Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 6 kết nối Bài 29: Virus

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên 6 (Sinh học) kết nối tri thức Bài 29: Virus. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 6 kết nối tri thức (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 29. VIRUS

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1.  Vật chất di truyền của một virus là?

  1. ARN và AND.
  2. ARN và gai glycoprotein.
  3. ADN hoặc gai glycoprotein.
  4. ADN hoặc ARN.

Câu 2. Quan sát hình dưới đây và xác định cấu tạo của virus bằng cách lựa chọn đáp án đúng.

  1. (1) Vỏ ngoài, (2) Vỏ protein, (3) Phần lõi.
  2. (1) Vỏ protein, (2) Vỏ ngoài, (3) Phần lõi.
  3. (1) Phần lõi, (2) Vỏ protein, (3) Vỏ ngoài.
  4. (1) Vỏ ngoài, (2) Phần lõi, (3) Vỏ protein.

Câu 3. Virus có các hình dạng chính nào sau đây?

  1. Dạng xoắn, dạng cầu, dạng que.
  2. Dạng xoắn, dạng khối, dạng hỗn hợp.
  3. Dạng khối, dạng que, dạng hỗn hợp.
  4. Dạng cầu, dạng xoắn, dạng que.

Câu 4. Hình dạng nào không đặc trưng ở virus?

  1. Dạng hình cầu.
  2. Dạng xoắn.
  3. Dạng hình khối.
  4. Dạng hỗn hợp.

Câu 5. Đâu là đặc điểm chính của virus?

  1. Kích thước siêu hiển vi, tồn tại như một dạng sống ngoài tế bào chủ và sống kí sinh nội bào bắt buộc.                 
  2. Kích thước siêu hiển vi, tồn tại như một dạng sống ngoài tế bào chủ và sống kí sinh ngoại bào bắt buộc.                 
  3. Kích thước siêu hiển vi, tồn tại như một dạng không sống ngoài tế bào chủ và sống kí sinh nội bào bắt buộc.                 
  4. Kích thước siêu hiển vi, tồn tại như một dạng không sống ngoài tế bào chủ và sống kí sinh ngoại bào bắt buộc.                 

Câu 6. Virus đầu tiên được phát hiện từ cây gì?

  1. Cây đậu.
  2. Cây xương rồng.
  3. Cây thuốc lá.
  4. Cây dâu tằm.

Câu 7. Virus gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho con người, nhóm các bệnh nào dưới đây do virus gây ra?

  1. Viêm gan B, AIDS, sởi.
  2. Tả, sởi, viêm gan A.
  3. Quai bị, lao phổi, viêm gan B.
  4. Viêm não Nhật Bản, thủy đậu, viêm da.

Câu 8. Tại sao bác sĩ đề nghị mọi người nên tiêm vaccine ngừa cúm mỗi năm?

  1. Virus nhân lên nhanh chóng theo thời gian.
  2. Virus cúm có nhiều chủng thay đổi theo các năm.
  3. Vaccine được cơ thể hấp thụ sau một năm.
  4. Vaccine càng ngày càng mạnh hơn theo thời gian.

Câu 9. Biện pháp nào hữu hiệu nhất để phòng bệnh do virus là?

  1. Có chế độ dinh dưỡng tốt, bảo vệ môi trường sinh thái cân bằng và trong sạch.
  2. Chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể trạng, tập thể dục, sinh hoạt điều độ.
  3. Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài.
  4. Sử dụng vaccine vào thời điểm phù hợp.

Câu 10. Vaccine được tạo ra từ chính những mầm bệnh (vi khuẩn hoặc virus) đã chết hoặc làm suy yếu, có tác dụng phòng ngừa nhiều bệnh lây nhiễm. Để đạt hiệu quả phòng bệnh cao, thời điểm tiêm vaccine thích hợp nhất là khi nào?

  1. Khi cơ thể có dấu hiệu bị bệnh.
  2. Khi cơ thể khỏe mạnh.
  3. Trước khi bị bệnh và cơ thể đang khỏe mạnh.
  4. Sau khi khỏi bệnh.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

D

D

B

A

C

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

C

A

B

D

C

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Đặc điểm nào dưới đây nói về virus là sai?

  1. Chỉ nhân lên khi sống ngoài môi trường.
  2. Không có cấu tạo tế bào.
  3. Cấu tạo đơn giản.
  4. Hầu hết quan sát dưới kính hiển vi điện tử.

Câu 2. Virus được cấu tạo từ bao nhiêu thành phần cơ bản?

  1. 5 thành phần.
  2. 4 thành phần.
  3. 3 thành phần.
  4. 2 thành phần.

Câu 3. Đâu là ứng dụng của virus trong đời sống và sản xuất?

  1. Sử dụng để sản xuất vaccine.
  2. Sản xuất các chế phẩm sinh học có giá trị như hormone, protein.               
  3. Sản xuất thuốc trừ sâu không gấy hại cho môi trường, con người và các sinh vật khác.         
  4. Tất cả các phương án trên.

Câu 4. Virus nào dưới đây kí sinh trên vi khuẩn?

  1. Virus cúm.
  2. Thực khuẩn thể.
  3. Virus viêm gan.
  4. Virus dại.

Câu 5. Bệnh do virus gây ra có thể lây nhiễm qua đường nào?

  1. Tiếp xúc trực tiếp: ho, hắt hơi,...
  2. Truyền từ mẹ sang con.
  3. Dùng chung kim tiêm hoặc truyền máu.
  4. Tất cả các phưng án trên.

Câu 6. Trong các bệnh sau đây, bệnh nào do virus gây nên?

  1. Bệnh kiết lị.                 
  2. Bệnh tả.
  3. Bệnh vàng da.             
  4. Bệnh dại.

Câu 7. Virus sống kí sinh nội bào bắt buộc vì chúng:

  1. Có kích thước hiển vi.
  2. Có cấu tạo tế bào nhân sơ.
  3. Chưa có cấu tạo tế

bào.

  1. Có hình dạng không cố định.

Câu 8. Hiện nay, trên thế giới đã phát hiện được khoảng:

  1. 3000 loại virus.
  2. 4000 loại virus.
  3. 5000 loại virus.
  4. 6000 loại virus.

Câu 9. Tại sao virus phải kí sinh bắt buộc?

  1. Vì virus có kích thước hiển vi.              
  2. Vì khi ra ngoài tế bào, virus sẽ trở thành vật không sống.              
  3. Vì virus có cấu tạo tế bào nhân sơ.           
  4. Vì khi ra ngoài tế bào, chất dinh dưỡng ít hơn

Câu 10. Đâu là dấu hiệu của bệnh thuỷ đậu?

  1. Nổi những nốt tròn nhỏ khắp người, sau 1-2 ngày sẽ phát triển thành những mụn nước, bóng nước.
  2. Sốt nhẹ, đàu đầu, đau cơ.
  3. Ngứa khắp người.
  4. Tất cả các phương án trên.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

A

D

D

B

D

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

D

C

A

B

D

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 ( 6 điểm). Nêu các ứng dụng của virus trong thực tiễn.

Câu 2 ( 4 điểm). Vì sao phải tiêm chủng nhiều lần (tiêm nhắc lại)?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

-       Trong sản xuất chế phẩm sinh học: sản xuất các chế phẩm sinh học như insuline (dùng để điều trị tiểu đường), inteferon (dùng để điều trị nhiễm virus và ung thư), và các loại vaccine.

-       Trong nông nghiệp: kiểm soát sâu bọ và côn trùng gây hại cho cây trồng. Các loại virus này có thể được áp dụng dưới dạng thuốc phun hoặc qua việc bổ sung virus vào hệ thống sinh thái cây trồng, giúp giảm thiểu việc sử dụng thuốc trừ sâu hóa học.

-       Trong nghiên cứu gen: Công nghệ virus vector được sử dụng để chuyển đổi gen trong nghiên cứu sinh học và y học. Các virus vector có khả năng đưa các đoạn gen mới vào trong tế bào, giúp nghiên cứu các quá trình gen học và có tiềm năng trong việc điều trị các bệnh di truyền.

-       Trong công nghệ mô phôi và trồng cây: Các virus có thể được sử dụng như một công cụ để truyền và chuyển đổi gen của các cây trồng, giúp tạo ra các cây trồng có tính chất đặc biệt như kháng bệnh, kháng sâu bọ hoặc năng suất cao hơn.

-       Trong xử lý nước và môi trường: Một số virus có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây hại cho nước và môi trường. Các virus này có thể được sử dụng trong công nghệ xử lý nước và các biện pháp xử lý môi trường khác.

1.2 điểm

1.2 điểm

1.2 điểm

1.2 điểm

1.2 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

-       Vì với một số loại vaccine (như vaccine bất hoạt) thì một liều không đủ tạo ra miễn dịch nên cần phải tiêm nhiều liều để kích thích cơ thể sản sinh miễn dịch nhiều hơn nhằm đạt hiệu quả miễn dịch bền vững. Ngoài ra, kháng thể bảo vệ có được sau khi tiêm đủ liều 1 loại vắc-xin có khả năng giảm dần theo thời gian, nếu không được tiêm chủng nhắc lại thì trẻ vẫn có thể mắc bệnh. Độ bền vững của kháng thể còn phụ thuộc vào bản chất của vắc-xin, công nghệ sản xuất và khả năng đáp ứng của cơ thể.

-       Tiêm nhắc lại để tạo miễn dịch tối đa cho cơ thể. Đặc biệt là cúm mùa vì virus cúm thường xuyên thay đổi tính kháng nguyên nên vắc-xin cúm hằng năm đều có sự thay đổi.

4 điểm

ĐỀ 2

Câu 1 ( 6 điểm). Nêu biện pháp phòng bệnh do virus gây ra.

Câu 2 ( 4 điểm). Dựa vào kiến thức đã học, em hãy chú thích các thành phần của virus trong hình sau:

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

-       Phương pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa các bệnh do virus là sử dụng vaccine.

-       Vaccine dùng để phòng tránh nhiều bệnh lây truyền. Vaccine được tạo ra từ chính những vi khuẩn, virus đã chết hoặc được làm suy yếu.

-       Đưa vaccine vào cơ thể giúp cơ thể “làm quen" trước với mầm bệnh (virus đã được làm yếu đi) và tìm ra được cách đối phó với chúng. Nhờ vậy, lần tới khi tiếp xúc với mầm bệnh, cơ thể chúng ta có thể tiêu diệt chúng một cách nhanh chóng.

-       Ngoài ra, việc ăn uống và sinh hoạt điều độ, vệ sinh sạch sẽ cũng giúp phòng bệnh do virus.

1.5 điểm

1.5 điểm

1.5 điểm

1.5 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

1. Vỏ ngoài                                       

2. Vỏ protein

3. Lõi (DNA hoặc RNA)                   

4. Gai glycoprotein

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Virus corona có hình gì?

  1. Hình que.                 
  2. Hình xoắn.
  3. Hình hỗn hợp.             
  4. Hình khối.

Câu 2. Virus nào sau đây có dạng xoắn?

  1. Virus cúm.
  2. Virus khảm thuốc lá.
  3. Virus viêm kết mạc.
  4. Virus phage.

Câu 3. Lớp vỏ ngoài của virus có tác dụng gì?

  1. Bảo vệ virus khỏi tác nhân bên ngoài.                 
  2. Giúp virus bám vào vật chủ dễ dàng.
  3. Tạo hình cho virus.             
  4. Tất cả các phương án trên.

Câu 4. Đại dịch Ebola xảy ra vào năm 2014 ở đâu?

  1. Tây Phi.
  2. Nam Phi.
  3. Ấn Độ.
  4. Tây Thái Bình Dương.
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Quan sát hình sau và sắp xếp tên virus vào nhóm hình dạng của chúng.

Câu 2: Tại sao virus phải sống kí sinh nội bào bắt buộc?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

D

B

D

A

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

-       Dạng xoắn: virus Ebola

-       Dạng khối: HIV, Hepatitis B, Adeno virus, Influenza, Papillioma virus, Rota virus, Herpes virus

-       Dạng hỗn hợp: Bacteriophage, Rabies virus

        1 điểm

1 điểm

1 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Vì virus chưa có cấu tạo tế bào nên không thể tổng hợp các chất hữu cơ cần thiết và tiến hành sinh sản nên cần kí sinh nội bào bắt buộc.

        3 điểm

 

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Ở thực vật, virus lây lan qua đường nào?

  1. Tiếp xúc với lá bị nhiễm virus.
  2. Lây qua rễ cây bên cạnh.
  3. Lây qua đường động vật trung gian.
  4. Tất cả các phương án trên.

Câu 2. Virus là gì

  1. Virus là dạng sống có kích thước vô cùng nhỏ bé, không có cấu tạo tế bào và chỉ nhân lên được trong tế bào của sinh vật sinh sống.
  2. Virus là dạng sống có kích thước nhỏ bé, có cấu tạo tế bào và chỉ nhân lên được trong tế bào của sinh vật sinh sống.
  3. Virus là dạng sống có kích thước vô cùng nhỏ bé, có cấu tạo tế bào và chỉ nhân lên được trong tế bào của sinh vật sinh sống.
  4. Virus là dạng sống có kích thước vô cùng nhỏ bé, có cấu tạo tế bào..

Câu 3. Đâu là virus dạng xoắn?

  1. Virus Ebola
  2. HIV
  3. Virus bại liệt
  4. Virus đậu mùa

Câu 4. HIV/AIDS là bệnh truyền nhiễm do virus HIV gây ra. Căn bệnh thế kỉ này có thể lây qua những con đường nào?

  1. Qua đường máu, quan hệ tình dục và truyền từ mẹ sang con 
  2. Quan hệ tình dục và truyền từ mẹ sang con 
  3. Qua đường máu
  4. Qua đường máu, quan hệ tình dục
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1. Virus có kích thước như thế nào? Lấy ví dụ so sánh kích thước vi khuẩn với virus.

Câu 2. Nói “virus là vật thể không sống” là đúng hay sai? Vì sao?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

D

A

A

A

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

-       Hầu hết virus đều có kích thước vô cùng nhỏ, chỉ quan sát được bằng kính hiển vi điện tử.

-       Ví dụ: Một vi khuẩn đường ruột có kích thước từ 2 đến 4 km, kích thước đó gấp ba lần loại virus lớn nhất và dài gấp 300 lần một virus cảm lạnh.

      1.5 điểm

1.5 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Nói “virus là vật thể không sống” là sai. Vì virus là thực thể nằm trong ranh giới của vật thể sống và vật thể không sống:

-       Virus không phải là vật thể sống vì virus không có cấu tạo tế bào; virus sống kí sinh bắt buộc, chỉ có thể nhân lên trong cơ thể sinh vật khác; không có đầy đủ các quá trình sống cơ bản của một cơ thể sống.

-       Virus không phải là vật thể không sống vì khi ở trong cơ thể vật chủ chúng sẽ có thể biểu hiện các quá trình sống cơ bản như nhân lên,…

        1 điểm

1 điểm

1 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay