mạnh nên cần kí sinh nội bào bắt buộc để lấy được nguồn chất dinh dưỡng dồi dào.
  • D. Virus rất mẫn cảm với chất kháng sinh nên cần kí sinh nội bào bắt buộc để được bảo vệ khỏi tác động của chất kháng sinh.

Câu 3: Virus bao gồm một lớp áo protein và:

  • A. DNA hoặc RNA.
  • B. một màng chất lỏng.
  • C. tế bào chất.
  • D. một con trùng roi.

Câu 4: Đặc điểm nào sau đây không phải của virus?

  • A. Một dạng sống đặc biệt chưa có cấu trúc tế bào
  • B. Chỉ có vỏ là protein và lõi là acid nucleic
  • C. Sống kí sinh bắt buộc trong tế bào chủ
  • D. Có thể sống trong môi trường ngoại bào có các chất hữu cơ

Câu 5: Vỏ ngoài của virus là

  • A. Vỏ capsid
  • B. Các gai glycoprotein
  • C. Lớp lipid kép và protein bọc bên ngoài vỏ capsid
  • D. Nucleocapsid

Câu 6: Để nuôi cấy virus, các nhà khoa học sẽ phải dùng loại môi trường là

  • A. môi trường tự nhiên.
  • B. môi trường tổng hợp.
  • C. môi trường bán tổng hợp.
  • D. môi trường sinh vật.

Câu 7: Phage có thể kí sinh ở giới nào sau đây?

  • A. Giới Thực vật.
  • B. Giới thực vật và giới Động vật.
  • C. Giới Nấm và giới Động vật.
  • D. Giới Khởi sinh và giới Nấm.

Câu 8: Virus nào dưới đây có cấu trúc xoắn?

  • A. Virus HIV, virus E. coli (phage T2).
  • B. Virus adeno, virus bại liệt.
  • C. Virus dại, virus khảm thuốc lá.
  • D. Virus HIV, virus sởi.

Câu 9: Dựa vào đặc điểm có hay không có màng phospholipid kép, virus được chia làm 2 loại là

  • A. virus trần và virus có màng bọc.
  • B. virus DNA và virus RNA.
  • C. virus ở thực vật và virus ở động vật.
  • D. virus trần và virus DNA.

Câu 10: Phân tích acid nucleic của một virus thấy tỷ lệ các loại nucleotide như sau: A = 20%, X = 20%, T= 25%. Acid nucleic này là:

  • A. DNA mạch đơn
  • B. ADN mạch kép
  • C. ARN mạch đơn
  • D. ARN mạch kép.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánAAADC
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánDDCAA



 

 

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Virus trần khác virus có màng bọc ở điểm là

  • A. có màng phospholipid kép bao bọc bên ngoài vỏ capsid.
  • B. chỉ có vật chất di truyền là DNA mạch thẳng, dạng kép.
  • C. chỉ có vật chất di truyền là RNA mạch vòng, dạng đơn.
  • D. có thụ thể là protein của vỏ capsid.

 

Câu 2: Chu trình nhân lên của virus gồm

  • A. 2 giai đoạn.
  • B. 3 giai đoạn.
  • C. 4 giai đoạn.
  • D. 5 giai đoạn.

 

Câu 3: Đối với virus kí sinh trên vi khuẩn, quá trình xâm nhập của chúng vào tế bào chủ diễn ra như thế nào?

  • A. Vỏ capsid được bơm vào tế bào chất của tế bào chủ còn acid nucleic nằm ngoài
  • B. Cả acid nucleic và vỏ capsit đều được bơm vào tế bào chủ.
  • C.  Tùy trường hợp mà có thể bơm acid nucleic hoặc vỏ capsid vào trong tế bào chủ.
  • D. Acid nucleic được bơm vào tế bào chất của tế bao chủ còn vỏ capsid nằm bên ngoài.

Câu 4: Trong quá trình hấp thụ lên bề mặt tế bào, virus có thể hấp thụ ở vị trí nào?

  • A. Các gai glycoprotein
  • B. Lớp vỏ capsid
  • C. Receptor
  • D. Ở mọi điểm

 

Câu 5: Nhờ yếu tố nào mà virut có thể làm tan tế bào chủ để ồ ạt chui ra ngoài?

