Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 6 kết nối Bài 30: Nguyên sinh vật

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên 6 (Sinh học) kết nối tri thức Bài 30: Nguyên sinh vật. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 30. NGUYÊN SINH VẬT

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1.  Nội dung nào dưới đây là đúng khi nói về nguyên sinh vật?

  1. Nguyên sinh vật là nhóm sinh vật đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi.
  2. Nguyên sinh vật là nhóm động vật đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi.
  3. Hầu hết nguyên sinh vật là cơ thể đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi. Một số có cấu tạo đa bào, kích thước lớn, có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
  4. Hầu hết nguyên sinh vật là cơ thể đa bào, nhân thực, kích thước lớn, có thể nhìn thấy rất rõ bằng mắt thường.

Câu 2. Trùng kiết lị kí sinh ở đâu trên cơ thể người?

  1. Dạ dày.             
  2. Phổi.                 
  3. Ruột.                 
  4. Não.

Câu 3. Bệnh sốt rét lây truyền theo đường nào?

  1. Đường tiêu hóa.                    
  2. Đường hô hấp.
  3. Đường tiếp xúc.                    
  4. Đường máu.

Câu 4. Những triệu chứng nào sau đây là của bệnh kiết lị?

  1. Đau bụng, đi ngoài, mất nước, nôn ói.
  2. Da tái, đau họng, khó thở.           
  3. Sốt, rét run, đổ mồ hôi.                       
  4. Đau tức ngực, đau họng, đau cơ.

Câu 5. Trong tự nhiên, nguyên sinh vật có vai trò gì?

  1. Tảo quang hợp, cung cấp oxygen cho các động vật dưới nước.
  2. Là thức ăn cho các động vật lớn hơn.
  3. Một số sống cộng sinh tạo nên mối quan hệ cần thiết cho sự sống của các loài động vật khác.
  4. Tất cả các phưng án trên.

Câu 6. Bệnh kiết lị do tác nhân nào gây nên?

  1. Trùng Entamoeba.                
  2. Trùng Plasmodium.
  3. Trùng giày.
  4. Trùng roi.

Câu 7. Loài nguyên sinh vật nào có khả năng cung cấp oxygen cho các động vật dưới nước?

  1. Trùng roi.         
  2. Tảo.         
  3. Trùng giày.        
  4. Trùng biến hình.

Câu 8. Trùng kiết lị có khả năng nào sau đây?

  1. Mọc thêm roi.                         
  2. Hình thành bào xác.
  3. Xâm nhập qua da.                 
  4. Hình thành lông bơi.

Câu 9. Quan sát hình ảnh dưới kính hiển vi và nhận xét về đặc điểm của tảo lục?

  1. Có nhiều hình dạng, sống đơn độc, có thành tế bào.
  2. Hình thoi, có roi dài, sống dưới nước.
  3. Hình cầu, màu xanh lục, mang nhiều hạt lục lạp.
  4. Hình que, màu xanh lục, mang nhiều hạt lục lạp.

Câu 10. Biện pháp nào sau đây không giúp chúng ta tránh bị mắc bệnh sốt rét?

  1. Mắc màn khi đi ngủ.               
  2. Diệt muỗi, diệt bọ gậy.
  3. Phát quang bụi rậm.              
  4. Mặc đồ sáng màu để tránh bị muỗi đốt

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

C

C

D

A

D

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

A

B

B

C

D

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1.  Ý nào sau đây không phải là vai trò của nguyên sinh vật với con người?

  1. Cung cấp thực phẩm cho con người.
  2. Cộng sinh tạo mối quan hệ cần thiết cho sự sống của con người.
  3. Dùng làm nguyên liệu trong sản xuất chất dẻo.
  4. Chỉ thị độ sạch của nước.

Câu 2. Người ta quan sát hầu hết nguyên sinh vật bằng gì?

  1. Kính hiển vi.
  2. Kính lúp.
  3. Kính viễn vọng.
  4. Mắt thường.

Câu 3. Nguyên sinh vật di chuyển bằng:

  1. Roi.
  2. Chân giả.
  3. Tiêm mao (tơ).
  4. Tất cả các phương án trên.

Câu 4. Nguyên sinh vật có hình dạng gì?

  1. Hình cầu.
  2. Hình thoi.               
  3. Hình giày.         
  4. Tất cả các phương án trên.

Câu 5. Cấu tạo của nguyên sinh vật gồm:

  1. 1 – thành tế bào, 2 – chất tế bào, 3 – vùng nhân, 4 – lục lạp.
  2. 1 – màng tế bào, 2 – chất tế bào, 3 – nhân tế bào, 4 – lục lạp.
  3. 1 – màng tế bào, 2 – chất tế bào, 3 – vùng nhân, 4 – hạt dự trữ.
  4. 1 – màng tế bào, 2 – chất tế bào, 3 – vùng nhân, 4 – lục lạp.

Câu 6. Nguyên sinh vật dưới đây có tên là gì?

  1. Trùng roi.                 
  2. Tảo lục.
  3. Trùng biến hình.             
  4. Trùng giày.

Câu 7. Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về trùng biến hình?

  1. Sống trong tuyến nước bọt của muỗi Anopheles.
  2. Tế bào có lục lạp, chứa diệp lục.
  3. Hình dạng luôn thay đổi do hình thành chân giả để di chuyển bắt mồi.
  4. Di chuyển bằng roi bơi.

Câu 8. Động vật nguyên sinh vào dưới đây có lớp vỏ bằng đá vôi?

  1. Trùng lỗ.                 
  2. Trùng biến hình.
  3. Trùng kiết lị.             
  4. Trùng sốt rét.

Câu 9. Đâu không phải là triệu chứng của bệnh sốt rét?

  1. Đổ mồ hôi, nhức đầu, đau khắp cơ thể.
  2. Ho.
  3. Đi ngoài ra máu.
  4. Mất cảm giác ngon miệng, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy.

Câu 10. Tại sao trong bể cá thuỷ sinh, người ta thường cho thêm tảo lục?

  1. Tảo lục quang hợp tạo ra oxygen, làm tăng lượng oxygen hoà tan trong nước.
  2. Là nguồn thức ăn tự nhiên, giàu dinh dưỡng cho các động vật thuỷ sản.
  3. Tạo màu nước xanh lơ cho bể đẹp hơn.
  4. Tất cả các phương án trên.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

B

A

D

D

B

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

B

C

A

C

D

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 ( 6 điểm). Những vi khuẩn, trùng amip có hại là tác nhân hình thành bệnh kiết lỵ. Vậy chúng làm lây nhiễm bệnh qua những đường nào?

Câu 2 ( 4 điểm). Nêu một số ví dụ về lợi ích của rong biển với con người.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

-       Lây lan bằng đường phân (tiếp xúc với chất thải của người nhiễm bệnh), hoặc do tay chân bẩn không được vệ sinh sạch sẽ. Sau khi đại tiểu tiện, làm việc, tay cầm nắm vật dụng ngoài công cộng mà không rửa, cứ thế ăn uống sẽ là cách vi khuẩn có hại đi vào cơ thể phổ biến nhất.

-       Bị bệnh kiết lỵ có thể do thực phẩm, đồ ăn đưa vào cơ thể kém vệ sinh, không đảm bảo, sử dụng nguồn nước đã bị ô nhiễm sẵn trước đó. Việc không thực hiện đúng theo quy tắc “ăn chín, uống sôi” sẽ càng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.

-       Ruồi nhặng là môi trường trung gian làm lây truyền mầm bệnh. Khi chúng bâu vào thực phẩm chúng ta ăn thì cũng đồng nghĩa với việc gián tiếp đưa mầm bệnh vào cơ thể người.

-       Nguyên nhân kiết lỵ có thể do tiếp xúc với bệnh nhân bị kiết lỵ. Cũng có thể vi khuẩn, ký sinh trùng sẽ lây nhiễm khi bơi lội ở bể chung, hoặc đi tới những vùng ẩm ướt, thiếu vệ sinh.

1.5 điểm

1.5 điểm

1.5 điểm

1.5 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

Nhiều loại rong biển (tảo) được con người dùng làm thức ăn và dùng trong chế biến thực phẩm (Ví dụ: chất tạo thạch trong tảo được chiết xuất để sử dụng làm đông thực phẩm như thạch,...). Ngoài ra, chúng còn được dùng trong sản xuất chất dẻo, chất khử mùi, sơn, chất cách điện, cách nhiệt,...

4 điểm

ĐỀ 2

Câu 1 ( 6 điểm). Nêu vai trò của nguyên sinh vật trong tự nhiên và đối với con người.

Câu 2 ( 4 điểm). Em hãy nêu điểm giống và khác nhau về dinh dưỡng của trùng kiết lị và trùng sốt rét?                

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

-       Vai trò trong tự nhiên

+       Tảo có khả năng quang hợp nên chúng có vai trò quan trọng trong việc cung cấp oxygen cho các động vật dưới nước.

+       Không chỉ vậy, nguyên sinh vật còn là nguồn thức ăn cho các động vật lớn hơn.

+       Một số nguyên sinh vật sống cộng sinh tạo nên mối quan hệ cần thiết cho sự sống của các loài động vật khác.

-       Vai trò đối với con người

+       Một số tảo có giá trị dinh dưỡng cao nên được chế biến thành thực phẩm chức năng bổ sung dinh dưỡng cho con người như tảo xoắn Spirulina.

+       Nhiều loại rong biển (tảo) được con người dùng làm thức ăn và dùng trong chế biến thực phẩm.

+       Bên cạnh đó, một số nguyên sinh vật có vai trò quan trọng trong các hệ thống xử lí nước thải và chỉ thị độ sạch của môi trường nước.

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

-       Giống nhau: đều là sinh vật kí sinh trong cơ thể người, cùng sử dụng hồng cầu làm thức ăn, gây thiếu máu cho người bệnh

-       Khác nhau:

+       Trùng kiết lị: có kích thước lớn hơn hồng cầu, lấy thức ăn bằng cách nuốt hồng cầu

+       Trùng sốt rét: có kích thước nhỏ hơn hồng cầu, chui vào hồng cầu để kí sinh (kí sinh nội bào), ăn chất nguyên sinh của hồng cầu rồi phá vỡ hồng cầu

1.3 điểm

1.3 điểm

1.3 điểm

 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Đâu không phải là tác hại của nguyên sinh vật?

  1. Một số gây bệnh cho người và vật nuôi.             
  2. Tảo phát triển mạnh, có thể làm chết hàng loạt các động vật thuỷ sinh.
  3. Là nguồn thức ăn và nguyên liệu có giá trị đối với con người.                 
  4. Tất cả các phương án trên.

Câu 2. Đau bụng, tiêu chảy, phân có lẫn màu, có thể sốt là những dấu hiệu của bệnh gì?

  1. Bệnh kiết lị.
  2. Bệnh sốt rét.
  3. Bệnh cảm cúm.
  4. Bệnh thuỷ đậu.

Câu 3. Bệnh amip ăn não thường gây tử vong trong bao lâu?

  1. Sau khoảng 1 năm.
  2. Sau khoảng 3 tháng.
  3. Sau khoảng 1 tháng.
  4. Sau khoảng 1 tuần.

Câu 4. Đâu là vật truyền bệnh của bệnh sốt rét?

  1. Nguồn nước.                         
  2. Muỗi Anopheles.
  3. Gia súc, gia cầm.                 
  4. Vật nuôi.
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Người mắc bệnh sốt rét thường lên cơn sốt theo chu kì 24 hoặc 48 giờ, giải thích lý do.

Câu 2: Kể tên một số nguyên sinh vật có lợi và gây hại mà em biết.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

C

A

D

B

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

-       Người mắc bệnh sốt rét là do bị trùng sốt rét xâm nhập vào cơ thể, người bệnh lên cơn sốt khi trùng sốt rét sinh sản làm vỡ hồng cầu với số lượng lớn

-       Có hai loại trùng sốt rét có chu kì sinh sản khác nhau, trùng cách nhật có chu kì sinh sản là 48h, còn trùng nhiệt đới có chu kì sinh sản là 24h. Vì thế người bệnh có thể lên cơn sốt là 48h hoặc 24h là do bị trùng cách nhật hay trùng nhiệt đới xâm nhập.

1.5 điểm

1.5 điểm

Câu 2

(3 điểm)

-       Nguyên sinh vật có lợi: trùng đế giày, trùng biến hình (là thức ăn của các loài cá nhỏ và cá con, các loài thân mềm (trai, ốc,..), giáp xác (tôm, cua, nhện nước,…), ấu trùng sống trong ao nuôi cá)

-       Nguyên sinh vật gây hại: Candida albicans (nguyên nhân gây nhiễm nấm ở người), Naegleria fowleri (kí sinh trùng gây bệnh amip ăn não), Trypanosoma (gây bệnh ngủ),...

       1.5 điểm

       1.5 điểm

 

 

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Gọi tên là trùng biến hình vì:

  1. Nó có thể biến đổi hình dạng.
  2. Nó có hình giống chiếc giày.
  3. Nó có dạng hình thoi.
  4. Đó là tên khoa học.

Câu 2. Thế nào là nguyên sinh vật?

  1. Nguyên sinh vật là nhóm sinh vật có cơ thể đa bào, nhân thực, kích thước hiển vi
  2. Nguyên sinh vật là nhóm sinh vật có cơ thể đơn bào, nhân thực, kích thước hiển vi
  3. Nguyên sinh vật là nhóm sinh vật có cơ thể đa bào, kích thước hiển vi
  4. Nguyên sinh vật là nhóm sinh vật có cơ thể đơn bào, nhân thực, kích thước lớn

Câu 3.  Nội dung nào dưới đây là đúng khi nói về nguyên sinh vật?

  1. Nguyên sinh vật là nhóm sinh vật đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi.
  2. Nguyên sinh vật là nhóm động vật đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi.
  3. Hầu hết nguyên sinh vật là cơ thể đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi. Một số có cấu tạo đa bào, kích thước lớn, có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
  4. Hầu hết nguyên sinh vật là cơ thể đa bào, nhân thực, kích thước lớn, có thể nhìn thấy rất rõ bằng mắt thường.

Câu 4. Trùng kiết lị kí sinh ở đâu trên cơ thể người?

  1. Dạ dày.             
  2. Phổi.                 
  3. Ruột.                 
  4. Não.
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1. Tên gọi của trùng kiết lị và trùng sốt rét được đặt căn cứ vào đâu?

Câu 2. Hiện tượng “tảo nở hoa” là gì? Hiện tượng này gây ra tác hại gì?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

A

B

C

C

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

-       Trùng kiết lị và trùng sốt rét là 2 loài động vật nguyên sinh sống kí sinh gây bệnh cho người

-       Căn cứ vào tác hại mà chúng gây ra (tên bệnh) để đặt tên cho chúng

+       Trùng kiết lị gây bệnh kiết lị

+       Trùng sốt rét gây bệnh sốt rét

1 điểm

1 điểm

1 điểm

Câu 2

(3 điểm)

-       Trong môi trường nước thải giàu chất dinh dưỡng, tảo sinh trưởng rất nhanh tạo ra số lượng lớn cá thể làm biến đổi màu nước cả một vùng (nước chuyển thành màu xanh, đỏ hoặc vàng,... tuỳ từng loại tảo), được gọi là hiện tượng “tảo nở hoa”. Sự gia tăng đột biến số lượng tảo làm kìm hãm sự phát triển, thậm chí gây chết hàng loạt cá, tôm và các sinh vật thuỷ sinh khác do nhiều loại tảo tiết chất độc vào nước.

-       Ở biển, hiện tượng này còn gọi là “thuỷ triều đỏ”, có hậu quả nghiêm trọng hơn do gây chết các sinh vật biển và làm ô nhiễm môi trường trên phạm vi rộng. Nó không chỉ làm chết hàng loạt các sinh vật biển mà còn gây độc cho cả con người khi ăn phải các loại trai, sò,... nhiễm độc.

1.5 điểm

1.5 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay