Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 6 kết nối Bài 22: Cơ thể sinh vật
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên 6 (Sinh học) kết nối tri thức Bài 22: Cơ thể sinh vật. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 6 kết nối tri thức (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 22: CƠ THỂ SINH VẬT
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Đặc điểm chính của cơ thể sinh vật là:
- Cảm ứng.
- Di động.
- Sinh trưởng và sinh sản.
- Tất cả các phương án trên.
Câu 2. Cơ thể đơn bào là cơ thể có cấu tạo:
- Một tế bào.
- Hai tế bào.
- Hàng trăm tế bào.
- Hàng nghìn tế bào.
Câu 3. Cơ thể sinh vật có khả năng thực hiện các quá trình sống cơ bản nào?
(1) Cảm ứng và vận động (4) Hô hấp
(2) Sinh trưởng (5) Bài tiết
(3) Dinh dưỡng (6) Sinh sản
- (2), (3), (4), (6).
- (1), (3), (5), (6).
- (2), (3), (4), (5), (6).
- (1), (2), (3), (4), (5), (6).
Câu 4. Quan sát hình ảnh trùng roi và trả lời câu hỏi sau:
Thành phần cấu trúc x (có màu xanh) trong hình bên là gì?
- Lục lạp.
- Nhân tế bào.
- Không bào.
- Thức ăn.
Câu 5. Cơ thể nào sau đây là cơ thể đơn bào?
- Con chó.
- Trùng biến hình.
- Con ốc sên.
- Con cua.
Câu 6. Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào khác nhau chủ yếu ở điểm nào?
- Màu sắc.
- Kích thước.
- Số lượng tế bào tạo thành.
- Hình dạng.
Câu 7. Quy trình sinh trưởng của sinh vật là:
- Quá trình tạo ra con non.
- Quá trình cảm nhận và phản ứng với sự thay đổi của môi trường.
- Quy trình loại bỏ các chất thải.
- Quy trình cơ thể lớn lên về kích thước.
Câu 8. Quy trình bài tiết của sinh vật là:
- Quá trình tạo ra con non.
- Quá trình cảm nhận và phản ứng với sự thay đổi của môi trường.
- Quy trình loại bỏ các chất thải.
- Quy trình cơ thể lớn lên về kích thước.
Câu 9. Đặc điểm giống nhau giữa cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào là:
- Đều là vật sống.
- Cấu trúc tế bào gồm: màng tế bào, chất tế bào và vật chất di truyền.
- Đều được cấu tạo từ tế bào.
- Tất cả các phương án trên
Câu 10. Nối các vế ở cột A với cột B để hoàn thành định nghĩa của các quá trình sống cơ bản.
a) Cảm ứng và vận động |
1) Quá trình tạo ra con non. |
b) Sinh trưởng |
2) Quá trình lấy oxygen và thải carbon dioxide thông qua hoạt động hít vào thở ra. |
c) Bài tiết |
3) Quá trình lấy thức ăn, nước uống. |
d) Dinh dưỡng |
4) Quá trình loại bỏ các chất thải. |
e) Hô hấp |
5) Quá trình cảm nhận và phản ứng với sự thay đổi của môi trường. |
f) Sinh sản |
6) Quá trình cơ thể lớn lên về kích thước. |
- a – 4, b – 1, c – 2, d – 3, e – 6, f – 5.
- a – 5, b – 6, c – 4, d – 3, e – 2, f – 1.
- a – 5, b – 6, c – 2, d – 3, e – 1, f – 2.
- a – 6, b – 5, c – 3, d –1, e – 2, f – 4.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Đáp án |
D |
A |
D |
A |
B |
Câu hỏi |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Đáp án |
C |
D |
C |
D |
B |
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Cho các sinh vật sau:
(1) Tảo lục (4) Tảo vòng
(2) Vi khuẩn lam (5) Cây thông
(3) Con bướm
Các sinh vật đơn bào là?
- (1), (2).
- (5), (3).
- (1), (4).
- (2), (4).
Câu 2. Loại sinh vật đơn bào nào sau đây có thể quan sát được bằng mắt thường?
- Tảo lục.
- Trùng roi.
- Tảo bong bóng.
- Vi khuẩn lam.
Câu 3. Các sinh vật có kích thước khác nhau là do:
- Thức ăn.
- Môi trường sống.
- Số lượng tế bào cấu tạo nên cơ thể giống nhau.
- Số lượng tế bào cấu tạo nên cơ thể khác nhau.
Câu 4. Có thể quan sát trùng roi và vi khuẩn bằng gì?
- Mắt thường.
- Kính hiển vi.
- Kính lúp.
- Kính viễn vọng.
Câu 5. Cơ thể đa bào:
- Cấu tạo từ 1 tế bào.
- Cấu tạo từ 1 tế bào nhân thực.
- Cấu tạo từ nhiều tế bào.
- Chủ yếu cấu tạo từ các tế bào nhân sơ.
Câu 6. Hoạt động nào dưới đây là hoạt động của vật sống?
- Quá trình chuyển năng lượng mặt trời thành năng lượng điện ở pin mặt trời.
- Quá trình đốt cháy carbonhydrate để tạo năng lượng ở người.
- Quá trình thu nhỏ kích thước của hòn đá cuội bên dòng suối.
- Quá trình mài sắt thành kim.
Câu 7. Hoạt động nào dưới đây là hoạt động của vật không sống?
- Quá trình đốt cháy xăng để khiến động cơ chuyển động ở xe máy.
- Quá trình chui lên khỏi mặt đất của cây nấm sau mưa.
- Quá trình hấp thu khí oxygen và thải ra khí carbon dioxide khi thỏ hô hấp.
- Quá trình dài ra ở móng tay người.
Câu 8. Trong những cơ thể sinh vật dưới đây, đâu là cơ thể đơn bào?
- Vi khuẩn E.coli.
- Con voi.
- Giun đất.
- Cây hoa hồng.
Câu 9. Đâu là đặc điểm cơ thể trùng roi?
- Đơn bào, nhân thực.
- Đơn bào, nhân sơ.
- Đa bào, nhân thực.
- Đa bào, nhân sơ.
Câu 10. Cơ thể trùng roi khác với vi khuẩn ở:
- Trùng roi là tế bào nhân thực, vi khuẩn là tế bài nhân sơ.
- Trùng roi có lục lạp, vi khuẩn không có.
- Trùng roi có hạt dự trữ, vi khuẩn không có.
- Tất cả các phương án trên.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Đáp án |
A |
C |
D |
B |
C |
Câu hỏi |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Đáp án |
B |
A |
A |
B |
D |
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 ( 6 điểm). Nêu các quá trình sống cơ bản của cơ thể?
Câu 2 ( 4 điểm). Để chuyển động được thì ô tô và xe máy phải lấy khí oxygen để đốt cháy nhiên liệu và thải ra khí CO2.Quá trình này giống với quá trình trao đổi khí ở sinh vật, vậy ô tô và xe máy có phải cơ thể sống không? Giải thích.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) |
Các quá trình sống cơ bản của cơ thể bao gồm: - Hô hấp: Quá trình lấy oxygen và thải carbon dioxide thông qua hoạt động hit vào, thở ra - Dinh dưỡng: Quá trình lấy thức ăn, nước - Bài tiết: Quá trình loại bỏ các chất thải - Cảm ứng và vận động: Quá trình cảm nhận và phản ứng với sự thay đổi của môi trường - Sinh trưởng: Quá trình cơ thể lớn lên về kích thước - Sinh sản: Quá trình tạo ra con non |
1 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm |
Câu 2 ( 4 điểm) |
Ô tô và xe máy không phải là cơ thể sống. Hoạt động dùng oxygen để đốt cháy nhiên liệu và thải ra CO2 giống với quá trình trao đổi khí ở sinh vậ nhưng ngoài hoạt động trên,ô tô và xe máy không thực hiện được các quá trình sống cơ bản của sinh vật như lớn lên, cảm ứng, sinh sản,... |
4 điểm |
ĐỀ 2
Câu 1 ( 6 điểm). So sánh cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào.
Câu 2 ( 4 điểm). Tập đoàn Vôn vốc gồm hàng nghìn tế bào trùng roi liên kết với nhau. Chúng cùng kiếm thức ăn, cùng di chuyển. Theo em, tập đoàn Vôn vốc có phải là cơ thể đa bào không? Tại sao?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
||||||||
Câu 1 (6 điểm) |
|
1.2 điểm 1.2 điểm 1.2 điểm 1.2 điểm 1.2 điểm |
||||||||
Câu 2 ( 4 điểm) |
Chúng không phải cơ thể đa bào vì tập đoàn Vôn vốc thực chất là tập hợp nhiều cơ thể trùng roi, dù có nhiều tế bào nhưng vẫn chỉ là một nhóm động vật đơn bào vì mỗi tế bào vẫn vận động và dinh dưỡng độc lập. |
4 điểm |
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Cơ thể thực vật được cấu tạo từ các tế bào:
- Tế bào biểu bì, tế bào mạch dẫn,...
- Tế bào thần kinh, tế bào cơ, tế bào hồng cầu...
- Tế bào biểu bì, tế bào mạch dẫn, tế bào cơ,...
- Tế bào biểu bì, tế bào thần kinh,...
Câu 2. Cơ thể động vật được cấu tạo từ các tế bào:
- Tế bào biểu bì, tế bào mạch dẫn,...
- Tế bào thần kinh, tế bào cơ, tế bào hồng cầu...
- Tế bào biểu bì, tế bào mạch dẫn, tế bào cơ,...
- Tế bào biểu bì, tế bào thần kinh,...
Câu 3. Các cơ thể sinh vật dưới đây, nhóm nào là cơ thể đa bào?
- Tảo silic, rêu, ếch, vi khuẩn.
- Vi khuẩn, giun đất, ếch.
- Rêu, ếch, chim sâu.
- Trùng roi, cây ổi, bắp cải.
Câu 4. Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở cơ thể đa bào?
- Có nhiều tế bào trong cùng 1 cơ thể.
- Có thể sinh sản.
- Có thể di chuyển.
- Có thể cảm ứng.
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: Nêu cấu tạo của cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào.
Câu 2: Xác định đau là cơ thể đơn bào, đâu là cơ thể đa bào trong các ví dụ sau:
- Em bé 2. Vi khuẩn lam
- Xạ khuẩn 4. Hoa sen
- Con chim 6. Trùng giày
- Nấm men 8. Vi khuẩn
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
A |
B |
C |
A |
Tự luận:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) |
- Cơ thể đơn bào có tổ chức đơn giản, cơ thể chỉ là một tế bào. Tế bào này đồng thời thực hiện tất cả các quá trình sống cơ bản. - Cơ thể đa bào có cấu tạo gồm nhiều tế bào. Mỗi loại tế bào thường thực hiện một chức năng sống riêng biệt nhưng phối hợp với nhau thực hiện các quá trình sống của cơ thể. |
1.5 điểm 1.5 điểm |
Câu 2 (3 điểm) |
- Cơ thể đơn bào: 2, 3, 7, 8 - Cơ thể đa bào: 1, 4, 5, 6 |
1.5 điểm 1.5 điểm |
ĐỀ 2
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Cơ thể đơn bào là?
- Vi khuẩn
- Con người
- Con mèo
- Cây lúa
Câu 2. Cơ thể nào sau đây là cơ thể đa bào?
- Trùng biến hình
- Vi khuẩn
- Nấm men
- Con bò
Câu 3. Đặc điểm nào có cả ở cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào?
- Cấu tạo từ tế bào; Có khả năng di chuyển.
- Có khả năng di chuyển.
- Cấu tạo từ tế bào;
- Cấu tạo từ tế bào; Không khả năng di chuyển.
Câu 4. Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở cơ thể đa bào?
- Có nhiều tế bào trong cùng 1 cơ thể.
- Có thể sinh sản.
- Có thể di chuyển.
- Có thể cảm ứng.
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1. Cơ thể đa bào có tổ chức như thế nào và điều đó ảnh hưởng đến chức năng của nó như thế nào?
Câu 2. Lấy ví dụ về cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
A |
D |
A |
A |
Tự luận:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) |
- Cơ thể đa bào tổ chức như một hệ thống các tế bào và mô cùng hoạt động để đáp ứng nhiều chức năng cần thiết cho sự sống. Các tế bào trong cơ thể đa bào chia làm nhiều loại và được tổ chức theo cấu trúc và chức năng của chúng. - Các tế bào được tổ chức thành các mô và cơ quan. Ví dụ, trong cơ thể người, các tế bào cơ bắp tổ chức thành mô cơ,... Từ đó, các mô hình thành cơ quan như tim, phổi, gan, và não. - Sự tổ chức này cho phép các tế bào và mô cùng hoạt động như một đơn vị để thực hiện các chức năng cần thiết cho sự sống. Chẳng hạn, các tế bào cơ bắp làm việc cùng nhau để tạo ra chuyển động và sự co cung, các tế bào thần kinh làm việc cùng nhau để truyền tín hiệu và điều chỉnh hoạt động của các phần khác của cơ thể. - Các tế bào trong cơ thể đa bào phụ thuộc vào nhau để tồn tại và hoạt động. Mất đi sự tổ chức và cấu trúc của cơ thể đa bào có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe và chức năng. Ví dụ, khi có sự cố trong sự phát triển và chuyển hóa tế bào, có thể dẫn đến các bệnh ung thư. Mất đi sự liên kết giữa các tế bào và mô cũng có thể làm giảm hiệu suất hoạt động của một cơ quan hoặc hệ thống cơ thể. |
0.75 điểm 0.75 điểm 0.75 điểm 0.75 điểm |
Câu 2 (3 điểm) |
- Cơ thể đơn bào: vi khuẩn, nấm men, nguyên sinh động vật, - Cơ thể đa bào: thực vật (như cây quất), động vật (như con thỏ), người,.... |
3 điểm |