  • A.  Nhờ virus có các gai nhọn đâm thủng tế bào vật chủ.
  • B. Nhờ virus được nhân lên ồ ạt với tốc độ nhanh chóng làm tế bào căng phồng rồi vỡ ra.
  • C.  Nhờ virus tiết ra acid làm bào mòn thành tế bào vật chủ.
  • D. Nhờ virus có hệ gen mã hóa enzyme lyzozyme làm tan thành tế bào vật chủ.

 

Câu 6: Khi virus cúm xâm nhập vào tế bào, virus cúm ngay lập tức bắt đầu thực hiện công việc nào?

  • A. Kết hợp DNA của virus vào nhiễm sắc thể của tế bào chủ
  • B. Phá hủy bộ máy phiên mã của tế bào chủ
  • C. Sao chép vật chất di truyền của nó và tổng hợp protein virus
  • D. Sử dụng một bản sao của virus sao chép ngược để tạo ra DNA virus

 

Câu 7: Khi nói về nguyên nhân khiến virus phải sống kí sinh nội bào bắt buộc, phát biểu nào dưới đây là sai?

  • A. Virus thiếu hệ enzyme thực hiện trao đổi chất
  • B. Virus không có bộ máy sinh tổng hợp protein cho bản thân nó
  • C. Virus không có hệ gen của riêng nó
  • D. Virus không có nguyên liệu để tạo nên các bộ phận cấu thành mới

 

Câu 8: Điều nào sau đây là sai về virus?

  • A. Chỉ trong tế bào chủ, virus mới hoạt động như một thể sống
  • B. Hệ gen của virus chỉ chứa một trong hai loại acid nucleic: DNA, RNA
  • C. Kích thước của virus vô cùng nhỏ, chỉ có thể thấy được dưới kính hiển vi điện tử
  • D. Ở bên ngoài tế bào sinh vật, virus vẫn hoạt động mặc dù nó chỉ là phức hợp gồm acid nucleic và protein, chưa phải là virus

 

Câu 9: Virus cố định trên bề mặt tế bào chủ nhờ mối liên kết đặc hiệu giữa thụ thể của virus và thụ thể của tế bào chủ là giai đoạn nào trong chu trình nhân lên của virus?

  • A. Hấp phụ.
  • B. Xâm nhập.
  • C. Sinh tổng hợp.
  • D. Lắp ráp.

 

Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Viroid là một phân tử RNA vòng, trần có khả năng gây bệnh
  • B. Prion là một loại sinh vật gây bệnh có cấu trúc đơn giản nhất
  • C. Virion là hạt virus kết tinh, nó tồn tại tiềm sinh ở trong tế bào chủ
  • D. Intoferon là một loại protein do tế bào thực vật tiết ra khi bị nhiễm virus

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi
Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánDDDCD
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánCCDAA



 

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (4 điểm). Tại sao mỗi loại virus chỉ gây bệnh ở một hoặc một số loài sinh vật nhất định? Lấy ví dụ.

Câu 2 (6 điểm). Khi tiêm vaccine cần tuần thủ những nguyên tắc nào?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

 - Muốn xâm nhập được vào tế bào chủ thì virus phải có thụ thể tương thích với thụ thể của tế bào nên mỗi loại virus chỉ gây bệnh ở một hoặc một số loài sinh vật nhất định.  - Ví dụ: Virus HIV chỉ xâm nhập được vào tế bào lympho T ở người.

2 điểm

2 điểm

Câu 2

(6 điểm)

 - Tiêm chủng trên phạm vi hợp lý, đạt tỷ lệ cao.  - Tiêm chủng đúng đối tượng.  - Bắt đầu tiêm chủng đúng lúc; bảo đảm đúng khoảng cách giữa các lần tiêm chủng; tiêm chủng nhắc lại đúng thời gian.  - Tiêm chủng đúng đường và đúng liều lượng.  - Nắm vững phương pháp phòng và xử trí các phản ứng không mong muốn do tiêm chủng.  - Bảo quản vacxin đúng qui định.

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm



 

 

ĐỀ 2

Câu 1 (4 điểm). Nêu khái niệm và đặc điểm của virus.

Câu 2 (6 điểm). Kể tên một số virus kí sinh ở vi sinh vật, thực vật, động vật và con người.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

 - Virus là dạng sống không có cấu tạo tế bào, kích thước rất nhỏ, sống kí sinh bắt buộc trong tế bào của sinh vật.  - Đặc điểm:  + Kích thước virus rất nhỏ, đường kính thường từ 20 – 300 nm.  + Virus không có cấu tạo tế bào nên không được gọi là cơ thể mà gọi là hạt virus.  + Virus sống kí sinh nội bào bắt buộc do không có khả năng trao đổi chất nên phải sử dụng vật chất có sẵn trong tế bào chủ khi nhân lên.

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

Câu 2

(6 điểm)

 - Virus kí sinh ở vi sinh vật: Mycovirus - Phage  - Virus kí sinh ở thực vật: Virus khảm thuốc lá  - Virus kí sinh ở động vật và con người: Virus SASR-CoV-2, virus HIV, virus đậu mùa, virus cúm

2 điểm

2 điểm

2điểm



 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự khác nhau trong giai đoạn xâm nhập của virus trần và virus có màng bọc?

  • A. Virus trần đưa trực tiếp vật chất di truyền vào trong tế bào chủ. Còn virus có màng bọc thì đưa cấu trúc nucleocapsid hoặc cả virus vào trong tế bào chủ rồi mới phá bỏ các cấu trúc bao quanh (cởi áo) để giải phóng vật chất di truyền.
  • B. Virus trần đưa cấu trúc nucleocapsid hoặc cả virus vào trong tế bào chủ rồi mới phá bỏ các cấu trúc bao quanh (cởi áo) để giải phóng vật chất di truyền. Còn virus có màng bọc thì đưa trực tiếp vật chất di truyền vào trong tế bào chủ.
  • C. Virus trần đưa trực tiếp vỏ capsid vào trong tế bào chủ. Còn virus có màng bọc thì đưa cấu trúc nucleocapsid hoặc cả virus vào trong tế bào chủ rồi mới phá bỏ các cấu trúc bao quanh (cởi áo) để giải phóng vật chất di truyền.
  • D. Virus trần đưa cấu trúc nucleocapsid hoặc cả virus vào trong tế bào chủ rồi mới phá bỏ các cấu trúc bao quanh (cởi áo) để giải phóng vật chất di truyền. Còn virus có màng bọc thì đưa trực tiếp vỏ capsid vào trong tế bào chủ.

 

Câu 2: Điều nào sau đây là không đúng khi nói về sự phóng thích của virus có màng bọc ra khỏi tế bào vật chủ?

  • A. Tổng hợp các đoạn màng có gắn glycoprotein và hợp với màng sinh chất.
  • B. Tổ hợp vỏ capsid, hệ gene đi ra ngoài theo kiểu xuất bào.
  • C. Tiết enzyme làm tan màng tế bào và chui ra ngoài.
  • D. Kéo theo màng sinh chất của tế bào chủ và tạo thành vỏ ngoài của virus.

 

Câu 3: Virus có thể phá hủy tế bào chủ để giải phóng đồng thời các hạt virus hoặc chui từ từ ra ngoài và làm tế bào chủ chết dần là đặc điểm của giai đoạn

  • A. giải phóng.
  • B. hấp phụ.
  • C. lắp rắp.
  • D. sinh tổng hợp.

 

Câu 4: Các virion khác virus khác ở đặc điểm là

  • A. có lõi nucleic acid là DNA.
  • B. có lõi nucleic acid là RNA.
  • C. có vỏ capsid cấu tạo từ protein.
  • D. có vỏ ngoài cấu tạo từ phospholipid.

 

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm). Vì sao virus lại không được xem là một vật sống hoàn chỉnh?

Câu 2 (4 điểm). Nêu khái niệm virus và hình dạng của virus.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi
Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánACCD

Tự luận:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

Virus không được xem là một vật sống hoàn chỉnh vì các loại virus có kích thước siêu nhỏ. Virus không có khả năng sinh sản cũng như các hoạt động chuyển hoá khi bên ngoài tế bào.

2 điểm

Câu 2

(4 điểm)

 - Khái niệm: Virus là thực thể chưa có cấu tạo tế bào, có kích thước vô cùng nhỏ bé, chỉ được nhân lên trong tế bào của sinh vật sống.  - Hình dạng của virus rất đa dạng: hình xoắn, hình đa diện, hình cầu, dạng phức tạp,..

2 điểm

2 điểm

 



 

 

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Franken và Conrat đã tiến hành thí nghiệm tách lõi RNA ra khỏi vỏ protein của hai chủng virus A và B.Sau đó, tiến hành lấy lõi nucleic acid của chủng A kết hợp với vỏ capsid của chủng B để tạo thành virus lai. Nhiễm chủng virus lai vào cây thuốc lá thì cây sẽ bị bệnh. Theo lí thuyết, khi tiến hành phân lập từ lá cây bị bệnh sẽ thu được virus có cấu tạo gồm

  • A. lõi nucleic acid của chủng A và vỏ capsid của chủng B.
  • B. lõi nucleic acid của chủng B và vỏ capsid của chủng A.
  • C. lõi nucleic acid của chủng A và vỏ capsid của chủng A.
  • D. lõi nucleic acid của chủng B và vỏ capsid của chủng B.

 

Câu 2: Vì sao sự nhân lên của virus không được gọi là quá trình sinh sản?

  • A. Vì từ một virus ban đầu có thể tạo ra vô số virus mới.
  • B. Vì từ một virus ban đầu chỉ có thể tạo ra hai virus mới.
  • C. Vì sự nhân lên của virus hoàn toàn phụ thuộc vào tế bào chủ.
  • D. Vì sự nhân lên của virus không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái.

Câu 3: Vì sao mỗi loại virus chỉ có thể xâm nhập vào một số loại tế bào nhất định?

  • A. Vì mỗi loại virus chỉ có các gai glycoprotein hoặc protein bề mặt tương thích với thụ thể trên bề mặt của một số loại tế bào chủ nhất định.
  • B. Vì mỗi loại virus chỉ có enzyme phân giải màng tế bào của một số loại tế bào chủ nhất định.
  • C. Vì mỗi loại virus chỉ có khả năng sử dụng bộ máy sinh tổng hợp các chất của một số loại tế bào chủ nhất định.
  • D. Vì mỗi loại virus chỉ có enzyme phiên mã ngược tương thích với vật chất di truyền của một số loại tế bào chủ nhất định.

 

Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về điểm khác nhau giữa chu trình sinh tan và chu trình tiềm tan?

  • A. Trong chu trình tiềm tan, vật chất di truyền của virus tồn tại và nhân lên độc lập với vật chất di truyền của tế bào chủ. Trong chu trình sinh tan, vật chất di truyền của virus tích hợp và cùng nhân lên với vật chất di truyền của tế bào chủ.
  • B. Trong chu trình tiềm tan, có sự nhân lên tạo nhiều thế hệ virus mới trong tế bào chủ. Trong chu trình sinh tan, không có sự nhân lên thế hệ virus trong tế bào chủ.
  • C. Trong chu trình tiềm tan, virus giải phóng sẽ không làm tan tế bào chủ. Trong chu trình sinh tan, virus giải phóng sẽ làm tan tế bào chủ.
  • D. Virus ở chu trình sinh tan có thể chuyển thành chu trình tiềm tan. Virus ở chu trình tiềm tan không thể chuyển thành chu trình sinh tan.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm). Vì sao những người bị hội chứng HIV – AIDS thường dễ mắc các bệnh như cảm cúm? Đề xuất biện pháp ngăn cản virus xâm nhập vào tế bào.

Câu 2 (2 điểm). Kể tên một số virus gây bệnh nguy hiểm trên người.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi
Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánCCAC

Tự luận:

Câu
Nội dung
Biểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

 - Vì HIV là virus gây suy giảm miễn dịch ở người. Khi khả năng miễn dịch của cơ thể bị suy giảm, vi sinh vật gây bệnh sẽ dễ dàng tấn công cơ thể nên những người bị hội chứng HIV – AIDS thường dễ mắc các bệnh như cảm cúm kéo dài.  - Một số cách ngăn cản virus xâm nhập vào tế bào ở người: bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể; vệ sinh sạch sẽ các vật dụng trong nhà; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn; tiêm vaccine hoặc thuốc kháng virus;...

2 điểm

2 điểm

Câu 2

(2 điểm)

Một số virus gây bệnh nguy hiểm trên người: virus HIV, cúm A, SARS-CoV-2, viêm gan B, sốt xuất huyết,…2 điểm

=> Giáo án sinh học 10 cánh diều bài 21: Khái niệm, cấu tạo và chu trình nhân lên của virus

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay