Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 6 kết nối Bài 27: Vi khuẩn
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên 6 (Sinh học) kết nối tri thức Bài 27: Vi khuẩn. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 6 kết nối tri thức (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 27. VI KHUẨN
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Vi khuẩn là:
- Nhóm sinh vật có cấu tạo nhân sơ, kích thước hiển vi.
- Nhóm sinh vật có cấu tạo nhân thực, kích thước hiển vi.
- Nhóm sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, kích thước hiển vi.
- Nhóm sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, kích thước siêu hiển vi.
Câu 2. Dụng cụ nào được sử dụng để quan sát vi khuẩn.
- Kính lúp.
- Kính hiển vi.
- Kính soi nổi.
- Kính viễn vọng.
Câu 3. Bệnh nào sau đây không phải bệnh do vi khuẩn gây nên?
- Bệnh kiết lị.
- Bệnh tiêu chảy.
- Bệnh vàng da.
- Bệnh thủy đậu.
Câu 4. Ba loại hình dạng điển hình của vi khuẩn là?
- Hình cầu, hình khối, hình que.
- Hình lăng trụ, hình khối, hình xoắn.
- Hình que, hình xoắn, hình cầu.
- Hình khối, hình que, hình cầu.
Câu 5. Vi khuẩn được cấu tạo bởi các thành phần chính nào?
- Vùng nhân, tế bào chất, màng tế bào, thành tế bào.
- Nhân, màng tế bào, thành tế bào, roi, lông.
- Vùng nhân, tế bào chất, roi, lông, thành tế bào.
- Nhân, roi, tế bào chất, màng sinh chất, lông.
Câu 6. Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò của vi khuẩn.
- Nhiều vi khuẩn có ích được sử dụng trong nông nghiệp và công nghiệp chế biến.
- Vi khuẩn được sử dụng trong sản xuất vaccine và thuốc kháng sinh.
- Mọi vi khuẩn đều có lợi cho tự nhiên và đời sống con người.
- Vi khuẩn giúp phân hủy các chất hữu cơ thành các chất vô cơ để cây sử dụng.
Câu 7. Nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh cho người nhiễm vi khuẩn:
(1) Chỉ sử dụng kháng sinh khi thật sự bị bệnh nhiễm khuẩn.
(2) Cần lựa chọn đúng loại kháng sinh và có sự hiểu biết về thể trạng người bệnh.
(3) Dùng kháng sinh đúng liều, đúng cách.
(4) Dùng kháng sinh đủ thời gian.
(5) Dùng kháng sinh cho mọi trường hợp nhiễm khuẩn.
Lựa chọn đáp án đầy đủ nhất
- (1), (2), (3), (4), (5).
- (1), (2), (5).
- (2), (3), (4), (5).
- (1), (2), (3), (4).
Câu 8. Vì sao lại nói vi khuẩn là sinh vật có cấu tạo cơ thể đơn giản nhất trong thế giới sống?
- Vì cấu tạo vi khuẩn chỉ gồm 1 tế bào nhân sơ.
- Vì vi khuẩn có kích thước nhỏ nhất.
- Vì vi khuẩn có khối lượng nhó nhất.
- Vì vi khuẩn chưa có nhân hoàn chỉnh.
Câu 9. Bước nhuộm xanh methylene khi làm tiêu bản quan sát vi khuẩn trong nước dưa muối, cà muối có ý nghĩa gì?
- Làm tăng số lượng vi khuẩn trong nước dưa muối, cà muối.
- Phóng to các tế bào vi khuẩn để quan sát.
- Tiêu diệt các sinh vật khác trong nước dưa muối, cà muối.
- Vi khuẩn bắt màu thuốc nhuộm, dễ quan sát.
Câu 10. Theo em, khi làm sữa chua, cần phải ủ trong bao lâu để có được thành phẩm ngon, sánh mịn?
- 1 – 2 tiếng.
- 3 – 6 tiếng.
- 7 – 8 tiếng.
- Trên 10 tiếng.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Đáp án |
A |
B |
D |
C |
A |
Câu hỏi |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Đáp án |
C |
D |
A |
D |
C |
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Vai trò quan trọng nhất của vi khuẩn trong tự nhiên là gì?
- Phân giải xác sinh vật và chất thải động vật.
- Giúp ức chế vi khuẩn có hại, bảo vệ hệ tiêu hóa.
- Sử dụng trong chế biến thực phẩm như sữa chua, dưa muối.
- Sản xuất thuốc kháng sinh.
Câu 2. Nhận xét về đặc điểm phân bố của vi khuẩn dưới đây:
- Thành chuỗi.
- Riêng lẻ.
- Thành từng đám.
- Cả ba phương án trên đều sai.
Câu 3. Đâu là môi trường sống của vi khuẩn?
- Chỉ ở dưới nước.
- Chỉ ở trên cạn.
- Chỉ sống trong cơ thể sinh vật khác.
- Ở khắp mọi nơi.
Câu 4. Vi khuẩn có bao nhiêu dạng điển hình?
- 5 dạng.
- 4 dạng.
- 3 dạng.
- 2 dạng.
Câu 5. Vi khuẩn lam có hình gì?
- Hình que.
- Hình cầu.
- Hình xoắn.
- Hình dấu phẩy.
Câu 6. Nguyên nhân gây bệnh viêm da là?
- Vi khuẩn tả.
- Vi khuẩn tụ cầu vàng.
- Vi khuẩn lao.
- Vi khuẩn lactic.
Câu 7. Tụ cầu khuẩn gây bệnh trên da có đặc điểm gì?
- Hình cầu.
- Sống riêng lẻ hoặc từng đám.
- Có cấu tạo là sinh vật nhân sơ.
- Cả ba phương án trên đều đúng.
Câu 8. Đâu là chức năng của tế bào chất của vi khuẩn?
- Bảo vệ tế bào khỏi những tác nhân bên ngoài.
- Chứa vật chất di truyền, điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
- Chưa các bào quan, là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào.
- Tất cả các phương án trên.
Câu 9. Nước được sử dụng để làm sữa chua là:
- Nước sôi.
- Nước đun sôi để nguội đến khoảng 500C.
- Nước đun sôi để nguội.
- Nước lạnh.
Câu 10. Sữa chua được lên men từ vi khuẩn nào sau đây?
- Vi khuẩn lactic.
- Vi khuẩn E.coli.
- Vi khuẩn probiotic.
- Vi khuẩn acetic.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Đáp án |
A |
B |
D |
C |
B |
Câu hỏi |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Đáp án |
B |
D |
C |
B |
A |
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 ( 6 điểm). Nêu một số biện pháp phòng bệnh do vi khuẩn gây ra.
Câu 2 ( 4 điểm). Trong các bệnh sau, bệnh nào do vi khuẩn gây ra?
- Bệnh kiết lị 2. Bệnh vàng da
- Bệnh tiêu chảy 4. Bệnh thủy đậu
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) |
- Thực hiện vệ sinh môi trường, vệ sinh nguồn nước, vệ sinh chất thải, rác thải; vệ sinh nhà ăn, nhà bếp, cơ sở chế biến, cơ sở giết mổ, bảo quản thực phẩm; vệ sinh cá nhân đặc biệt là vệ sinh bàn tay. - Sử dụng hóa chất diệt khuẩn phù hợp, đúng lúc, đúng liều lượng và không được lạm dụng. Kết hợp các phương pháp diệt khuẩn vật lý, cơ học, sinh học. - Thực hiện “10 nguyên tắc vàng chế biến thực phẩm an toàn” hoặc áp dụng “5 chìa khóa an toàn thực phẩm” của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo. Thực hiện ăn chín, uống chín. - Thực hiện nguyên tắc điều trị, phát hiện sớm nguồn gốc lây nhiễm và căn nguyên vi khuẩn để có hướng xử trí đúng đắn với người bệnh, nguồn bệnh, yếu tố truyền nhiễm và người lành có nguy cơ mắc bệnh khi có ngộ độc xảy ra. - Tăng cường công tác thanh, kiểm tra an toàn thực phẩm suốt chuỗi cung cấp thực phẩm, cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống, cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố. - Dự phòng đặc hiệu với một số tác nhân vi khuẩn gây ra ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm có vaccine phòng bệnh khá hiệu quả như Vibrio cholerae hay Shigella. |
1 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm |
Câu 2 ( 4 điểm) |
Bệnh do vi khuẩn gây ra: 1, 2, 3 |
4 điểm |
ĐỀ 2
Câu 1 ( 6 điểm). Kể tên một số bệnh do vi khuẩn gây ra. Để điều trị bệnh đó, ta cần sử dụng thuốc gì?
Câu 2 ( 4 điểm). Nói “vi khuẩn có thể nhìn thấy bằng mắt thường” là đúng hay sai? Giải thích.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) |
- Vi khuẩn gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho con người, một số bệnh phổ biến như: lao, viêm phổi, uốn ván, giang mai, phong (hủi), tả,... - Vi khuẩn còn gây nhiều bệnh trên thực vật và động vật như: héo xanh cà chua, khoai tây thối nhũn bắp cải; bệnh tụ huyết trùng ở gia cầm, gia súc; bệnh đóng dấu ở lợn,... gây thiệt hại lớn về kinh tế. - Ngoài ra, vi khuẩn cũng là nguyên nhân khiến thức ăn, đồ uống,... bị hỏng. - Hiện nay, thuốc kháng sinh được dùng để điều trị các bệnh do vi khuẩn gây ra. Tuy nhiên, việc sử dụng tuỳ tiện thuốc kháng sinh không theo chỉ định của bác sĩ gây ra hiện tượng kháng thuốc dẫn đến khó khăn trong điều trị bệnh. |
1.5 điểm 1.5 điểm 1.5 điểm 1.5 điểm |
Câu 2 ( 4 điểm) |
Nói “vi khuẩn có thể nhìn thấy bằng mắt thường” là sai vì vi khuẩn có kích thước rất nhỏ, không thể nhìn thấy bằng mắt thường mà chỉ có thể quan sát dưới kính hiển vi. |
4 điểm |
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Đặc điểm nào dưới đây nói về vi khuẩn là đúng?
- Có cấu tạo tế bào nhân sơ.
- Có cấu tạo tế bào nhân thực.
- Kích thước có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
- Có hệ gen đầy đủ.
Câu 2. Giới Nguyên sinh không có đặc điểm nào dưới đây?
- Cơ thể đa bào.
- Cấu tạo tế bào nhân sơ.
- Sống tự dưỡng hoặc dị dưỡng.
- Môi trường sống đa dạng.
Câu 3. Đâu không phải là ứng dụng của vi khuẩn?
- Chế tạo mỹ phẩm, dược phẩm.
- Chế biến thực phẩm.
- Gây bệnh cho con người và động vật.
- Chế tạo phân bón.
Câu 4. Vi khuẩn nào giúp dưa muối lên men?
- Vi khuẩn E.coli.
- Vi khuẩn acetic.
- Vi khuẩn lactic.
- Vi khuẩn probiotic.
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: Nêu các biện pháp bảo quản thức ăn để tránh bị vi khuẩn xâm nhập làm hư hỏng.
Câu 2: Quá trình làm dưa muối hoặc sữa chua sử dụng vi khuẩn gì? Vi khuẩn đó hoạt động như thế nào?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
A |
A |
C |
D |
Tự luận:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) |
- Bảo quản trong tủ lạnh: Nhiệt độ thấp trong tủ lạnh sẽ giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây hư hỏng thực phẩm. - Muối chua: Độ pH thấp sẽ sẽ giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây hư hỏng thực phẩm. - Sấy khô: Biện pháp này giúp làm giảm lượng nước trong thực phẩm → hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây hư hỏng thực phẩm. |
1 điểm 1 điểm 1 điểm |
Câu 2 (3 điểm) |
Quá trình tạo ra dưa muối, sữa chua hay pho mát đều sử dụng vi khuẩn lên men lactic. Trong điều kiện không có oxygen, vi khuẩn này sẽ phân giải các chất trong nguyên liệu, sinh ra acid lactic tạo ra hương thơm và vị chua đặc trưng cho món ăn. |
3 điểm
|
ĐỀ 2
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về giới Thực vật?
- Di chuyển tự do trong nước.
- Thực hiện quang hợp, thải carbonic.
- Môi trường sống trên cạn.
- Cấu tạo đa bào, nhân thực.
Câu 2. Vi khuẩn là gì?
- Vi khuẩn là những sinh vật có kích thước lớn, chỉ có thể quan sát được bằng kính hiển vi.
- Vi khuẩn là những sinh vật có kích thước nhỏ, chỉ có thể quan sát được bằng kính hiển vi.
- Vi khuẩn là những sinh vật có kích thước nhỏ, không có thể quan sát được bằng kính hiển vi.
- Vi khuẩn là những sinh vật có kích thước nhỏ, chỉ có thể quan sát được bằng kính lúp.
Câu 3. Cấu trúc của vi khuẩn gồm thành phần chính nào?
- Vùng nhân, tế bào chất và màng tế bào, hầu hết có thành tế bào bao ngoài màng tế bào.
- Vùng nhân, tế bào chất
- Tế bào chất và màng tế bào, hầu hết có thành tế bào bao ngoài màng tế bào.
- Vùng nhân và màng tế bào, hầu hết có thành tế bào bao ngoài màng tế bào.
Câu 4. Vi khuẩn nào được ứng dụng trong quá trình sản xuất sữa chua?
- Vi khuẩn Lactobacillus, Acidophilus và Plantarum…
- Vi khuẩn Oenococcus oeni, Clostridium, Bacillus
- Vi khuẩn Lactobacillus bulgaricus, Streptococcus thermophilus
- Vi khuẩn Pediococcus halophilus…
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1. Nêu khái niệm và nơi sống của vi khuẩn.
Câu 2. Đồ ăn quá hạn sử dụng có dùng được tiếp hay không? Vì sao?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
D |
B |
A |
C |
Tự luận:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) |
Vi khuẩn là những sinh vật có kích thước nhỏ, chỉ có thể quan sát được bằng kính hiển vi. Chúng có mặt ở khắp mọi nơi: trong không khí, trong nước, trong đất, trong cơ thể chúng ta và cả các sinh vật sống khác. |
1.5 điểm 1.5 điểm |
Câu 2 (3 điểm) |
Không nên sử dụng đồ ăn quá hạn sử dụng. Vì dùng đồ ăn quá hạn sử dụng là đưa vi khuẩn gây hại và các chất độc hại (các chất trong thức ăn bị vi khuẩn biến đổi có thể tạo thành các chất độc hại) vào cơ thể. Điều này khiến cho cơ thể có thể bị ngộ độc thực phẩm, thậm chí gây nên những bệnh nguy hiểm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người |
3 điểm |