Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 6 kết nối Bài 32: Nấm

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên 6 (Sinh học) kết nối tri thức Bài 32: Nấm. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 32. NẤM

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1.  Khẳng định nào sau đây là đúng?

  1. Nấm là sinh vật đơn bào hoặc đa bào nhân thực.
  2. Nấm hương, nấm mốc là đại diện thuộc nhóm nấm túi.
  3. Chỉ có thể quan sát nấm dưới kính hiển v.
  4. Tất cả các loài nấm đều có lợi cho con người.

Câu 2. Bào tử đảm là cơ quan sinh sản của loại nấm nào sau đây?

  1. Nấm hương.               
  2. Nấm bụng dê.
  3. Nấm mốc.                  
  4. Nấm men.

Câu 3. Loại nấm nào dưới đây là nấm đơn bào?

  1. Nấm hương.                
  2. Nấm mỡ.           
  3. Nấm men.                   
  4. Nấm linh chi.

Câu 4. Đặc điểm của người bị bệnh hắc lào là?

  1. Xuất hiện những vùng da phát ban đỏ, gây ngứa.
  2. Xuất hiện các mụn nước nhỏ li ti, ngây ngứa.
  3. Xuất hiện vùng da có dạng tròn, đóng vảy, có thể sưng đỏ và gây ngứa.
  4. Xuất hiện những bọng nước lớn, không ngứa, không đau nhức.

Câu 5. Trong tự nhiên, nấm có vai trò gì?

  1. Lên men bánh, bia, rượu…
  2. Cung cấp thức ăn.
  3. Dùng làm thuốc.
  4. Tham gia phân hủy chất thải động vật và xác sinh vật.

Câu 6. Trong số các tác hại sau, tác hại nào không phải do nấm gây ra?

  1. Gây bệnh nấm da ở động vật.
  2. Làm hư hỏng thực phẩm, đồ dùng.
  3. Gây bệnh viêm gan B ở người.
  4. Gây ngộ độc thực phẩm ở người.

Câu 7. Thuốc kháng sinh penicillin được sản xuất từ?

  1. Nấm men.                             
  2. Nấm mốc.
  3. Nấm mộc nhĩ.                       
  4. Nấm độc đỏ.

Câu 8. Khẳng định nào dưới đây là đúng khi nói về cấu tạo của nấm?

  1. Sợi nấm là cơ quan sinh dưỡng.                             
  2. Sợi nấm là cơ quan sinh sản.
  3. Mũ nấm là cơ quan sinh dưỡng.                   
  4. Mũ nấm vừa là cơ quan sinh sản, vừa là cơ quan sinh dưỡng.

Câu 9. Nấm độc khác với nấm thường ở điểm nào?

  1. Hình thức sinh sản.
  2. Cấu tạo tế bào.
  3. Có thêm một lớp bao quanh thân nấm ở dưới phiến mũ nấm, gọi là vòng cuống nấm và bao gốc nấm.
  4. Môi trường sống.

Câu 10. Trong các loại nấm sau, loại nào là nấm đơn bào?

  1. Nấm kim châm.               
  2. Nấm tai mèo.
  3. Nấm mộc nhĩ.              
  4. Nấm nhầy.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

A

A

C

C

D

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

C

B

A

C

D

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1.  Đâu là đặc điểm của nấm?

  1. Sinh vật nhân thực, đơn bào hoặc đa bào, tự dưỡng.
  2. Sinh vật nhân thực, đơn bào hoặc đa bào, dị dưỡng
  3. Sinh vật nhân sơ, đơn bào hoặc đa bào, tự dưỡng.
  4. Sinh vật nhân sơ, đơn bào hoặc đa bào, dị dưỡng.

Câu 2. Nấm đảm là nấm:

  1. Sinh sản bằng bào tử mọc trên đảm.
  2. Sinh sản bằng bào tử nằm trong túi.
  3. Là những loài nấm mốc sinh trưởng nhanh, gây ôi thiu thức ăn.
  4. Cả ba phương án trên đều sai.

Câu 3. Nấm túi là nấm:

  1. Sinh sản bằng bào tử mọc trên đảm.
  2. Sinh sản bằng bào tử nằm trong túi.
  3. Là những loài nấm mốc sinh trưởng nhanh, gây ôi thiu thức ăn.
  4. Cả ba phương án trên đều sai.

Câu 4. Các loài nấm độc thường có đặc trưng nào sau đây?

  1. Tảo ra mùi thơm.
  2. Thường sống quanh các gốc cây.
  3. Có kích thước lớn.
  4. Có màu sắc sặc sỡ.

Câu 5. Nguyên sinh vật có hình dạng gì?

  1. Hình cầu.
  2. Hình thoi.               
  3. Hình giày.         
  4. Tất cả các phương án trên.

Câu 6. Loại nấm nào sau đây được dùng làm thuốc?

  1. Nấm đùi gà.                
  2. Nấm kim châm.
  3. Nấm thông.                 
  4. Đông trùng hạ thảo.

Câu 7. Địa y được hình thành như thế nào?

  1. Do sự cộng sinh giữa nấm và công trùng.
  2. Do sự cộng sinh giữa nấm và một số loài tảo.
  3. Do sự cộng sinh giữa nấm và vi khuẩn.
  4. Do sự cộng sinh giữa nấm và thực vật.

Câu 8. Đâu không phải môi trường sống của nấm mộc nhĩ?

  1. Quần áo, đồ dùng, cơ thể sinh vật khác,...                 
  2. Thân cây gỗ mục.
  3. Trong rừng, những môi trường ẩm.             
  4. Rơm rạ.

Câu 9. Nấm nào sau đây thuộc loại nấm túi?

  1. Nấm đùi gà.                
  2. Nấm kim châm.
  3. Nấm thông.                 
  4. Nấm bụng dê.

Câu 10. Tại sao nấm không phải là một loại thực vật?

  1. Không có dạng thân, lá.
  2. Có dạng sợi.
  3. Sinh sản chủ yếu bằng bào tử.
  4. Không có diệp lục nên không thể quang hợp để tự tổng hợp chất hữu cơ.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

B

A

B

D

D

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

D

B

A

D

D

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 ( 6 điểm). Kể tên một số bệnh do nấm gây ra; Kể tên một số loại nấm túi, nấm đảm, nấm tiếp hợp; Nấm độc thường có đặc điểm gì?

Câu 2 ( 4 điểm). Người ta thường sử dụng loại nấm nào khi làm bia? Chúng có đặc điểm gì?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Để phòng bệnh nấm da cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Không dùng chung đồ dùng cá nhân như quần áo, khăn mặt,... với người đang bị bệnh nấm da. Khi bị nấm da cần đến cơ sở y tế để khám và điều trị bệnh.

-       Nấm túi: nấm mốc đen bánh mì, nấm men rượu,...

-       Nấm đảm: nấm rơm, nấm hương, nấm sò, nấm linh chi,...

-       Nấm tiếp hợp: nấm mốc,...

Các loại nấm màu sắc sặc sỡ, có mùi hấp dẫn, vết cắt có rỉ chất trắng như sữa và nấm mọc hoang dại thường là nấm có độc.

1.2 điểm

1.2 điểm

1.2 điểm

1.2 điểm

1.2 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

Người ta thường sử dụng loại nấm men khi làm bia. Nấm men dùng trong sản xuất bia thường là các chủng thuộc giống Saccharomyces, chúng có khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng trong môi trường nước mạch nha như các loại đường hoà tan, các hợp chất nitơ vitamin và các nguyên tố vi lượng…qua màng tế bào. Sau khi hấp thụ được các chất dinh dưỡng thì hàng loạt những phản ứng sinh hóa xảy ra mà đặc trưng chính là quá trình trao đổi chất để chuyển hoá các chất này thành những dạng cần thiết cho quá trình phát triển và lên men của nấm men được tiến hành.

4 điểm

ĐỀ 2

Câu 1 ( 6 điểm). Dựa vào tiêu chí nào đề chia nấm thành các nhóm khác nhau?

Câu 2 ( 4 điểm). Nêu vai trò của nấm.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Dựa vào cấu trúc của cơ quan tạo bào tử, nấm được chia thành một số nhóm, đại diện như:

-       Nấm túi: sinh sản bằng bào tử túi, ví dụ: nấm mốc đen bánh mì, nấm men rượu,...

-       Nấm đảm: sinh sản bằng bào tử đảm, ví dụ: nấm rơm, nấm hương, nấm sò, nấm linh chi,...

-       Nấm tiếp hợp: bao gồm các loài nấm mốc sinh trưởng nhanh gây ra sự ôi thiu của thức ăn như bánh mì, đào, dâu, khoai lang,... trong quá trình cất trữ..

2 điểm

2 điểm

2 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

-       Trong tự nhiên, nấm tham gia vào quá trình phân huỷ chất thải và xác động vật, thực vật thành các chất đơn giản cung cấp cho cây xanh và làm sạch môi trường.

-       Nhiều loại nấm được sử dụng trực tiếp làm thức ăn.

-       Trong công nghiệp chế biến thực phẩm, nấm men được sử dụng trong sản xuất bánh mì, bia, rượu,...; nấm mốc được sử dụng trong sản xuất tương,...

1.3 điểm

1.3 điểm

1.3 điểm

 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Cấu tạo của nấm hương bao gồm:

  1. Mũ nấm, vòng cuống nấm, sợi nấm.
  2. Mũ nấm, phiến nấm, cuống nấm, sợi nấm.
  3. Mũ nấm, phiến nấm, bao gốc nấm.
  4. Mũ nấm, vòng cuống nấm, bao gốc nấm.

Câu 2. Loại nấm nào không thể quan sát bằng mắt thường?

  1. Nấm hương.             
  2. Nấm sò.                 
  3. Nấm men.                 
  4. Nấm bụng dê.

Câu 3. Đặc điểm để phân biệt nấm đơn bào và nấm đa bào là:

  1. Dựa vào cơ quan sinh sản của nấm.
  2. Dựa vào đặc điểm bên ngoài.
  3. Dựa vào số lượng tế bào cấu tạo nên.
  4. Dựa vào môi trường sống.

Câu 4. Đặc điểm để phân biệt nấm đảm và nấm túi là:

  1. Dựa vào cơ quan sinh sản của nấm.
  2. Dựa vào đặc điểm bên ngoài.
  3. Dựa vào số lượng tế bào cấu tạo nên.
  4. Dựa vào môi trường sống.
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Em biết gì về nấm?

Câu 2: Sự đa dạng của nấm được thể hiện như thế nào?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

B

C

C

A

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Nấm là sinh vật nhân thực, thành tế bảo cấu tạo bằng chất kitin. Nấm là sinh vật dị dưỡng, lấy thức ăn là các chất hữu cơ

3 điểm

Câu 2

(3 điểm)

-       Môi trường sống của nấm rất đa dạng. Chúng có thể sống cộng sinh hoặc kí sinh trên cơ thể thực vật, động vật, con người hoặc sống trên đất ẩm, rơm rạ, thân cây gỗ mục,...

-       Nấm rất đa dạng về hình thái, được phân loại thành nhiều nhóm như nấm túi, nấm đảm và nấm tiếp hợp.

       1.5 điểm

       1.5 điểm

 

 

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Đâu là môi trường sống của nấm?

  1. Nơi ẩm ướt như đất, rơm rạ, thức ăn, hoa quả.
  2. Chỉ sống trên đất.
  3. Chỉ sống trong đất.
  4. Chỉ sống dưới nước.

Câu 2. Dựa vào đặc điểm cấu tạo, người ta chia nấm thành mấy nhóm?

  1. 2 nhóm.             
  2. 3 nhóm.                 
  3. 4 nhóm.                 
  4. 5 nhóm.

Câu 3. Đặc điểm để phân biệt nấm độc và nấm không độc là:

  1. Dựa vào cơ quan sinh sản của nấm.
  2. Dựa vào đặc điểm bên ngoài.
  3. Dựa vào số lượng tế bào cấu tạo nên.
  4. Dựa vào môi trường sống.

Câu 4. Người ta quan sát được một loại nấm gây ra sự ôi thiu ở thức ăn. Đó là loại nấm gì?

  1. Nấm mốc.
  2. Nấm men.
  3. Nấm tai mèo.
  4. Nấm sò.
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1. Nấm có cấu tạo như thế nào?  

Câu 2. Nấm thường phát triển mạnh trong điều kiện nào?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

A

A

B

A

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Nấm có dạng cơ thể đơn bào và đa bào. Nấm đa bào có các sợi nấm phân nhánh tạo ra hình dạng của nấm. Một số nấm lớn có cơ quan sinh sản là thể quả (gọi là mũ nấm).

3 điểm

Câu 2

(3 điểm)

-       Nhiệt độ: đa số nấm phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ cao, nhiệt độ tối ưu trong nuôi cấy nấm là 25 - 350C

-       Độ ẩm: Nấm phát triển mạnh khi điều kiện độ ẩm  không khí cao, hầu hết các nấm sợi không phát triển khi độ ẩm không khí dưới 70%, ngược lại nấm phát triển mạnh khi độ ẩm không khí trên 70%.

-       pH: Nấm có thể phát triển trong dải pH rộng (1- 9) nhưng nấm ưa axit. Ở môi trường trung tính hoặc kiềm nhẹ vi khuẩn phát triển mạnh hơn nấm, ở pH axit nấm cạnh tranh có hiệu quả với vi khuẩn, ở pH 4 - 6 nấm có thể loại trừ hẳn vi khuẩn ra khỏi môi trường nuôi cấy.

1 điểm

1 điểm

1 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay